Tháng 11, nhớ “thầy giáo” Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tất cả dân tộc Việt Nam chắc chắn ai ai cũng biết đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị võ tướng tài ba, thao lược, nhưng cũng ít người, đặc biệt là thế hệ trẻ biết rằng Người còn là một nhà giáo, một thầy giáo dạy lịch sử. Vì lẽ đó, sinh thời ông luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nước nhà, đối với ông giáo dục là cốt lõi, là nền tảng hình thành nhân cách đạo đức cho mọi thế hệ, và nơi đào tạo ra những thế hệ cách mạng tương lại cho đất nước.

Ông từng nói, giáo dục là mục đích của cuộc sống, là vì con người. Giáo dục không chỉ có sứ mệnh cao cả là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài mà còn có sức mạnh tạo ra những giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Chính vì vậy, đối với ông “mục tiêu cao nhất của giáo dục là chuẩn bị những người chủ hiện tại, những người quyết định vận mệnh của đất nước và của bản thân mình”. Và ông từng chia sẽ với báo chí rằng “nếu không có chiến tranh, tôi vẫn làm nghề dạy học”, có thể nói đây là cốt cách vĩ đại, ở Đại tướng hội tụ đủ nhân, lễ, nghĩa, trí,, tín, một người văn võ song toàn, khí phách ngút trời xanh, xứng danh được xếp ngang hàng với các bậc tiền nhân trong lịch sử dựng nước và giữ nước Việt Nam như Hưng Đạo Vương, Lê Lợi,… chắc độc giả cũng nhận thấy cách so sánh này không có gì là quá đáng khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp được vinh danh là một trong 10 vị tướng giỏi nhất trong lịch sử, được vinh danh là “Napoleong đỏ” của Việt Nam, và trong thời kỳ dạy học, ông cũng đã từng trình bày những vấn đề liên quan đến cách mạng Pháp, thậm chí ông có thể vẽ một cách chính xác bản đồ những trận đánh của Napoleong, có lẽ đây chính là bước khởi đầy để ông bén duyên với binh nghiệp và cũng trở thành người người anh cả vĩ đại nhất thống lĩnh các lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam.

g1
Hình ảnh Thầy giáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hồi còn trẻ

Theo báo Quảng Bình đưa tin: “Vào năm 1938, Người đã thi đỗ ngoại hạng về môn kinh tế – chính trị, Giáo sư người Pháp là Kherian và ông Gaetor Pirou (Đổng lý văn phòng của Thủ tướng Paul Doumer) đã bàn bạc để đưa Đại tướng sang Pari học tập. Nhưng đó không phải là sự lựa chọn của Đại tướng với lý do thật đơn giản “Không thể rời bỏ bạn bè và hành động như một người ích kỷ”. Sau khi ra trường, Võ Nguyên Giáp dạy học môn lịch sử tại trường trung học Thăng Long. Ở cương vị là nhà giáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đóng góp rất lớn cho ngành Giáo dục nói chung – cho cán bộ, giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử nói riêng với những kinh nghiệm hay, một số phương pháp dạy học có giá trị. Đại tướng đề cao tinh thần tự học và tự nghiên cứu của giáo viên, học sinh. Trong trí nhớ của nhiều thế hệ học sinh, ông không những diễn giảng rất giỏi về các đề tài lịch sử mà còn có phương pháp sư phạm tốt”. Ít người biết rằng chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đặt bút ký Quyết định số 167-HĐBT ngày 28 tháng 9 năm 1982 khi còn là giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ (lúc này gọi là Hội đồng Bộ trưởng). Tại Điều 1 Quyết định này ghi rõ sẽ lấy ngày 20.11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam. Nhân tháng 11, nhớ đến thầy giáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một người thầy giáo bình dị mà vĩ đại, trong tâm trí những học trò cùng thời như Lê Đức Thọ, Nguyễn Thành Lê luôn nhớ những bài giảng của ông về lịch sử cách mạng Pháp, về Napoleong, đó mãi là những bài học đáng giá, là những giá trị cao đẹp giúp họ vững bước trên con đường cách mạng, trở thành những vị anh hùng có tên tuổi trong lịch sử mà ngày nay chúng ta đều đã biết.

