Album ảnh

Sự khốn khổ của vùng hạ lưu sông MêKông vì những cái đập thủy điện!

Tại Hội thảo với các đối tác phát triển và nhà tài trợ ứng phó khẩn cấp với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn tại khu vực Trung bộ, Tây nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ngày 15-3 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, đợt hạn hán, xâm nhập mặn vừa qua được xem là tình huống thiên tai có tính lịch sử ở Việt Nam. Hiện nay, hạn hán đang ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của hàng triệu người dân. Tình hình này sẽ nghiêm trọng hơn nữa trong những tháng tới.

Hạn hán ở Việt Nam (Hình minh họa)

Những vựa lúa màu mỡ ở đồng bằng duyên hải miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long đang chết dần, chết mòn vì thiếu nước ngọt và bị xâm thực bởi nước mặn, cuộc sống của người dân các vùng trên cũng vô cùng khó khăn khi học phải dùng nước không hợp vệ sinh, thậm chí phải bỏ tiền ra mua nước với giá cao để dùng sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù Nhà nước đã chỉ đạo các gói cứu trợ khắc phục hậu quả nhưng đây không phải là biện pháp lâu dài. Trong bối cảnh vùng hạ lưu sông Mê Kông đang cạn kiệt nguồn nước, thì những nước thượng nguồn sông Mê Kông đang sở hữu một khối lượng nước ngọt khổng lồ để phục vụ cho những mục đích kinh tế cá nhân, mặc kệ việc này ảnh hưởng đến cuộc sống và kinh tế của những nước hạ lưu vùng sông Mê Kông trong đó có Việt Nam.

Do vị trí địa lý, những nước thượng nguồn sông Mê Kông được sở hữu vị trí địa chiến lược có vai trò quan trọng trong chi phối sự sống của con sông Mê Kông huyền thoại, và đồng thời cũng đe dọa đến an ninh con người và kinh tế đối với các nước hạ lưu sông Mê Kông trong đó có Việt Nam bằng việc tự ý xây dựng những đập thủy điện trên thượng nguồn con sông này, bất chấp sự đối thoại của các nước hạ nguồn sông Mê Kông đang nỗ lực đưa ra những giải pháp nhằm duy trì sự sống chung của những người dân các nước vùng hạ lưu sông Mê Kông.

00Những đập thủy điện trên Sông Mê Kông

Xin đừng giết chết sự sống của dòng Mê Kông

Đó chính là thông điệp của những người dân đang sống ở Hạ lưu sông Mê Kông dưới tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu toàn cầu do chính con người gây ra. Sông Mekong là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng có chiều dài hơn 4.800 km, diện tích lưu vực 795.000 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm khoảng 15.000 m3/s và tổng lượng dòng chảy hàng năm 475 tỷ m3 tại châu thổ, chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Đây là nơi sinh sống của trên 65 triệu người và có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế của các nước ven sông. Tuy nhiên, con sông này đang bị “chết dần, chết mòn” bởi những đập thủy điện được Trung Quốc, Lào và một số nước tiến hành xây dựng. Hiện nay có một số đập thủy điện lớn như: Đập thủy điện Cống Quả Kiều cao 105 m; Đập thủy điện Tiểu Loan (Xiaowan) cao 292 m, công suất 4.200 MW; đập Mãn Loan (Man Wan) cao 132 m, dung tích 920 triệu m3, công suất 1.500 MW; Đập Đại Triều Sơn (Dachaoshan) cao 118 m, dung tích 940 triệu m3, công suất 1.350 MW; đập Cảnh Hồng (Jinghong) cao 108 m, công suất 1.500 MW; đập Nọa Trát Độ (Nouzhadu), đập Cảm Lâm và đập Mãnh Tống nằm ở đoạn hạ lưu sông Lan Thương. Ngoài ra, Lào có kế hoạch nghiên cứu xây dựng 23 đập thủy điện, trong đó có đập Ban Koun công suất lớn nhất khoảng 2000 MW. Thái Lan ngoài 2 con đập Sakamen 1 và 3, đã có kế hoạch tái khởi động xây dựng các đập trên sông Mê Công dự kiến công suất 4.000 MW. Phía Campuchia cũng nghiên cứu 2 đập thủy điện là Sambor và Stung Treng có công suất khoảng 3.600 MW. Việc phát triển thủy điện ồ ạt đã ảnh hưởng đến sinh thái của sông Mekong, làm ảnh hưởng đến sự sống của những người dân ở hạ nguồn sông trong đó có Việt Nam. Nhận định về tác hại của những đập thủy điện này, nhà nghiên cứu Tyson Roberts thuộc Viện Nghiên Cứu Nhiệt Ðới Smithsonian (Mỹ) đã phát biểu: “Xây các đập thủy điện, khai thông thủy lộ, với tàu bè thương mại quá tải sẽ giết chết dòng sông. Các bước khai thác của Trung Quốc sẽ làm suy thoái hệ sinh thái, gây ô nhiễm tệ hại, khiến con sông Mekong đang chết dần, cũng giống như con sông Dương Tử và các con sông lớn khác của Trung Quốc.”

