
This gallery contains 1 photo.
Lạ lùng, dạo này họ hay gọi những kẻ đầu đường xó chợ, du thủ du thực, những kẻ bất tuân luật pháp là “dân”. Nguyễn Thị Thu Thảo (39 tuổi, ngụ phường 12, quận Bình Thạnh) Hôm qua, báo … Tiếp tục đọc
This gallery contains 1 photo.
Lạ lùng, dạo này họ hay gọi những kẻ đầu đường xó chợ, du thủ du thực, những kẻ bất tuân luật pháp là “dân”. Nguyễn Thị Thu Thảo (39 tuổi, ngụ phường 12, quận Bình Thạnh) Hôm qua, báo … Tiếp tục đọc
This gallery contains 1 photo.
Showbiz Việt đang quan tâm tới câu chuyện ghệ sỹ hài Vượng Râu và ca sỹ Mai Khôi ứng cử vào đại biểu Quốc hội, việc người nghệ sỹ ứng cử vào Quốc hội là quyền công dân của mỗi … Tiếp tục đọc
Như tin các báo đã đưa, vào hồi 7 giờ 46 phút ngày 7/7, máy bay trực thăng Mi171 mang số hiệu 01 của Trung đoàn Không quân trực thăng 916, Sư đoàn Không quân 371, thuộc Quân chủng Phòng … Tiếp tục đọc
Tôi là công dân Thủ đô. Dù đã đi xa thành phố này nhưng con người ấy tôi không thề nào quên được: Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị.
Ông không phải người Hà Nội. Nhưng gần 8 năm làm Bí thư ở đây, nhân dân Hà Nội luôn coi ông như là người anh em trong cùng một gia đình.
Ông là một cán bộ nhiều kinh nghiệm. Là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, IX, X, XI, Ủy viên Bộ Chính trị khoá X, XI, trước đó, ông còn từng giữ các cương vị khác như Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, Phó trưởng ban Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương.
Ông sinh ngày 2 tháng 9 năm 1949 tại Định Tân, Yên Định, Thanh Hóa. Năm 1967, ông theo học tại Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội) và tốt nghiệp Cử nhân Lịch sử năm 1970.
Sau khi tốt nghiệp, ông làm phóng viên chiến trường, là cán bộ nghiên cứu Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, cán bộ biên tập Tạp chí “Sinh hoạt văn nghệ” thuộc Tiểu ban Văn nghệ miền Nam.
Sau giải phóng, ông trở về học tập và nghiên cứu tại Chuyên ban Triết học, Trường Nguyễn Ái Quốc 5, sau đó công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương. Ông làm nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án Tiến sĩ Triết học tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô.
Từ năm 1985, ông là cán bộ Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, đồng thời là Thư ký riêng cho Ủy viên Bộ Chính trị Đào Duy Tùng.
Trong khoảng 10 năm, từ 1988 đến tháng 10.1997, ông trải qua nhiều chức vụ khác nhau từ Phó giám đốc, Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng rồi đến Phó Trưởng ban thường trực Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương; năm 1994, là Bí thư Đảng ủy cơ quan Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Ủy viên Ban Cán sự Đảng ngoài nước, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Tháng 11 năm 1997, ông được điều về làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Nam, sau khi tỉnh này được tái lập lại từ tỉnh Hà Nam Ninh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương. Tháng 7 năm 2001, ông được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, kiêm Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hóa – Thông tin.
Tháng 5 năm 2002, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá XI của tỉnh Hà Nam. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tháng 4 năm 2006, ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đến Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (24-27/6/2006), ông được cho thôi không tham gia Ban Bí thư Trung ương.
Ngày 28 tháng 7 năm 2006, ông được phân công giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội, thay cho ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
Tháng 7 năm 2008, Bộ Chính trị chỉ định ông làm Bí thư Hà Nội mở rộng (gồm Thủ đô Hà Nội, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơn, Hòa Bình).
