Tờ Wall Street Journal đưa tin trước khi mất tích, máy bay MH370 còn gửi cho hệ thống các vệ tinh từ 5-6 lần bằng tín hiệu “ping” yếu ớt, trong đó tín hiệu “ping” cuối cùng được phát ra … Tiếp tục đọc
Category Thế giới
“ĐƯỜNG CHÍN ĐOẠN” CỦA TQ: GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG

Và tất nhiên, với sự gia tăng hành động khiêu khích và bất chấp pháp luật vừa qua thì người TQ cũng chưa ý thức được những khó khăn đó. Người Mỹ đã chỉ cho họ thấy và đây cũng được coi là những cảnh báo hợp lý. Đi liền với sự cảnh báo ấy chính là tuyên bố phản đối chính thức “đường chín đoạn” (“đường lưỡi bò”) trên Biển Đông của Trung Quốc.
Rõ ràng, động thái này của phía Mỹ cũng nói lên rất nhiều điều và ít nhất là sự kiên quyết trong bảo vệ những quốc gia đồng minh trong khu vực như Philipin trong thời gian tới. Trước đây, sau thành công từ việc “đẩy Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough và tiếp tục đe dọa các bãi cạn khác” phía TQ xem sự im lặng của Mỹ như một tín hiệu xanh và đây là nguyên nhân hàng đầu để những người Mỹ có những hành động khiêu khích leo thang vào giai đoạn sau. Với tuyên bố chính thức này, người Mỹ đã thể hiện rõ sự phản đối, lên án những sách lược của TQ đang áp đặt lên Biển Đông. Đồng thời, tuyên bố vừa qua phần nào thể hiện sự nhất quán của Mỹ trong “thể hiện quan điểm rõ ràng rằng họ sẽ không bao giờ chấp nhận các yêu sách của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông khi mà Washington vẫn còn những ảnh hưởng không nhỏ trong khu vực“.
Với những động thái nêu trên, chưa có một cái gì là chắc chắn trong việc Mỹ cam kết “trung thành” với những tuyên bố và thực thi những tuyên bố ấy bằng hành động. Nhưng ít nhất người Mỹ đã tạo ra một lát cắt mang tính chỉnh thể, đủ để định hướng dư luận thế giới trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh TQ không ngừng thực hiện chiến dịch tuyên truyền chủ quyền của mình trên Biển Đông.
Hiện tại, để đưa ra các luận điểm bảo vệ cho cái gọi là “đường chín đoạn” ấy, nhiều học giả, nhà khoa học và giới chính trị gia TQ đã liên tiếp cho rằng: “nước này từng có những thời điểm duy trì chủ quyền đối với các hòn đảo và rặng san hô khác nhau trong vùng biển. Theo lời giải thích của một nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc thì: “Đường chín đoạn ở Biển Đông chỉ ra chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo trong khu vực từ thời cổ đại”. Nhưng sẽ thật là phi lý nếu những điều người TQ nói và thực hiện trở nên phổ biến bởi: “Đế chế Ottoman trước đây kiểm soát phần lớn châu Âu vào nhiều thời điểm khác nhau dẫn đến Thổ Nhĩ Kỳ có quyền đòi chủ quyền đối với hầu hết châu lục này. Pháp và Đức từng có tuyên bố chủ quyền trên hầu hết các nước phương Tây và các khu vực của Đông Âu vào thời Napoleon và Đức Quốc Xã. Mỹ và Anh có thể khẳng định phần lớn Tây Âu thuộc về họ trong những năm cuối cùng của Thế chiến II. Và Nga có thể tái thiết lại một đất nước từ thời Liên Xô cũ cũng bằng lập luận chủ quyền theo lịch sử”. Và câu chuyện sẽ đi sang một hướng khác nếu điều đó được lật lại khi “sẽ thật trớ trêu với Trung Quốc cứ khăng khăng muốn hiện thực hóa nguyên tắc “đường chín đoạn” khi mà trong quá khứ, nước này cũng là thuộc địa của một số quốc gia. Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đã bị các quốc gia như Đức, Pháp, Anh xâm chiếm và chiếm đóng. Nếu theo lập luận của Bắc Kinh, các quốc gia này hoàn toàn có quyền đưa ra yêu sách đối với một số khu vực của Trung Quốc. Hoàng gia Nhật trong quá khứ cũng kiểm soát phần lớn Trung Quốc, và câu chuyện sẽ rất tệ hại với Bắc Kinh nếu Thủ tướng Shinzo Abe muốn đòi lại chủ quyền đối với các khu vực trước đây Nhật Bản từng chiếm đóng.”