Và sự vuốt ve của Trung Quốc

Có thể khẳng định rằng các nước thượng nguồn sông MeKong có trách nhiệm lớn trong vấn đề biến đổi khí hậu ở các nước hạ nguồn sông Mekong trong đó của Việt Nam. Những nghiên cứu cho thấy rằng, mặc dù tình trạng hạn hán và xâm thực của nước mặn đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng tại các nước hạ nguồn, thì tại thượng nguồn các nước trên vẫn tiếp tục giữ nước để làm thủy điện. Nói như Thiếu tướng Lê Văn Cương, Viện Chiến lược và Khoa học Công an: “Các quốc gia ở hạ nguồn luôn chịu thua thiệt, yếu thế so với các quốc gia thượng nguồn”.

Báo cáo mang tên Đánh giá Môi trường Chiến lược (SEA) của Ủy hội sông Mê Kông, một tổ chức liên chính phủ để thực thi Hiệp định Mê Kông cho thấy rằng, Việt Nam sẽ phải đối mặt với 3 vấn đề sau đây.

Về dòng chảy, kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập mặn gia tăng.

Về phù sa, 26 triệu tấn phù sa/năm hiện nay sẽ chỉ còn lại 7 triệu tấn/năm, dẫn đến suy giảm năng suất nông nghiệp, gia tăng hiện tượng xói lở bờ sông và mất cơ hội mở rộng lãnh thổ đồng bằng Sông Cửu Long.

Về thủy sản, đồng bằng này sẽ thiệt hại 1 tỉ USD/năm do tổn thất các loài cá trắng, vốn chiếm đến 65% lượng cá ở sông Mê Kông. Trong khi đó, cá trắng lại là thức ăn của cá đen, chiếm 35% lượng cá còn lại, nên sự biến mất của cá trắng có nghĩa cá đen cũng biến mất theo.

Về mặt xã hội, khoảng 14 triệu nông, ngư dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản sẽ bị ảnh hưởng.

Vấn đề đáng nói ở đây là trong 12 thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông (không tính dòng nhánh) sắp được xây dựng thì lại không có thủy điện nào ở Việt Nam, trong khi tổn thất mà quốc gia nằm cuối hạ nguồn như Việt Nam phải gánh chịu là không nhỏ. Xin nói thêm là nguồn năng lượng tạo ra từ các đập thủy điện này cũng chỉ cung ứng khoảng 5% tổng lượng điện tiêu thụ hằng năm của Việt Nam.

Trước những thiệt hại của các nước hạ nguồn trong đó có Việt Nam, “Theo thông tin mới nhất từ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, ngày 16/3, Đại diện Bộ thủy lợi Trung Quốc đã gặp đại diện Đại sứ quán Việt Nam, thông báo lưu lượng nước xả đạt 2.190 m3/s, tăng gấp đôi so với trung bình các năm”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 17/3. Theo dự kiến, khối lượng nước được Trung Quốc xả sẽ khoảng lên 2190 m3/giây. Đây là lượng nước xả cao gấp đôi so với lượng nước xả trung bình 1000 m3/giây trước đây và chuyện này chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Trong khi đó, phía Thái Lan cũng đang tích cực xây dựng một số hồ chứa nước, việc xả nước thì các nước thượng nguồn sẽ tiến hành bơm hút cho nhân dân họ, liệu khối lượng nước này đến Việt Nam sẽ còn lại bao nhiêu? Do đó có thể khẳng định việc tăng liều lượng xả nước gấp đôi chỉ là giải pháp tình thế.