Tại Đại hội lần thứ XI nhiệm kỳ 2011-2015 của Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra từ ngày 12 đến 19 tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội, ông tiếp tục tái đắc cử vào Ban chấp hành Trung ương và được bầu vào Bộ Chính trị.
Không phải là một người thật sự xuất chúng, thậm chí bản thân ông cũng có sai lầm, khiếm khuyết (Trong trận lụt kỷ lục ở miến Bắc 2008, ngày 2 tháng 11 năm 2008, khi trả lời phỏng vấn qua điện thoại của phóng viên Vietnamnet về tình hình chống lũ, ông Nghị nói: “Tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm…”. Câu nói này đã gây nhiều dư luận mà theo ông Nghị thừa nhận “gây nên sự bức xúc và bị phê phán”. Do đó, 3 ngày sau, ông đã đưa ra lời xin lỗi: “Tôi thực sự lấy làm tiếc và muốn chân thành xin lỗi bạn đọc, xin lỗi mọi người”) nhưng phẩm chất nổi bật của ông là tinh thần tận tụy với công việc.
Ông làm việc một cách thầm lặng nhưng đầy hiệu quả. Gần 8 năm, bộ mặt Thủ đô đã thay đổi rất nhiều. Giờ đây, Hà Nội đã rộng lớn hơn, những con đường mới ngày càng sạch và đẹp hơn, nạn tắc đường đã không còn trầm trọng như trước, các tai tệ nạn giảm rõ rệt với sự ra đời của lực lượng 141,…tất cả là thành quả do ông và ê- kíp làm việc của ông tạo ra.
Ông còn đặc biệt quyết liệt trong công tác phòng chống tham nhũng.
Cuối năm 2012, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã điều tra xã hội học về thực hiện cải cách hành chính tại 5 sở Tài nguyên Môi Trường, Xây dựng, Quy hoạch Kiến Trúc, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính. 1.000 người được lấy ý kiến là cán bộ chủ chốt của các quận huyện, lãnh đạo một số doanh nghiệp.
Theo kết quả điều tra, tình trạng nhũng nhiễu tiêu cực tại các sở vẫn diễn ra phổ biến, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính có tỷ lệ tiêu cực cao. Tỷ lệ này chiếm 2,7% tại Sở Tài Chính; 7,6% tại Sở Tài nguyên Môi trường; 6,3% tại Sở Quy hoạch Kiến trúc, 4,3% tại Sở Xây dựng; 4,7% tại Sở Kế hoạch Đầu tư.
Ngoài ra, các phòng khác cũng có tỷ lệ nhũng nhiễu tiêu cực cao như phòng Quản lý và Cấp phép (Sở Xây dựng), phòng Thẩm định dự án (Sở Kế hoạch Đầu tư), phòng Thông tin Quy hoạch Kiến trúc (Sở Quy hoạch Kiến trúc), phòng Đo đạc bản đồ (Sở Tài nguyên Môi trường)…
Phần đông ý kiến cũng không hài lòng về thái độ thực thi công vụ của cán bộ các sở, ngành. Theo đó, Sở Tài nguyên Môi trường đạt tỷ lệ hài lòng thấp nhất là 11%, cao nhất là Sở Tài chính với 26%. Tính quyết liệt trong chỉ đạo của lãnh đạo Sở Tài chính được đánh giá cao nhất (28%) và Sở Tài nguyên Môi trường thấp nhất (16%).
Theo Thành ủy Hà Nội, kết quả này cho thấy mức độ chuyển biến ở một số lĩnh vực cải cách hành chính chưa đáp ứng kịp đòi hỏi của thực tế. Những chuyển biến tại sở ngành chậm hơn tại các quận huyện. Tính quyết liệt của đội ngũ lãnh đạo chưa cao cũng là điều đánh suy nghĩ vì người lãnh đạo có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện cải cách hành chính.
