Bác Hồ và những mùa xuân xa xứ

    NHẬT MINH

            Trong 79 mùa xuân của Bác có 30 mùa xuân tha hương, cộng thêm hai mùa xuân vừa tha hương vừa nằm trong ngục Tưởng Giới Thạch. Dù phải trải qua biết bao gian khổ nhưng với niềm tin tưởng và tinh thần lạc quan cách mạng, Người đã có những mùa xuân tươi đẹp nhất.

Ngày 5/6/1911, Bác Hồ rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Lần đầu tiên, Bác Hồ ăn Tết xa quê hương là tại nước Mỹ. Đó là mùa xuân năm Nhâm Tý khi Bác Hồ đang ở Niu-Oóc. Trên đất khách quê người, mùa xuân vất vả năm ấy, Bác Hồ vẫn dành thời gian rảnh rỗi để học tập, đi xe điện ngầm tới thăm “khu Hác-lem” của người da đen và nhiều khu vực khác ở Niu-Oóc.

Năm 1914, Bác Hồ đón giao thừa ở Luân Đôn, thủ đô nước Anh. Tháng giêng năm Giáp Dần ấy, Bác đến làm thuê ở khách sạn Draytơn Coốc, rồi sau đó là Cáclơtơn… Năm 1918, Bác Hồ đón Tết Mậu Ngọ tại Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Khoảng rằm tháng giêng năm Tân Dậu (1921), lúc này Bác đã mang tên là Nguyễn Ái Quốc, được Bộ trưởng thuộc địa Pháp An-be Xa-rô gọi đến đe dọa. Đây là mùa Xuân thứ 10, Bác Hồ xa quê hương.

Ngày 1/2/1922, tức ngày mồng 5 Tết, ngày kỷ niệm nghĩa quân Tây Sơn đại thắng quân Thanh, Bác Hồ đã hoàn thành việc chuẩn bị cho ra đời tờ báo Le Paria và khai bút viết bài kêu gọi mua báo Le Paria “tờ báo vì lợi ích của công lý và tiến bộ…”

Mùa xuân năm Quý Hợi (1923), Bác Hồ cùng đồng bào người Việt sống ở Pa-ri đón mừng năm mới. Năm Quý Hợi đó, theo dương lịch, ngày mồng một Tết là ngày thứ sáu (ngày 16/2). Đa số Việt kiều là dân thợ thuyền làm nghề bồi bếp và phục vụ, hoặc nghề tự do, chỉ có một số ít là công chức hoặc sinh viên. Để khỏi ảnh hưởng đến công việc làm ăn, bữa tiệc đón mừng năm mới được chuyển sang tối mồng hai Tết, tức tối thứ bảy ngày 17/2/1923.

Mùa xuân năm Giáp Tý (1924), Bác Hồ bí mật sang Nga, ở trong khách sạn Lux, số 10 phố Tvecskaia, Mát-xcơ-va, những mong gặp Lê-nin thì Lê-nin đã qua đời. Tết năm ấy, dưới trời tuyết lạnh, Bác Hồ tay chân lạnh cóng, áo không đủ ấm, xúc động, lặng lẽ tiễn biệt Lê-nin. Đây là mùa xuân đầu tiên Bác Hồ ở Liên Xô.

Xuân Ất Sửu (1925), Bác Hồ với tên mới là Vương, là Lý Thụy… đã đón giao thừa ở Quảng Châu, Trung Quốc, mở lớp huấn luyện chính trị cho các thanh niên yêu nước Việt Nam “gieo mầm cách mạng cho Tổ quốc Việt Nam”.

Ngày mồng một Tết Bính Dần (1926), Bác Hồ khai bút viết thư gửi đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, đề nghị gửi tài liệu để phục vụ tập san “Nông dân” sắp ra mắt. Mồng hai Tết năm ấy, Đoàn chủ tịch Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Quốc dân Đảng Trung Quốc đã mời một nhà cách mạng Việt Nam tên là Vương Đạt Nhân đến phát biểu ý kiến. Vương Đạt Nhân đã tố cáo thực dân Pháp đàn áp nhân dân Việt Nam, phá hoại cách mạng Trung Quốc… và kêu gọi: “Cùng nhau liên hiệp lại, không phân biệt nước nào, dân tộc nào… Tất cả hãy đứng lên chống kẻ thù chung…” Vương Đạt Nhân ấy chính là Nguyễn Ái Quốc, là Bác Hồ của chúng ta.

