Bản chất của gã hàng xóm “CƯỜNG HÀO”

Trung Quoc

Ông bà ta thường có câu “bán anh em xa, mua láng giềng gần” hay “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”,.. những câu nói này đã đi theo lịch sử, thấm nhuần vào tâm hồn mỗi người dân Việt Nam trải qua hàng ngàn thế hệ từ thưở khai thiên lập quốc. Thể hiện tinh thần và đạo lý tốt đẹp của cha ông ta, hàng ngàn thế hệ người dân nước Nam nhỏ bé luôn thiết lập mối quan hệ bang giao hữu hão với năm châu và bạn bè quốc tế, luôn đặt vấn đề thêm bạn bớt thù lên hàng đầu. Thế nhưng xem ra trong mối quan hệ với gã hàng xóm to lớn ở bên cạnh chúng ta thì những câu nói trên xem ra không còn phù hợp. Thậm chí có thể xuyên tạc thành “hàng xóm tối lửa tắt đèn cắn nhau”. Viết câu này ra ngay bản thân Trần Ái Quốc tôi cũng cảm thấy xấu hổ với tiền nhân khi mình xuyên tạc những giá trị tốt đẹp của dân tộc, nhưng xem ra đối với gã đông gioăng thì ngẫm nghĩ lại càng quá đúng.

Để minh chứng cho bản chất của một gã hàng xóm xấu bụng, bài viết của Trần Ái Quốc xin được chia ra nhiều thời kỳ, trong đó tập trung phân tích từng giai đoạn lịch sử để chứng minh bản chất gã đông gioăng này “bẩn thỉu” từ thuở mới lọt lòng. Kính mong độc giả cho ý kiến nhận xét để Trần Ái Quốc tôi có cảm hứng hoàn thiện kế hoạch dài hơi của mình.

Kỳ 1:Từ vụ án Nam nhân kế và 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc”

Nhân dân Việt Nam xưa và nay vốn yêu chuộng hòa bình, ngay từ thời Hùng Vương vào khoảng năm 2.879 đến 209 TrCN các vua Hùng luôn lấy việc hòa hảo làm đầu. Tuy nhiên gã hàng xóm xấu bụng ngay từ thời khai thiên lập địa đã lộ ra bản chất của một “thằng ăn cướp”. Từ năm 209 đến năm 179 TrCN là thời kỳ tồn tại của nhà nước Âu Lạc do Thục phán An Dương Vương làm vua, khi đó phong kiến phương bắc do Triệu Đà làm chủ đã bao lần đem quân sang xâm chiếm Âu Lạc, tuy nhiên với sức mạnh và kỹ thuật chiến đấu của quân dân Âu Lạc đã làm cho quân Triệu Đà thúc thủ liên tục. Đến lúc này với mưu mô và xảo quyệt của một tên cáo già, Triệu Đà đã dựng nên một kịch bản cực hay là cho Trọng Thủy sang Âu Lạc “ở rể” để tìm hiểu và đánh cắp bí mật quân sự của An Dương Vương. Người xưa có câu “anh hùng không qua được ải mỹ nhân” thế nhưng trong trường hợp này thì ngược lại “mỹ nhân không qua được ải tiểu nhân”, lợi dụng sự lơi lỏng của triều đình Âu Lạc, sự chủ quan của An Dương Vương và sự cả tin của Mỵ Châu, Trọng Thủy đã giúp Triệu Đà thôn tính xong Âu Lạc mở ra một thời đại tăm tối cho dân tộc Việt Nam hơn 1000 năm Bắc Thuộc.

Điểm lại lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam mới thấy được dã tâm bẩn thỉu của thằng hàng xóm xấu bụng.

Sau khi chiếm được nước Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt và chia Âu Lạc ra làm 2 quận là Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu Chân (bắc Trung Bộ), cử quan lại và quân lính sang cai trị và đóng đồn. Cách cai trị của họ Triệu tương đối lỏng lẻo. Triệu Đà chưa xoá bỏ vương hiệu của thủ lĩnh đất Tây Vu là đất bản bộ của họ Thục và vẫn cho các Lạc tướng được trị dân như cũ. Những luật lệ, phong tục tập quán cũ của Âu Lạc dưới thời Triệu tạm thời được duy trì. Cơ cấu xã hội Âu Lạc cũ hầu như chưa bị đụng chạm đến. Trong hơn 60 năm thống trị của nhà Triệu, trên đất Giao Chỉ, Cửu Chân không có những biến động quân sự, chính trị lớn.

Trong hơn một ngàn năm (179 TrCN – 938), nước ta liên tục bị các thế lực phong kiến phương Bắc nối tiếp nhau cai trị. Các triều đại đó là: Nam Việt của Triệu Đà: xâm lược và đô hộ nước ta 68 năm (từ 179 TrCN – 111TrCN); Nhà Tiền Hán: đô hộ nước ta 119 năm (từ năm 111 TrCN – năm 08); Nhà Tân: thay thế nhà Tiền Hán đô hộ nước ta 17 năm (từ năm 08 – năm 25); Nhà Hậu Hán: đô hộ nước ta 204 năm (từ năm 25 – 229); Nhà Đông Ngô: đô hộ nước ta 60 năm (từ 229 – 280); Nhà Tấn: đô hộ nước ta 140 năm (280 – 420); Nhà Lương: đô hộ nước ta 122 năm (420 – 542); Năm 542, cuộc khởi nghĩa Lý Bôn thắng lợi, nước ta giành độc lập trong 60 năm (542 – 602); Nhà Tuỳ: đô hộ nước ta 16 năm (602 – 618); Nhà Đường: đô hộ nước ta 287 năm (618 – 905). Năm 905, nhân tình hình rối loạn ở phương Bắc (Ngũ đại Thập quốc), Khúc Thừa Dụ đứng lên giành chính quyền một cách khôn khéo và đất nước tự chủ được 25 năm (905 – 930). Năm 930, nhà Nam Hán  2 lần xâm lược nước ta, 8 năm (930 – 938). Mãi đến năm 938 Ngô Quyền mới giành lại được độc lập cho đất nước sau chiến thắng Bạch Đằng vang dội.

Phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa thâm độc như thực hiện chính sách ngu dân, từ những việc như lấy vợ gả chồng cho đến việc ăn mặc, thậm chí cả việc tổ chức khai thác nông nghiệp cũng đều phải theo truyền thống, tập quán và kỹ thuật Hán… Mức độ bóc lột và đồng hóa của chúng ngày càng trở nên khốc liệt. Ngoài việc bắt nhân dân ta phải cống nạp nhiều của quý, vật lạ của phương Nam, nhà Hán còn bóc lột tô thuế nặng nề, chiếm đất lập trang trại, nắm độc quyền sản xuất và mua bán muối. Nhà Hán ra sức củng cố và hoàn thiện chính quyền đô hộ ở Giao Chỉ, tìm mọi cách xoá bỏ lối “dùng tục cũ mà cai trị”, áp dụng pháp luật Hán, bắt nhân dân ta phải tuân theo lễ giáo phong kiến Hán. Chúng bắt hết thợ thủ công giỏi và đàn bà đẹp của người Việt đem sang chính quốc, còn lại chúng giết sạch đàn ông nước Nam, đem đàn ông Hán sang ở chung với phụ nữ Việt nhằm thực hiện chính sách đồng hóa triệt để và ra sức tiêu diệt giống nòi ta. Việc chúng mở ra một vài trường học cũng chỉ là để đào tạo một số thuộc viên đắc lực cho chính quyền đô hộ và tuyên truyền những tư tưởng đạo đức phong kiến Hán.

Sự thâm độc trong sự thống trị của Nhà Hán còn thể hiện trong âm mưu tiêu diệt các “long mạch” nhằm thống trị lâu dài nước Việt ta. Sự việc này sẽ được chuyển tải trong kỳ sau của bài viết với tựa đề “ Thánh vật sông Tô Lịch và tác phẩm của gã hàng xóm xấu bụng”…

                                                                       (còn nữa,…).

 Trần Ái Quốc

7 comments on “Bản chất của gã hàng xóm “CƯỜNG HÀO”

  1. bản chất của trung quốc như thế nào thì có lẽ không cần phải nói thêm nữa ,người việt nam đều hiểu rõ vần đề đó rồi ,trải qua hàng ngàn năm lịch sử là quá đủ để cho người dân việt nam nhận ra được vấn đề, họ là những kẻ vô cùng nguy hiểm, thâm độc, phải luôn luôn đề phòng đối với gã hàng xóm bẩn tính này

  2. bản chất của gã hàng xóm trung quốc thực ra chẳng tốt đẹp gì đâu, đó là điều đã được chứng minh qua hàng ngàn năm lịch sử, đến bây giờ cũng không có gì thay đổi đâu, tuy nhiên biết vậy nhưng chúng ta vẫn phải có những chính sách đặc biệt trong quan hệ với trung quốc, bởi vì đó là một mối quan hệ đặc biệt với đất nước ta

  3. những chính sách của các triều đại phong kiến trung quốc đối với việt nam rõ ràng là vô cùng thâm độc, đó là việc của quá khứ, chúng ta phải hết sức lưu ý, bởi nên nhớ là bản chất thì không bao giờ thay đổi cả, chỉ có những hành động là khác nhau phụ thuộc vào từng thời kỳ mà thôi, cứ nhìn vào những hành động của trung quốc hiện nay thì thấy rõ, họ đang có những hành động hết sức rõ ràng xâm phạm chủ quyền của việt nam rồi

  4. nếu không cẩn thận thì chúng ta sẽ phải ôm hận vì trung quốc đấy, không phải đơn giản đâu, nhìn vào quá khứ và cả những gì đang diễn ra hiện nay thì có thể thấy là trung quốc không từ bỏ một thủ đoạn nào đẻ chống phá đất nước ta, quả thực là rất thâm độc, không lúc nào được mất cảnh giác với gã hàng xóm này

  5. Lòng tham của Trung Quốc là vô đáy. Mặc dù trong lịch sử đã từng giúp nước ta nhưng lại vẫn luôn âm mưu độc ác với đất nước ta. Cần cẩn thận với mọi động thái của người láng giếng tham lam này. Quá khứ chúng ta đã phải chịu nhiều mất mát vì những âm mưu của người láng giếng này rồi

  6. bản chất của gã hàng xóm cường hào cạnh chúng ta là không tốt đẹp gì cả, chúng ta nhận ra điều đó từ rất lâu rồi, tuy nhiên để đất nước ta có điều kiện phát triển tốt nhất thì chúng ta phải xử lý khéo léo trong mối quan vệ với ông bạn đó, tất cả cũng là vì lợi ích quốc gia là trên hết thôi

  7. Có lẽ nó là bản chất rồi nước ta ở cạnh gã hàng xóm này đúng là một nỗi bất hạnh. Trong lịch sử đất nước chúng ta đã không ít lần phải gánh chịu những cuộc đô hộ những cuộc xâm lược của họ và kết quả cuối cùng là chiến thắng vẫn thuộc về công lý thuộc về chúng ta. Những năm gần đây cái bản chất cường hào bành chướng đó lại tái phát khi mà gã này liên tiếp có những hành vi gây hấn xâm phạm chủ quyền biển đảo của ta và cả một số nước trong khu vực. Đúng là giang sơn dễ đổi bản tính khó dời.

Gửi phản hồi cho bạch đằng Hủy trả lời