Sự việc đang ngày càng nóng khi người dân Đồng Tâm, Mỹ Đức phản đối chính quyền thu hồi đất phục vụ công trình sân bay Miếu Môn. Không giữ được bình tĩnh, người dân dùng bạo lực (gậy gộc, gạch đá,) tấn công lực lượng công an, và nguy hiểm hơn, họ đã bắt nhốt hơn 30 người, trong đó có 20 chiến sĩ cảnh sát cơ động và các cán bộ huyện Mỹ Đức và nhà báo. Dư luận thắc mắc tại sao sự việc nghiêm trọng như vậy? Tại sao dân Đồng Tâm lại phản ứng thái quá như vậy? Đất đó thuộc sở hữu của ai? Lão phu xin có đôi lời bình luận như sau:
Hình minh họa (nguồn internet)
Thứ nhất cả Hiến Pháp và Luật Đất đai 2013 đều khẳng định rằng: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Hơn nữa đây lại là đất phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, thế nên khi nhà nước có chủ trương thu hồi để xây dựng các công trình phụ vụ quốc phòng, an ninh thì những cá nhân phải ngay lập tức tuân thủ và giải tỏa theo quy định. Chỉ có điều nếu khu vực trên là đất ở của dân, thuộc quyền sử dụng của nhân dân thì phải đền bù theo giá hiện hành của thị trường, xây dựng khu tái định cư để cho nhân dân có nơi ổn định cuộc sống. Nhưng đây là đất quốc phòng, an ninh thì những người dân sinh sống trái phép trên đó, chiếm dụng đất sai quy định phải trả lại ngay cho nhà nước, đó là quy định, là lẽ phải không ai được phép chối cãi. Vùng đất ở Đồng Tâm, Mỹ Đức với tổng diện tích hơn 50ha trong tổng 208 ha đất tại khu vực được Chính phủ giao cho Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng tại Quyết định số 113/TTg ngày 14-4-1980 do Phó thủ tướng Đỗ Mười ký với mục tiêu sử dụng để xây dựng căn cứ không quân ở Miếu Môn. Cho đến nay, chưa có văn bản pháp lý nào thay đổi quyết định này. Quân chủng Không quân (thời điểm chưa sáp nhập với Quân chủng Phòng không) đã giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 31, Lữ đoàn 28, của Quân chủng quản lý khu đất này và cắm 16 mốc giới quanh khu vực nói trên. Cơ sở pháp lý của vùng đất này đã được khẳng định, vì vậy không cần phải bàn cãi nhiều, chính những người dân đã chiếm dụng trái phép đất của Nhà nước để làm khu vực dân sinh, chính vì vậy họ không có quyền đòi hỏi đền bù hay vu cáo cơ cơ quan chức năng là “cướp đất của dân” như đám kền kền Việt Tân Thảo Teresa, Lê Dũng Vova, Trịnh Bá Phương vẫn rêu rao.
Thứ hai, lỗi này có phần thuộc về chính quyền xã Đồng Tâm, ngược thời gian vào khoảng những năm 1980-1990, Bộ Quốc phòng chưa được bố trí vốn để phát triển sân bay Miếu Môn, và cũng do đất đai ở đây nằm trên một số hang động Carste ngầm (hang đá vôi), có nguy cơ sụt lún cần xử lý nên dự án mở rộng sân bay kéo dài cho đến hiện nay. Có tin nói rằng trong những năm đó, vì thương dân đói kém nên Chính quyền xã Đồng Tâm đã đàm phán với Ban chỉ huy Lữ đoàn 28 về việc mượn tạm một số thửa đất mà dự án chưa triển khai để cho người dân có thêm diện tích canh tác, tránh lãng phí đất. Dĩ nhiên là Quân chủng Không quân chấp nhận cho dân mượn. Tuy nhiên, một số cán bộ tại UBND xã Đồng Tâm đã làm thủ tục “hô biến” đất quốc phòng thành đất thổ cư, đất vườn liền kề; thời hạn sử dụng lâu dài; đất ở cho các hộ. Hộ ông Trần Ngọc Viễn, 12.000m2; hộ ông Nguyễn Văn Toán, 11.000m2; hộ ông Nguyễn Văn Phương 1.500m2… Đây là khu đất “vàng”, nằm trên trục đường 429, liền kề Trường bắn Quốc gia, cách Miếu Môn và quốc lộ 21 gần 600m. Không chỉ canh tác, những người dân ở đây còn xây nhà cửa, xưởng sản xuất nhằm mục đích biến thổ canh thành thổ cư. Mặc dù Ban Chỉ huy Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 28, đơn vị quản lý Sân bay Miếu Môn đã lập biên bản, yêu cầu hai hộ giữ nguyên hiện trạng nhưng mọi chuyện vẫn đâu vào đó. Buồn hơn là hai vị cựu lãnh đạo xã Đồng Tâm là ông Nguyễn Văn Sơn, Bí thư Đảng ủy xã và Lê Đình Thuần Chủ tịch UBND xã nhiệm kỳ 2010-2015. Trả lời về việc xây cất căn nhà sàn và vườn cây cảnh trên diện tích khoảng 2.000 mét vuông lấn chiếm đất quốc phòng nằm bên tỉnh lộ 429, ông Sơn tuyên bố xanh rờn: “Người dân thấy đất quốc phòng nên không dám vào. Thế thì tôi vào. Coi như tôi mượn tạm, có lấn chiếm gì đâu ? Tôi chỉ dựng nhà chứ không xây nhà. Còn bao giờ dự án quốc phòng bắt đầu thì tôi nhờ họ cẩu cây cảnh đi và tôi sẽ chuyển nhà sàn đi nơi khác”. Còn ông Lê Đình Thuần thì cho rằng: “Cho người ngoài xã vào tham gia đấu giá thì đất của xã sẽ lọt vào tay họ hết. Vì thế, các cán bộ xã cố gắng mua lấy”. Ông ta như đang nói về đất của xã chứ không phải đất của quốc phòng. Chính những hành vi “đầu têu” của hai ông quan xã này đã mở đường cho một loạt vụ xâm phạm nghiêm trọng đối với khu đất đã được quy hoạch xây dựng và mở rộng sân bay Miếu Môn. Đây là những hành vi và phát ngôn khó có thể chấp nhận được.