Mùa xuân năm 1927, Bác Hồ chủ trương ra tờ báo “Lính cách mệnh” nhằm mục đích tuyên truyền giác ngộ binh lính Việt Nam, xuất bản tại Quảng Châu. Sau đó ba tháng, Bác Hồ rời Trung Quốc trở lại Liên Xô. Tết năm 1928, Bác Hồ ăn Tết với những bát cháo và bánh mì rẻ tiền tại một cửa hàng ăn của công nhân Béc-lin.

Từ năm 1934 đến năm 1938, năm mùa Xuân trên đất Liên Xô, Bác Hồ chỉ học, đọc sách, dịch tài liệu cho Phòng Đông Dương của Viện Các vấn đề dân tộc thuộc địa. Tháng 10/1938, Bác Hồ từ Liên Xô trở lại Trung Quốc. Giữa năm 1940, xe tăng của phát xít Đức tràn vào Pa-ri và ngày 20/6/1940, nước Pháp đầu hàng.

Sau 30 năm đi tìm đường cứu nước, qua nhiều quốc gia ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, Bác Hồ về đến Tổ quốc vào mùa Xuân Tân Tỵ ngày 8/2/1941 để trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

14 comments on “Bác Hồ và những mùa xuân xa xứ

  1. Sau 30 năm bôn ba nước ngoài nhọc nhằn khổ sở, khó khăn tìm ra con đường đưa đất nước ta thoát khỏi ác thống trị. Đó là những năm tháng xa nhà, xa quê hương

  2. Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam
    Vì dân tộc Bác đã bôn ba nước ngoài, không quản ngại khó khăn, vất vả
    Ơn người,

  3. tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh luân được các thế loi theo, 30 năm ra nước ngoài tìm đường, ánh sáng cho dân tộc Việt Nam,Bác Hồ kính yêu, Việt Nam muôn năm

    • Hướng đi của nước ta là con đường đúng đắn chúng ta chỉ cần tiếp tục tiến bước, vượt qua mọi khó khăn là có thể thấy được tương lai tươi sáng. Chứ giờ mà nhìn mấy nước kinh tế phát triển như Mỹ với mấy nước đông âu mà bắt trước theo họ thì chỉ có mà vùi dập đất nước chứ phát triển cái lỗi gì.

  4. Đã 45 mùa xuân Bác Hồ đi xa, nhưng tư tưởng của Người vẫn soi đường, dẫn dắt chúng ta vững bước đi lên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi mùa xuân về, đất nước ta lại nở hoa thắng lợi; nhân dân ta lại đạt được những thành tựu mới trong sự nghiệp giữ nước và kiến quốc. Những thắng lợi ấy bắt nguồn và được soi sáng bởi tư tưởng cách mạng, nhân văn Hồ Chí Minh. Chúng ta đang bước vào mùa xuân thứ 28 của Công cuộc đổi mới theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; tư tưởng Hồ Chí Minh lại càng tỏa sáng, dẫn đường đưa chúng ta đến đỉnh cao mới trong sự nghiệp giải phóng con người.

  5. Người luôn cho rằng: “… nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Bác căn dặn cán bộ từ cấp trên đến cấp cơ sở phải thường xuyên hết sức quan tâm đến điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần của nhân dân, phải chăm nom đến chỗ ăn, chỗ ở và chỗ làm việc của người lao động. Bác nhiều lần nhấn mạnh rằng, xây dựng xã hội mới là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Vì thế, tất cả đường lối, chính sách của Đảng đều phải nhằm làm cho mọi người thỏa mãn nhu cầu đó. Bác nói: “Nước ta là nước dân chủ.

  6. Một mùa xuân nữa lại đang về trên đất nước ta và cả nước đang tưng bừng hứng khởi để đón một mùa xuân cũng như sẽ tiếp tục cho những dự định mới đang đón chờ ở phía trước. Nhưng để có một mùa xuân hòa bình ổn định như ngày hôm nay chúng ta không thể nào quên được những sự hi sinh của cha ông ta của Bác Hồ vĩ đại với những mùa xuân xa xứ để tìm ra con đường giải phóng đất nước. Thật sự tuy người ra đi những người sẽ mãi là mùa xuân của dân tộc của đất nước của nhân dân ta.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s