Thầy giápĐại tướng Võ Nguyên Giáp luôn tâm niệm quan điểm “Cần phải tạo ra được một môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội”.

Lúc sinh thời Đại tướng nhấn mạnh: “Giáo dục rất quan trọng. Muốn chấn hưng đất nước, muốn đào tạo con người có ích cho xã hội thì phải coi giáo dục là ưu tiên bậc nhất. Hiện giờ, giáo dục có nhiều thành tích nhưng kém hơn so với các nước trong khu vực”. Đây có lẽ là những lời vàng ngọc và nền giáo dục Việt Nam hiện đại cần nhìn nhận lại một cách tích cực những thành quả, giá trị giáo dục hiện tại của Việt Nam để có những cải cách, những bước tiến phù hợp hơn trong tương lai. Cả nước khóc thương tiễn biệt Đại tướng, người anh hùng vĩ đại của dân tộc. Con cũng khóc thương Đại tướng, người thầy giáo, người con vĩ đại của quê hương Quảng Bình yêu dấu. Nghĩ đến người mà lòng con nghẹn trào cảm xúc, nhớ Người quá, thầy giáo Đại tướng ơi!!!

Trần Ái Quốc

18 comments on “Tháng 11, nhớ “thầy giáo” Đại tướng Võ Nguyên Giáp

  1. Nhân dân là nền tảng để xây dựng đất nước lòng dân có vững thì đất nước mới vững mạnh được. Tuy nhiên với sự phát triển như hiện nay việc an sinh xã hội là một điều quan trọng thấy được điều đó đại tướng Võ Nguyên Giáp thấy được tầm nhìn chiến lược phải giáo dục cho thể hệ mới cả về phẩm chất và cả kiến thức để thích ức và hội nhập với thế giới

  2. giáo dục ở đây không chỉ là giáo dục về mặt kiến thức mà phải giáo dục cả về mặt con người nếu giáo dục về mặt kiến thức không mà không giáo dục về mặt con người thì cũng không có tác dụng gì mặt khác còn là người có hại cho đất nước nhất là trong thời gian hiện nay việc hội nhập với nhiều văn hóa. Chính vì thế giáo dục là một mảng quan trong mà Đại tướng đã nhìn thấy.

  3. Tất cả dân tộc Việt Nam chắc chắn ai ai cũng biết đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị võ tướng tài ba, thao lược, nhưng cũng ít người, đặc biệt là thế hệ trẻ biết rằng Người còn là một nhà giáo, một thầy giáo dạy lịch sử. Một con người suốt đời cống hiến công sức và tâm lực cho nước nhà, cho sự bảo vệ và phát triển của đất nước, đại tướng chưa hề hối hận khi đã dành trọn cuộc đời mình vì đất nước. Đó là một điều hết sức đáng quý và đáng để cho tất cả người dân VIệt Nam khắc ghi công lao đó.

  4. Chắc hẳn chúng ta vấn chưa thể quên được sự đau thương, mất mát khi đại tướng ra đi, về với đất mẹ. Và tháng 11, tháng hiến chương nhà giáo, chúng ta lại nhớ đến Người. Một người được xem là bậc thầy về nghệ thuật quân sự, những đóng góp của đại tướng cho sự nghiệp giải phóng đất nước là hết sức to lớn và không một ai có thể phủ nhận nó.

  5. Nhắc đến đại tướng Võ Nguyên Giáp, chắc hẳn rằng ai trong mỗi chúng ta đều không thể quên được con người ấy , vị anh hùng dân tộc, một con người vĩ đại trong lòng mỗi người dân. Sinh thời, đại tướng rất quan tâm đến nền giáo dục nước nhà, đó chính là lý do tại sao chúng ta thấy được hình ảnh về một con người vĩ đại , tài ba và hết mình với đất nước như vậy

  6. Bác Đại tướng đã đi xa chúng ta gần hai tháng rồi, cả đất nước Việt Nam chúng ta ai cũng thương tiếc, đau buồn trước sự ra đi của Người. Tuy đã gần hai tháng đã trôi qua kể từ ngày người ra đi, nhưng trong lòng tôi vẫn chưa nguôi khi nhớ đến người, vẫn có một cảm giác mất mát rất lớn trong lòng tôi!