Với việc xả nước này, phía dư luận Trung Quốc tìm cách vuốt ve nhằm xoa dịu những việc họ đang làm bất hợp pháp trên biển Đông. Tờ Nhân Dân nhật báo, Tân Hoa Xã ngày 17/3 đưa tin: “Việt Nam đang gặp phải nạn hạn hán lớn nhất cả trăm năm qua, Trung Quốc đã xả thêm nước sông Mê Kông để giảm bớt tình trạng hạn hán ở hạ nguồn sông này.” Hay ông Trần Lôi – Bộ trưởng Bộ Thủy lợi Trung Quốc nói với cánh báo chí, truyền hình: “Trung Quốc và Việt Nam vừa là đồng chí, vừa là anh em, lại là láng giềng hữu hảo liền sông liền núi. Do đó chúng tôi đã trao đổi với Bộ Ngoại giao, bắt đầu từ hôm qua chúng tôi quyết định tăng lưu lượng xả nước trên đập Cảnh Hồng lên 2000 mét khối trên giây mỗi ngày xuống hạ du. Thời gian xả nước bắt đầu từ ngày 15/3 kéo dài liên tục đến 10/4, sau đó tùy vào tình hình sẽ điều chỉnh thích hợp”. Trong khi trên thực tế, 4 quốc gia là Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia đã ký kết thỏa thuận “Hiệp định Mê Kông 1995” với nhiều điều khoản về đối thoại, các thủ tục duy trì dòng chảy trên dòng chính và chất lượng nước. Riêng Myanmar và Trung Quốc chỉ tham gia đối thoại mà không ký kết gì, điều này cũng phần nào cho thấy rõ họ đang muốn gì trong chuyện này. Lợi ích của các nước lưu vực Sông Mekong là bất biến, có tính lịch sử, việc Trung Quốc xây dựng hệ thống thủy điện để “khóa vòi” và xả nước theo “lợi ích và sở thích” theo kiểu hàm ơn nhằm vuốt ve Việt Nam và các nước hạ nguồn xem ra càng làm lộ rõ ý đồ của Trung Quốc trong chuyện này. Một lần nữa dư luận hãy chung tay để chống lại sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam, nhân dân ở hạ nguồn sông Mekong, những quốc gia sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước đang có nguy cơ mất trắng chỉ vì những đập thủy điện và lợi ích của các quốc gia thượng nguồn sông Mekong.

Trần Ái Quốc

7 comments on “Sự khốn khổ của vùng hạ lưu sông MêKông vì những cái đập thủy điện!

  1. Đồng bằng sông cửu long là vửa lúa của cả nước, đóng góp rất lớn vào kinh tế của cả nước, bây giờ hạn hán, xâm nhập mặn thế này thì tác động lớn quá, cần phải có giải pháp quyêt liệt hơn nữa để cứu khu vực này.

  2. Hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng là do hệ lụy, tác động của hệ thông thủy điển ở thưởng nguồn thôi, nhất là tác động của Trung Quốc, rõ ràng Trung Quốc đang dùng Sông Mê Kong để tác động, khống chế các nước tiều vùng, hạ nguồn đây mà.

  3. Trung Quốc đã đồng ý xả nước, nhưng liệu rằng nước đó về đến đồng bằng sông Cửu Long của chúng ta được bao nhiêu đây? Có thảo mãn được cơn khát của các nước trên đường dòng nước chảy không? Trung Quốc đang cầm đằng chuôi, chúng ta khó lòng mà đạt được mục đích.

  4. Trong khi tình hình Biển Đông đăng căng thẳng thì lại xảy ra vấn đề này, ASEAN đang muốn đoàn kết để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông nhưng e chừng khó rồi, vì lần này Trung Quốc sẽ dùng dòng nước sông Mê Công để kiềm chế các nước trong khu vực mất rồi.

  5. Chúng ta đang đấy lý, đấu trí vơi Trung QUốc ở Biển Đông, nay hạn hán thế này chúng ta muốn cương với Trung Quốc ở BIển Đông cung không làm được rồi, Trung Quốc mà cắt nước là dân ta ở Đồng bằng sông Cửu Long khốn đốn hơn nữa.

  6. Những quốc gia sống ở vùng hạ lưu sông mê kong là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó kể tới Campuchia và Việt Nam. Hạn hán khiến cho người dân ở đây điêu đứng.

  7. Người dân khổ thật đấy, chỉ biết làm nông nghiệp mà gời đất trời thế này thì lấy gì mà nuôi sống bản thân và gia đình đây, Trung Quốc đúng là thâm độc thật, chặn nước lại thì dân ta khổ rồi.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s