Tại cuộc họp mới đây, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị thẳng thắn chỉ ra lực cản nằm ở cơ chế chính sách chồng chéo giữa các ngành, tinh thần trách nhiệm của cán bộ chưa cao, còn né tránh đùn đẩy và mắc chứng quan liêu giấy tờ. Số liệu điều tra của Thành ủy về tinh thần trách nhiệm của công chức, tính quyết liệt giải quyết công việc cũng sát với đánh giá của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam.
“Doanh nghiệp nói đi làm dự án ở đâu cũng có chi phí tiêu cực nhiều hay ít, những nơi khác có bôi thì trơn còn Hà Nội bôi cũng không trơn”, ông Nghị nói.
Theo khảo sát của Ban Tuyên giáo Thành ủy, tại các sở Tài chính, Tài nguyên Môi trường, Kế hoạch Đầu tư, Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc, các chỉ số như tính quyết liệt giải quyết công việc chỉ đạt 28%; mức độ hài lòng đối với đội ngũ công chức tại các sở này đạt 26%.
Ông Đỗ Mạnh Hải, Chủ tịch quận Long Biên cho rằng việc phối hợp giữa các quận huyện và sở ngành chưa tốt. Như quận này khảo sát giải tỏa gầm cầu vượt song lại vướng văn bản cho phép tồn tại của Sở Giao thông Vận tải. “Nhiều việc không nhất thiết phải đi theo quy trình mà có thể trình bày qua điện thoại để tiết kiệm thời gian, còn nếu đi đủ một vòng thì phải mất tháng rưỡi tới hai tháng”, ông Hải nói.
Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Nguyễn Văn Hải phân trần, lãnh đạo Sở đã mổ xẻ những vấn đề người dân và doanh nghiệp phản ánh sau khi chỉ số PCI của Hà Nội đạt thấp. Doanh nghiệp kêu công tác quy hoạch chậm, nhưng thực tế là đồ án quy hoạch chung mới làm xong cuối năm 2012 nên nhiều hồ sơ dự án không triển khai được. Doanh nghiệp phải chờ đợi rà soát để khớp nối với quy hoạch.
Ngoài ra, do biến động thị trường nên các doanh nghiệp bất động sản muốn điều chỉnh quy hoạch từ chức năng văn phòng sang nhà ở hoặc cắt nhỏ căn hộ… “Chúng tôi thấy cái nào khả thi mới xem, còn không thì không xem xét. Đây là việc khiến họ không hài lòng. Chia nhỏ căn hộ ra bán cho dễ song lại tăng gấp đôi số dân. Doanh nghiệp chạy đi chỗ này chỗ kia tác động làm khó khăn cho chúng tôi rất nhiều”, ông Nguyễn Văn Hải giải thích.
Tại cuộc họp, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đề nghị có các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính hiệu quả, như rà soát đội ngũ công chức, đào tạo lại để đáp ứng nhiệm vụ; ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục rà soát các thủ tục để giảm phiền hà, giải quyết nhanh hơn công việc. Đặc biệt, các sở ngành không được đùn đẩy cho quận huyện nếu công việc thuộc thẩm quyền.
“Nguyên nhân chủ quan vẫn là thủ tục hành chính do chúng ta thực hiện chứ không đổ lỗi cho dân hay ông trời. Có nơi người dân cho rằng không có chính quyền, đây là nguyên nhân dẫn tới chỉ số môi trường kinh doanh giảm rất mạnh năm 2012”, ông Nguyễn Thế Thảo nhận định.
Đề cập về chỉ số PCI của Hà Nội giảm từ bậc 36 xuống 51, ông Nguyễn Thế Thảo cho rằng, ở đây có 2 mặt của vấn đề là doanh nghiệp bao giờ cũng đặt lợi nhuận trên hết còn nhà nước thì phải quản lý chặt chẽ đất đai. Trong tình hình hiện nay quản lý nhà nước cần tăng cường, nhưng kết quả không làm hài lòng các doanh nghiệp.
Nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các cộng sự, chốt lại cuộc họp này, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã thẳng thắn chỉ ra lực cản nằm ở cơ chế chính sách chồng chéo giữa các ngành, tinh thần trách nhiệm của cán bộ chưa cao, còn né tránh đùn đẩy và mắc chứng quan liêu giấy tờ. Số liệu điều tra của Ban Tuyên giáo Thành ủy về tinh thần trách nhiệm của công chức, tính quyết liệt giải quyết công việc hay mức độ hài lòng của người dân cũng sát với đánh giá của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam.
Ông dẫn ví dụ: “Tôi nhận được thư chúc mừng của lãnh đạo thành phố Viêng Chăn (Lào) về dịp kỷ niệm, sau đó thư trả lời cảm ơn của Sở Ngoại vụ tới nước bạn trình lên tôi thiếu một ngày nữa là tròn một tháng. Tôi rất khó chịu về việc này. Hỏi ra thì là Văn phòng UBND chậm 22 ngày, Sở Ngoại vụ chậm 8 ngày”.
Theo Bí thư Thành ủy, năm trước Hà Nội đề ra mục tiêu tăng chỉ số PCI là 10 bậc song thực tế không giữ được mà lại tụt 15 bậc. Trong đó, doanh nghiệp đánh giá thấp về các chi phí không chính thức, tính minh bạch thông tin, năng lực của lãnh đạo thành phố… “Doanh nghiệp nói họ đi làm dự án ở đâu cũng có chi phí tiêu cực nhiều hay ít, những nơi khác có bôi thì trơn còn Hà Nội bôi cũng không trơn”, ông Nghị phát biểu.
Bí thư Hà Nội cho rằng, chỉ số PCI đạt thấp là lời báo động để Hà Nội chấn chỉnh kỷ cương hành chính, tập trung nhiều hơn vào giám sát, phân cấp quản lý; tiếp tục sửa đổi các thủ tục nhằm tinh gọn, giải quyết công việc nhanh chóng. “Tôi rất chia sẻ với đội ngũ công chức vì khối lượng công việc quá tải, không thể hài lòng hết mọi người, việc này làm tốt thì việc kia phải gác lại. Nhân viên bộ phận một cửa chỉ nhận lương 3 triệu một tháng mà phải cười nói hàng ngày và phải chịu tác động của cơ chế thị trường”, ông Nghị nói.
Câu nói ấy thể hiện ông hiểu đội ngũ công chức dưới quyền ông như thế nào. Với một người lãnh đạo, có lẽ, sự tận tâm và khả năng thâu phục lòng người còn được đánh giá cao hơn cả tài năng.
Song cuộc đời chính trị của ông không hề êm ả. Một số người không hiều những lời ông nói, những việc ông làm. Có kẻ còn đặt điều vu khống ông, bằng những đồn đoán ác khẩu. Chúng muốn hạ bệ ông đề nhằm đạt được mục đích đê hèn của chúng.
Hãy mặc kệ những đồn đoán đó, ông Nghị nhé. Chúng tôi, nhân dân Hà Nội luôn sát cánh cùng ông trong công cuộc dựng xây và phát triển thành phố này.
Nguồn Blog Congdanvietnam2
Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa thông báo sẽ kéo dài thời gian nhận hồ sơ ứng viên Đại sứ Du lịch Việt Nam đến hết tháng 10-2013 và sẽ chọn Đại sứ Du lịch theo từng vùng. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Nhất Hoàng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến VH-TT&DL – đơn vị tiếp nhận hồ sơ để làm rõ hơn về vấn đề này.
PV: Theo thông báo, có thể có nhiều Đại sứ Du lịch và có Đại sứ du lịch cho từng vùng. Ông có thể cho biết rõ hơn về điều này?