  7. Đại tướng Võ NGuyên Giáp là con người vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nhưng câu chuyện về người sẽ mãi mãi được truyền lại cho con cháu mai sau, như là niềm tự hào của dân tộc, mặc dù người đã đi xa, nhưng mà mọi trái tim con người Việt Nam vẫn hướng về người, noi theo tấm gương vì nước, vì dân, một người khiêm tốn và bình dị.

  8. Tất cả dân tộc Việt Nam chắc chắn ai ai cũng biết đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị võ tướng tài ba, thao lược, nhưng cũng ít người, đặc biệt là thế hệ trẻ biết rằng Người còn là một nhà giáo, một thầy giáo dạy lịch sử. Đại tướng không hề qua một trường lớp nào của nghề giáo, cũng không hề qua một trường lớp về quân sự, nhưng chúng ta thấy được từ đại tướng những tố chất hết sức đặc biệt khiến chúng ta phải khâm phục Người.

  9. Đã lâu lắm rồi chúng ta mới chứng kiến sự ra đi của một con người đã trở thành nỗi đau chung của cả đất nước. Trong những ngày vừa qua, cả dân tộc Việt Nam đã thành kính bày tỏ tình cảm tiếc thương vô hạn một NGƯỜI ưu tú nhất. Nhân dân khóc thương Bác Giáp, đau xót như mất đi người thân yêu của mình. Đông đảo cựu chiến binh, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang ngậm ngùi tiễn biệt người Anh Cả của quân đội. Nhân loại tiến bộ trên thế giới cũng chia sẻ sự mất mát, hụt hẫng khi một huyền thoại lịch sử đã khuất bóng…

  10. Đó thực sự là một lễ tang hiếm có, tương xứng với tầm vóc một nhà lãnh đạo kiệt xuất đã có những cống hiến vô cùng to lớn cho đất nước và dân tộc, một con người “văn võ song toàn”, có tài năng quân sự và tư chất lãnh đạo, có uy tín bao trùm, trí tuệ uyên bác, nhân cách tỏa sáng; thực sự xứng đáng với một tên tuổi được nhân dân cả nước yêu kính, tin tưởng, là niềm tự hào và đã trở thành “biểu tượng sống” của dân tộc Việt Nam, người được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, trân trọng, và ngay cả kẻ thù cũng phải nghiêng mình kính phục. Việc Đảng, Nhà nước tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp trang trọng, theo nghi thức cao nhất là một quyết định phù hợp với lòng dân, thể hiện rõ sự tri ân và niềm tiếc thương vô hạn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trước sự ra đi của Đại tướng…

  11. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người thuộc “thế hệ vàng” lập nước, là đồng chí, cán bộ cấp dưới tuyệt đối trung thành, đồng thời là học trò xuất sắc, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng gắn liền với những chặng đường đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường của Ðảng và nhân dân ta. Tên tuổi của Đại tướng gắn liền với những mốc son chói ngời trong lịch sử dân tộc.

  12. Đáng nói là người đứng đầu quân đội đã đánh bại hai đội quân xâm lược hùng mạnh bậc nhất thế kỷ XX lại chưa hề được đào tạo qua trường lớp quân sự nào, và chính điều ấy đã làm nên sự khác biệt của Đại tướng, khiến thế giới phải ngả mũ khâm phục, suy tôn Võ Nguyên Giáp là danh tướng, một trong những thống soái kiệt xuất nhất trong lịch sử nhân loại…, đồng thời đánh giá ông là một trong số những người hiếm hoi có khả năng làm thay đổi dòng chảy lịch sử. Và cùng với Hồ Chí Minh, tên tuổi Võ Nguyên Giáp đã trở thành một huyền thoại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX…