Trong một chừng mực nhất định, sự phân tích và cảnh tỉnh của nước Mỹ sẽ mở ra một hướng đi thích hợp cho những người TQ trong ứng xử quan hệ ngoại giao trong thời gian tới. Nhất là họ không muốn những chính sách do mình đưa ra và chuẩn bị thực hiện trên thực tế đang xuất hiện những hạt nhân bất hợp lý, thậm chí là phản chủ./.
BẠO LỰC TẠI CAMPUCHIA: KHOẢNG TỐI TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Thêm một cô gái Ấn Độ bị cưỡng hiếp tập thể gần đồn cảnh sát
Trang Đỗ (Theo IndiaTimes) – Theo Pháp Luật Xã Hội Nữ tình nguyện viên tuổi teen người Đức bị cưỡng hiếp tại Ấn Độ Cậu bé 6 tuổi bị cáo buộc cưỡng hiếp em họ 5 tuổi Mẹ vật vã bên … Tiếp tục đọc
Một đất nước Campuchia hòa bình, ổn định và phát triển không cần tới Sam Rainsy?
Kết quả sau cuộc bầu cử quốc hội Campuchia khóa V ngày 28/7/2013 Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền CPP giành được 68 ghế, Đảng đối lập CNRP giành được 55 ghế. Tuy nhiên sau khi kết quả cuộc bầu cử được công bố Đảng đối lập của ông Sam Rainsy đã phản đối kết quả, sự bất mãn về kết quả bầu cử đã châm ngòi cho ba ngày biểu tình tại thủ đô Phnom Penh vào đầu tháng. Cuộc biểu tình đã biến thành bạo lực khi một người biểu tình bị bắn chết giữa lúc lực lượng an ninh đụng độ với những người biểu tình ném đá. Những cuộc biểu tình, đụng độ như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh đất nước Campuchia, một đất nước đang cần sự ổn đình, đoàn kết và phát triển dưới sự lãnh đạo của Quốc Vương Norodom Sihamoni.
Trước tình hình như vậy Quốc vương đã kêu gọi lãnh đạo của hai Đảng ngồi lại với nhau giải quyết bất đồng, vì lợi ích của đất nước. Tuy nhiên vì lợi ích hẹp hòi của bản thân ông Sam Rainsy và của Đảng đối lập CNRP mà những bất đồng đã không được giải quyết.
Tuy nhiên, theo Hiến pháp Campuchia, một đảng giành được quá bán số phiếu – tức là 50% + 1, tương đương với 63 ghế trong quốc hội – sẽ có quyền thành lập chính phủ. Do đó, sẽ không có trở ngại đối với CPP khi tiến hành lập bộ máy lãnh đạo quốc hội và Chính phủ hoàng gia, dù CNRP có tham gia hay không.
Sáng 23/9/2013, Quốc hội Campuchia khóa V được bầu vào ngày 28/7 vừa qua, đã họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Quốc vương Norodom Sihamoni. Cuộc họp được tiến hành theo quy định của Hiến pháp Campuchia là sau 60 ngày kể từ ngày bỏ phiếu, Quốc hội mới phải tiến hành phiên họp đầu tiên, dù Đảng đối lập CNRP đã tẩy chay phiên họp. Cuộc họp chỉ có 68 tân nghị sỹ của đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia (CPP) tham dự dưới sự điều khiển của nghị sỹ cao niên nhất là ông Heng Samrin, Chủ tịch Quốc hội khóa V, Chủ tịch danh dự đảng CPP. Quốc vương Noroddom Sihamoni đã ký sắc lệnh bổ nhiệm ông Hun Sen làm Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ V. Sắc lệnh trên nêu rõ tân Thủ tướng có trách nhiệm lập thành phần nội các trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm. Trong diễn văn khai mạc, Quốc vương kêu gọi đất nước đoàn kết và thể hiện sự thống nhất trên nền tảng của việc thực thi các nguyên tắc dân chủ và pháp quyền.