Ông Trần Nhất Hoàng: Đây là một quyết định cởi mở của Bộ và cũng là cách làm rất phổ biến của tất cả các nước trên thế giới. Chúng ta có thể cho những người đang sinh sống, định cư ở nước ngoài, thậm chí là người nước ngoài yêu mến, hiểu biết về đất nước Việt Nam làm Đại sứ Du lịch cho chúng ta. Bởi đặc thù ở các khu vực rất khác nhau, nên nếu chúng ta lựa chọn được từng đại sứ với các khu vực cụ thể thì công tác quảng bá sẽ càng hiệu quả hơn.
PV: Nhìn vào hồ sơ ứng viên Đại sứ Du lịch trong nước thường là các diễn viên, người mẫu. Liệu công tác quản lý có khó khăn khi họ là Đại sứ mà có thể có những hình ảnh chưa đẹp?Trước mắt, chúng tôi sẽ thí điểm một vài trường hợp và hướng đến những người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài yêu mến Việt Nam.
Ông Trần Nhất Hoàng: Chúng tôi sẽ có cơ chế chặt chẽ để liên lạc và giám sát hình ảnh của Đại sứ.
PV: Ban đầu, Bộ VH-TT&DL đã công bố thời hạn nhận hồ sơ là hết tháng 3, giờ lại là hết tháng 10. Có phải vì ít ứng viên nên Bộ muốn kéo dài thời gian lựa chọn Đại sứ Du lịch?
Ông Trần Nhất Hoàng: Không phải vì ít người đăng ký mà lùi thời gian chọn Đại sứ. Vì đúng thời điểm Bộ công bố hết hạn, Lý Nhã Kỳ rút hồ sơ thì một tuần sau đó, báo chí tham gia bàn rất sôi động. Việc này đã thu hút thêm gần chục người đề nghị. Chúng tôi rất phấn khởi vì càng nhiều người tham gia thì càng dễ lựa chọn được những người phù hợp. Mong muốn của chúng ta là tìm người có nhiều cống hiến cho đất nước. Hai là qua thẩm định chúng tôi nhận thấy các hồ sơ ứng cử đều chưa được thực hiện một cách kỹ lưỡng, chưa có chương trình hành động. Việc mở rộng thời gian là để các ứng viên có thể tìm hiểu kỹ lưỡng hơn và hoàn thiện hồ sơ của mình.
Xin cảm ơn ông!
Theo QDND
Tâm sự của một bạn gái hâm mộ Bùi Anh Tuấn
Anh yêu của em ạ,
Em biết anh ghét Bùi Anh Tuấn. Anh ghét từ mái tóc “tổ chim nồi úp” đặc mùi Hàn Quốc, chẳng thẳng tưng rễ tre như tóc anh. Anh khinh cái cách ăn mặc quá đỗi chỉnh chu, không áo len thì bờ-lây-dơ không được một góc phong trần của cái áo da của anh ba năm chưa giặt. Anh thèm vào cái khuôn mặt hiền hiền, ngố ngố, “xấu bỏ bố mà các cô cứ thích”, làm sao bằng được thần tượng Ai-rồn Men nam tính của anh. Anh coi thường cái loại đàn ông gì mà từ cách ăn nói tới cách hát đều mềm mại, nhẹ nhàng, không có tí gì ăn sóng nói gió chém bão của anh cả. Anh ghét Bùi Anh Tuấn, anh tức lây cả em vì em thích Bùi Anh Tuấn.
Nhưng anh ghét vừa vừa thôi nhé. Vì anh ấy làm em có thể yêu anh.
Vì em là con gái, và em tham lam anh ạ. Em muốn trong cuộc sống của mình bao giờ cũng có đủ màu sắc. Cũng giống như trong tủ quần áo của em có cả váy dạ hội và ủng bộ đội (và thi thoảng em mặc cả hai thứ cùng một lúc như trên báo rồi bị anh nhìn như con hâm), trong lòng em cần sự mạnh mẽ và dữ dội, thì em cũng cần sự mềm mỏng, nhẹ nhàng, lãng mạn. Em cần Bùi Anh Tuấn.