  13. “VÕ CÔNG” của tướng Giáp lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, nhưng nhân dân kính trọng, tin yêu Bác Giáp còn bởi ông thực sự là người rất có “VĂN ĐỨC”. Trong cuộc đời dù trải qua không ít thăng trầm, dâu bể, nắm giữ nhiều cương vị, kinh qua nhiều lĩnh vực công tác, thế nhưng con người Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn luôn toát lên tinh thần nhân văn cao cả, luôn lấp lánh trí tuệ và đặc biệt là luôn tỏa sáng một phẩm cách thanh sạch, hết lòng vì dân vì nước. Cho đến tận lúc thanh thản nhắm mắt xuôi tay, như nhân dân thường nói một cách tôn kính là “về với Bác Hồ”, Đại tướng vẫn luôn là viên ngọc sáng trong, không mảy may tì vết. Đó thực sự là một nhân cách hiếm thấy. Và chính điều đó đã làm nên một vị Đại tướng của nhân dân.

  14. Là một danh tướng bách chiến bách thắng, thế nhưng điều ông thường đau đáu nghĩ trước khi bắt đầu một trận đánh hay một chiến dịch là làm sao để quân ta tổn thất ít nhất. Không chỉ bây giờ, khi đã khuất bóng núi sông mà lúc Đại tướng còn sống người ta đã truyền tai nhau câu chuyện rằng có những trận thắng vang dội nhưng ông lại lặng lẽ khóc ở sở chỉ huy vì mất nhiều lính quá! Giữ cương vị lãnh đạo cao cấp nhưng trong cuộc sống cũng như trong công việc Đại tướng luôn là người bình dị, khiêm nhường.

  15. Dường như cả dân tộc đã gắn kết lại trong một nỗi đau chung. Sự ra đi của một CON NGƯỜI đã thức tỉnh, lay động lòng người, nói đúng hơn là đã thắp lên một ngọn lửa đoàn kết, nhân văn, thắp lên một khát vọng sống có ích, sống có trách nhiệm, hướng tới mục tiêu cao đẹp, trong cộng đồng dân tộc, nhất là trong thế hệ trẻ. Chính vì vậy mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp dù không còn nữa, nhưng tấm gương cả cuộc đời cống hiến vì nước, vì dân và nhân cách sáng ngời của NGƯỜI vẫn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.

  16. Sự ra đi của Đại tướng cùng tình cảm trọn vẹn của toàn Đảng, toàn dân dành cho Đại tướng như một thông điệp nhắc nhở những người ở lại phải sống và hành động có trách nhiệm hơn với dân với nước, sống sao cho không hổ thẹn với quá khứ, với tiền nhân, để có được niềm tin tưởng, yêu kính của toàn thể nhân dân. Có những lúc chúng ta từng nghĩ niềm tin vào cái đẹp, cái cao thượng, niềm tin vào chân lý… đã bị mất đi, thế nhưng qua sự kiện đau thương này đã chứng minh rằng niềm tin đó vẫn mạnh mẽ trong mỗi con người Việt Nam dù cuộc sống có những biến đổi trong thời kỳ hội nhập, mở cửa.

  17. Mặc dù Đại tướng được thế giới biết đến bởi thiên tài quân sự nhưng hình ảnh vị tướng “văn võ song toàn” còn ghi dấu ấn rõ nét trong ký ức của người dân Việt Nam với tư cách là nhà giáo dục. Đại tướng mang cốt cách của một nhà giáo ưu tú và thật sự tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của đất nước. Đại tuớng không khi nào hết lo lắng, trăn trở vì sự nghiệp giáo dục. Sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn của cả dân tộc và ngành Giáo dục đã mất đi “Người Thầy vĩ đại”. Nhưng với chúng ta, Thầy giáo – Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn sống mãi.

  18. Sông núi này, đất nước này mãi vẫn sẽ nhớ về hình ảnh vị anh hùng lập những chiến công hiển hách và ngay lập tức người được phong cấp quân hàm tương xứng. Đó là người không chỉ văn thao võ lược mà còn là thầy giáo của quân, của dân Việt Nam ta.
    Tự hào lắm Việt Nam ơi!

Gửi phản hồi cho long lanh Hủy trả lời