Như vậy, Quốc hội Campuchia đã họp và thực hiện đúng quy định của Hiến pháp dù Đảng đối lập CNRP tẩy chay. Một đất nước đang phát triển cần sự đoàn kết trên nền tảng các nguyên tắc dân chủ và pháp quyền vì lợi ích của nhân dân chứ không vì lợi ích của một cá nhân hay một Đảng nào. Rồi sau đây không biết tình hình Campuchia sẽ như thế nào, động thái tiếp theo của ông Sam Rainsy và của Đảng đối lập CNRP là gì? Nhưng hy vọng rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Quốc vương Noroddom Sihamoni tin rằng đất nước Campuchia sẽ ổn đình, hòa bình và phát triển. Nhân dân Campuchia sẽ đoàn kết, cùng nhau xây dựng đất nước.
Những hành động của Sam Rainsy, của Đảng CNRP là đi ngược lại lợi ích dân tộc. Theo Hiến pháp của Campuchia, việc tẩy chay Quốc hội của Đảng đối lập CNRP cũng đồng nghĩa với việc đảng này từ bỏ quyền bỏ phiếu tín nhiệm và tham gia vào các chức vụ trong nội các chính phủ Campuchia trong nhiệm kỳ tới. Như vậy, thật tiếc cho những ai đã bỏ phiếu cho Đảng này nơi mà tiếng nói của cử tri đã không được thực hiện. Một đất nước Campuchia hòa bình, ổn định phát triển không cần tới một nhà lãnh đạo như Sam Rainsy?
Sơn Thảo
LÀ NƯỚC LỚN, NÊN NGẠO MẠN VÀ HOANG TƯỞNG QUÁ CHĂNG
Những năm 1950 bằng các cuộc xâm lấn bí mật, Trung Quốc đã tiến hành xâm lấn vùng đất Hymalya, giờ đây nước này cũng đang phát động những cuộc chiến tranh tương tự mà không cần nổ súng nhằm làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông cũng như biển Hoa Đông.
Khi đã vươn lên từ một nước nghèo đói, lạc hậu trở thành một cường quốc kinh tế thì những yếu tố chính trong nghệ thuật lãnh đạo và suy tính chiến lược của Trung Quốc vẫn không hề thay đổi.
Kể từ thời ông Mao, Trung Quốc đã áp dụng lời khuyên của Tôn Tử, là không không đánh mà đánh bại được kẻ thù mới là thượng sách. Cách tiếp cận này là bất ngờ khai thác điểm yếu của đối phương, nắm bắt thời cơ và vờ phòng thủ nhưng thực ra là tấn công. Giống như Tôn Tử từng nói, “tất cả các cuộc chiến tranh đều là dựa trên mưu kế và sự lừa gạt”.
Trong một thế hệ sau khi ông Đặng Tiểu Bình củng cố quyền lực, Trung Quốc đã tích cực phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với các nước Châu Á nhằm tạo môi trường thuận lợi cho họ tập trung phát triển kinh tế. Chiến lược này cho phép Bắc Kinh tích tụ sức mạnh chiến lược và kinh tế trong khi vẫn cho phép các nước láng giềng phát triển nền kinh tế bằng cách hội nhập với nền kinh tế đang lên của họ.
Chính sách láng giềng thân thiện bắt đầu có nhiều thay đổi trong mấy mươi năm trở lại đây khi Trung Quốc tự tin răng họ đã là một cường quốc hùng mạnh và thời kỳ họ làm chủ thế giới đang đến. Họ luôn tin như chính tên gọi của đất nước họ “Trung Quốc” (trung tâm của các nước trên thế giới) và chính họ sẽ là “Sen đầm của thế giới” chứ không phải là ai khác.
Chính vì thế các lãnh đạo của “khựa” Trung Quốc bắt đầu khởi động lại cuộc tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới với Ấn Độ bằng cách đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ bang Arunachal Pradesh năm 2006. Trung Quốc đã chọn cách đối đầu với các nước láng giềng để mở rộng “lợi ích cốt lõi” của họ. Và năm ngoái, Bắc Kinh chính thức đòi 80% Biển Đông với đường lưỡi bò mà không thèm quan tâm để ý đến dư luận thế giới và chủ quyền của nước khác, trong đó có Việt Nam. Trong nhiều năm nay trên thế giới diễn ra dịch bò điên và hành động của các lãnh đạo Trung Hoa càng cho thấy rằng hình như họ đang dính phải bệnh dịch “Bò Điên” đó.
Để thực hiện dã tâm của mình, Trung Quốc dựa vào tiềm lực kinh tế của họ nhằm gây mất ổn định khu vực, mua chuộc các nước nghèo để tách riêng các nước mà họ có chủ quyền tranh chấp ra khỏi sự liên kết, ủng hộ nhau. Ngoài ra chúng còn sử dụng nhiều phương thức khác như cho một lớp chiến binh bí mật núp sau danh sau danh nghĩa những cơ quan hàng hải bán quân sự và thậm chí cả ngư dân..