Nào, anh cứ tưởng tượng mà xem, nếu không có anh ấy và những người như anh ấy, thì một ngày em sẽ bắt anh gọi điện cho em khoảng 20 lần, mỗi lần 3-4 phút, bao giờ cũng bắt đầu bằng câu hỏi “Ta quen nhau đã bao lâu rồi, hỡi đêm đêm có hay, mà giọt buồn hoài vương trên môi mặn đắng?” và kết thúc bằng “anh đã yêu em người ơi”. Liệu lúc đó anh có yêu em nổi nữa không?
Nhưng nhờ có anh ấy, mà trong những ngày anh bận họp, bận đánh Hây-lô, bận đi xem bóng đá, em có người ở bên cạnh nhẹ nhàng, ấm áp, và ngọt ngào với em. Nhờ có anh ấy mà em không cảm thấy trống trải, không vào I-a-hu Mét-xinh-giờ để nói chuyện bâng quơ với người ta. Thay vì lên Phây-búc xem ảnh người yêu cũ, em vào phan pết của Bùi Anh Tuấn đọc tin, xem ảnh, giao lưu với các bạn gái cùng sở thích. Tình yêu ta vì thế mà bền lâu, anh biết chưa?
Và những khi anh nổi nóng, những lúc anh cục cằn, thay vì gục đầu vào vai một người đàn ông khác mà khóc như các chị trên Việt Nam Tàu Nhanh, thì em nghe Bùi Anh Tuấn hát và tưởng tượng ra rằng mặc dù anh nói “Nhẽo vừa thôi, để tôi yên”, thực sự trong lòng anh đang nghĩ rằng “Người yêu hỡi! Thật lòng cảm ơn em! Tình có những lúc sóng gió cứ ngỡ chia tay, anh vẫn thắm thiết nói “rất yêu em”. Khi anh chẳng ngó tới em vì đêm nay có C1 và anh phải sang nhà chiến hữu xem “cho nó máu”, em vào phan pết của Bùi Anh Tuấn để đọc vô vàn những lời ngọt ngào “Tuấn luôn yêu các bạn” và “Chúc bạn ngủ ngon và có những giấc mơ đẹp.” Nhờ có anh ấy mà em có thể bình tĩnh lại, ngọt ngào hơn, và tiếp tục yêu anh, anh ạ.
Còn cái kiểu tóc đấy, cái cách ăn mặc chỉnh chu đấy, vâng anh không thích, nhưng anh có biết là em rất thích dù chỉ một lần anh mặc như thế cho em không? Bao lần mình đi chơi, em xúng xính váy mới môi hồng, và anh thì vẫn điềm nhiên mặc áo phông rách từ hôm qua đi đá bóng về chưa thay, em ước chỉ một lần thôi anh chải chuốt một chút, để chúng mình có thể là cặp đôi đẹp lung linh nắm tay trên phố, để những đứa con gái khác phải thầm ghen tị với em. Em biết có năn nỉ gãy lưỡi anh cũng sẽ chẳng vuốt keo lên tóc, chẳng mặc ghi-lê và áo sơ mi sạch, thôi thì em đành ngắm Bùi Anh Tuấn vậy.
Nói một cách đơn giản, thì em thích Bùi Anh Tuấn cũng cùng một lí do như anh hăng say tham gia sự nghiệp chống Mỹ vậy- để có một phút được giải thoát khỏi sự thật, một phút tự sướng tinh thần, để có thể sống một cách than thản hơn
.
Tóm lại: Nhờ có anh ấy mà những lúc anh làm tôi phát rồ lên tôi không bỏ sang yêu thằng khác, anh biết chưa? Nên anh có chê thì cũng vừa vừa phải phải thôi. Hôm đội Ý nhà anh bị Tây Ban Nha giã như giã tương chung kết Ơ-rô tôi có nói quá một câu đâu? Anh mà còn chê nữa thì tôi đảm bảo 2 phút nữa anh sẽ đứng khóc đầy “Hoang mang”cho mà xem.
Nguyễn Trần Có Lý