LĂNG KÍNH VẠN HOA VỀ VIỆT NAM

Mây Mây

Hiện nay, để làm mất đi cái nhìn khách quan của nhân dân thế giới về Việt Nam, một số nhà xuất bản của nước ngoài đã cho ra đời những cuốn sáng với nội dung xuyên tạc, bôi nhọ Việt Nam, với ý đồ làm mất đi hình ảnh tươi đẹp của Việt Nam trong mắt nhân dân Thế giới, chúng làm cho nhân dân Thế giới hiểu sai về Việt Nam, từ đó kích động chống lại Việt Nam, chống lại chế độ chủ nghĩa xã hội của ta. Mặt khác, chúng muốn nhân dân trên Thế giới mà đặc biệt là những người Việt Nam ở nước ngoài không dám tới, không dám trở về Việt Nam, chúng khiến cho trong tiềm thức của nhân dân Thế giới thì Việt Nam là một nước “mà chỉ nghĩ tới thôi đã thấy sợ rồi”. Tuy nhiên, vẫn có những con người đã “mạo hiểm” một lần thử tới Việt Nam và họ đã thấy được sự thật, từ đó họ viết những cuốn sachs mang đúng sự thật đến với tất cả mọi người trên Thế giới về Việt Nam, mà ngoại giao kỳ cựu Ma-ri-ô Xi-ca (Mario Sica) là một ví dụ. Mong muốn có được một món quà ý nghĩa làm quà tặng đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – I-ta-li-a (1973-2013) đã thúc đẩy nhà ngoại giao kỳ cựu Ma-ri-ô Xi-ca (Mario Sica) viết nên cuốn sách “Những lữ khách Ý trong hành trình khám phá Việt Nam”.

 

Cuốn sách là một tuyển chọn những ghi chép, bút ký của các lữ khách người I-ta-li-a đã từng đặt chân đến Việt Nam từ thời kỳ xa xưa: Từ thời nhà thám hiểm Mác-cô Pô-lô (Marco Polo) đến những nhà truyền giáo, nhà tự nhiên học, địa lý học, nhà văn, nhà ngoại giao người I-ta-li-a đặt chân tới Việt Nam sau này. Với những câu chuyện kể thú vị, cuốn sách là một lăng kính vạn hoa cung cấp những cái nhìn độc đáo và thú vị về Việt Nam.

                                                                  
                                                                                                                   Việt Nam tươi đẹp
Ông Ma-ri-ô Xi-ca cho biết, khi bắt tay vào làm cuốn sách này, ban đầu ông chọn tổng cộng 28 người từng đặt chân đến Việt Nam, sau đó chọn ra 17 người, những người được cho là quan trọng nhất và có nhận xét hấp dẫn nhất. “Việc lấy thông tin và tìm hiểu thông tin không hề dễ dàng bởi trong các tài liệu cũ, tên Việt Nam không xuất hiện. Tên Việt Nam chỉ bắt đầu xuất hiện ở châu Âu từ năm 1949, còn trước đấy người ta hay nói đến Đông Dương hoặc Đông Nam Á. Vì thế tôi phải lọc ra đâu là vùng đất thuộc địa phận của Việt Nam bây giờ mà các lữ khách I-ta-li-a đã đặt chân đến. Mác-cô Pô-lô, người lữ khách đầu tiên xuất hiện trong cuốn sách, là một ví dụ. Với những trải nghiệm của mình, nhà thám hiểm Mác-cô Pô-lô đã phác họa những đường nét tiêu biểu của người Việt cổ và kể lại những câu chuyện thần thoại về nguồn gốc hay tín ngưỡng thờ cúng của họ. Hay câu chuyện của Phran-xe-xcô Vin-xen-ti Ma-rê-ri (Francesco Vincenti Mareri), Trưởng lãnh sự ở Sài Gòn năm 1945, từng viết rằng: “Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh có uy tín, danh tiếng và được xem là người cha của dân tộc Việt Nam”.
Tuy nhiên, những câu chuyện thú vị về Việt Nam được dừng lại ở giai đoạn 1949-1950. Theo tác giả, giai đoạn này được lựa chọn làm mốc lịch sử bởi vì trong khoảng thời gian này, cùng với “Giải pháp Bảo Đại” và Hiệp ước Elysée ký kết ngày 8-3-1949 (dẫn tới việc cái tên Việt Nam, vốn trước đó bị thay bằng những cái tên do Pháp đặt ra là Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ, đã xuất hiện trở lại trong từ điển phương Tây), lịch sử Việt Nam đã chuyển sang một bước ngoặt mới. Ông Ma-ri-ô Xi-ca cho rằng, trong bối cảnh đó, bất kỳ bằng chứng nào của I-ta-li-a cũng có thể làm mất đi tính đặc trưng của Việt Nam.
“Có bột mới gột lên hồ”, để viết cuốn sách này, ông Ma-ri-ô Xi-ca đã phải lục tìm tư liệu ở Thư viện quốc gia ở Rô-ma, Kho lưu trữ của Bộ Ngoại giao cũng như báo cáo, ghi chép của các nhà truyền giáo… Ông cho biết, không có quá nhiều khó khăn để tiếp xúc với những tài liệu trên nhưng khó khăn lớn nhất chính là việc hiểu rõ ngôn từ sử dụng bởi một số lữ khách ở thế kỷ 16 sử dụng từ cổ hoặc khái niệm phức tạp. “Để thuận lợi cho người dịch, tôi đã phải làm một bản chú thích khá dài”, ông Ma-ri-ô cho hay.
Nếu so về số lượng ghi chép chứng thực, I-ta-li-a không sánh được với Pháp, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, song ông Ma-ri-ô vẫn tự hào bởi “nhờ có Mác-cô Pô-lô, I-ta-li-a có thể tự hào là quốc gia châu Âu đi tiên phong trong việc miêu tả lại những vùng đất đai thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay”. “Một điểm khác biệt của cuốn sách chính là sự tương đồng về địa lý giữa I-ta-li-a và Việt Nam. Hai nước có diện tích, dân số tương đương nhau, đều trải dài về mặt địa lý, chia thành ba miền Bắc-Trung-Nam. Với những điểm tương đồng như vậy, các lữ khách I-ta-li-a sẽ dễ dàng hòa đồng khi đến với Việt Nam”, ông Ma-ri-ô Xi-ca chia sẻ.
Ông Ma-ri-ô Xi-ca cũng hy vọng, cuốn sách song ngữ bằng tiếng I-ta-li-a và tiếng Việt sẽ là nhịp cầu để nhân dân hai nước xích lại gần nhau, hiểu biết thêm về nhau.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s