Sự thật là sự thật, dù báo chí lề trái có cố tình hướng lái, các đối tượng phản động có tìm cách xuyên tạc đến đâu đi chăng nữa thì thì cũng không thể phủ nhận rằng một số cá nhân đã cố tình làm sai để dẫn đến sau bao nhiêu năm hậu quả xảy ra như thế này. Lỗi không phải do dân, cũng không phải lỗi ở chủ trương thu hồi đất của Bộ Quốc Phòng mà lỗi nằm ở lòng tham và sự thiếu trách nhiệm của một số cá nhân qua nhiều năm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như bây giờ.
Trên hết, yêu cầu xem xét trách nhiệm của những cá nhân làm sai, đồng thời đề nghị bà con hết sức bình tĩnh để có cách xử lý hiệu quả nhất, ai sai đến đâu xử lý đến đó, chớ để những kẻ xấu lợi dụng cơ hội để làm loạn, ảnh hưởng đến uy tín và cống hiến của nhân dân xã Đồng Tâm đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Trần Ái Quốc
Ngày 18/4/2017, thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho hay, năm 1980, Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn các xã Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức). Qua hàng chục năm, việc triển khai xây dựng sân bay Miếu Môn chưa thực hiện được, người dân mượn để canh tác, sản xuất, chính quyền đã có yêu cầu giải phóng rồi, ấy thế mà có một số hộ lại kiên quyết không di dời, trong khi biết rõ khu vực đất thuộc xã Đồng Tâm là đất quốc phòng, được Chính phủ giao cho Bộ Quốc phòng để sử dụng vào mục đích quốc phòng. Thế thì đủ biết ai đúng ai sai rồi
Không phải tự dưng mà một số kẻ xấu có cơ hội lợi dụng để kích động nhân dân ta gây rối trật tự công cộng như thế. Chính quyền mà làm tốt, làm đúng thẩm quyền thì liệu có để sơ hở, xảy ra hậu quả đáng tiếc như thế này không? theo mình phải xử lí cán bộ sai phạm trước thì dân họ mới phục được, bên cạnh đó cũng cần xử lý nghiêm những người dân có hành động bắt giữ người trái pháp luật gây ảnh hưởng xấu trong dư luận. Hơn lúc nào hết, mỗi con dân nước Việt chúng ta hãy thật sự bình tĩnh, tỉnh táo, đừng để bị những kẻ xấu lừa bịp, kích động rồi dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Có thể nói, người dân đã sai nhưng chính quyền cũng không đúng hoàn toàn. Những vụ việc như ở Đồng Tâm đã và đang gióng lên hồi chuông về những mâu thuẫn, tranh chấp đất đai ở nhiều nơi trên cả nước, nhất là ở vùng nông thôn. Nếu những mâu thuẫn, tranh chấp này không được giải quyết một cách triệt để đó sẽ là chất xúc tác, là điều kiện để kẻ xấu triệt để lợi dụng nhằm kích động người dân, chống phá Nhà nước. Nó sẽ làm cho tình hình an ninh nông thôn trở nên phức tạp hơn.
Không truy cứu trách nhiệm hình sự thôi nhé mọi người. Rất có thể sẽ phạt hành chính,cảnh cáo,nhắc nhở… Bởi có lẽ quá trình đối thoại các Sếp đã thấy lỗi k hoàn toàn ở dân. Nhưng đối với cái tội bắt giữ ng trái pháp luật,nhất là ng bị bắt giữ là ng đang thực thi công vụ mà được trắng án thế này thì e rằng sẽ tạo tiền lệ xấu về sau. nhiều vụ việc tương tự sẽ sảy ra