Trung Quốc liên tục đối đầu, tranh chấp với philipin nhằm chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough hồi năm ngoái bằng cách triển khai các con tàu xung quanh bãi cạn này và ngăn cản bất kỳ sự tiếp cận nào của tàu thuyền đối phương. Các ngư dân Philippines hiện tại không thể đi vào khu vực bãi cạn vốn là nơi đánh bắt cá truyền thống của họ. Với việc tàu Trung Quốc hiện diện cố định ở bãi cạn tranh chấp, Philippines phải đối diện với một sự lựa chọn chiến lược: một là chấp nhận thực tế bãi cạn Scarborough của họ đã bị Trung Quốc kiểm soát, hai là chấp nhận rủi ro về một cuộc chiến tranh công khai.
Đối với cường quốc như Nhật Bản, Trung Quốc cũng không ngần ngại tuyên bố đảo Senkaku là của chúng. Dường như chúng đang muốn dây máu kiếm khẩu phần trên ranh giới tất cả các nước. Hay muốn cả thế giới biết đến hiếu như những kẻ hiếu chiến thời đại mới.
Đối với việt Nam ta, chúng mạnh mồm tuyên bố một đường biên giới chiếm gần hết như biển đảo của ta mà không cần 1 căn cứ hay công nhận nào từ các phía, chúng hành động khiêu khích và bắt giữ cư dân ta trên biển, in đường lưỡi bò vào hộ chiếu….Dường như chúng vẫn chưa thấm thía bài học mấy nghìn năm trước của cha ông chúng, chưa nhớ lại cảnh “thoát hoan chui ống đồng về nước, …”
Có thể nói, những diễn biến trong những năm gần đây cho thấy, Trung Quốc đang tìm cách phá vỡ nguyên trạng các khu vực lãnh thổ, lãnh hải mà họ có tranh chấp với các nước láng giềng. Nước này tìm cách xâm nhập liên tiếp vào những vùng tranh chấp để đặt ra một sự đã rồi, dùng sức mạnh kinh tế và quân sự để đe dạo các nước bé.
Nhưng với Việt Nam người Trung Quốc đâu biết rằng, họ không thể đồng hóa dân Việt dù hơn nghìn năm đô hộ, bởi vì người Việt Nam luôn có ý thức tự làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh, giữ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc luôn là tự ý thức của mỗi người dân. Vì “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhận chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
nuocnonmotdai
Suy nghĩ và tiếng nói của người Anh!
Hai triệu người Anh từng xuống đường tuần hành, phản đối cuộc chiến tại Iraq năm 2003
Kịch bản nào cho cuộc chiến tại Syria ? – (Kỳ một)- Cuộc chiến Nghị trường
Những giờ vừa qua, diễn biến tại Syria vô cùng khẩn trương và phức tạp khi Mỹ chính thức cáo buộc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học và bác bỏ đề nghị của chính quyền Syria về việc gia hạn thêm thời gian cho đoàn thanh sát viên của Liên hợp quốc.
Quốc hội Anh phản đối việc tham gia một hành động quân sự chóng Syria khi chưa có kết luận chính thức từ Liên hợp quốc
Vấn đề Syria trở thành vấn đề nóng của Mỹ và các quốc gia đồng minh, khi nguyên thủ các nước đưa vấn đề hành động can thiệp quân sự vào Syria ra tham vấn tại các viện của Quốc hội.
Tại Mỹ, Chủ tịch Hạ viện Mỹ đã gửi một bức thư, tập hợp ý kiến của hơn một trăm nghị sĩ, yêu cầu Tổng thống Mỹ giải trình lý do của cuộc tấn công, lợi ích của cuộc tấn công, thời gian tấn công là bao lâu, cũng như việc tấn công Syria có là một bộ phận của chiến lược đảm bảo an ninh quốc gia của Mỹ. Để trả lời các câu hỏi này, buộc Mỹ phải công bố các thông tin tình báo về việc Syria sử dụng vũ khí hóa học.
Trong khi đó, sau khi nghe Thủ tướng Anh David Cameroon trình bày về lý do tham gia cuộc tấn công quân sự tại Syria, cũng như lợi ích của vương quốc Anh khi tham gia cuộc chiến, các nghị sĩ quốc hội đã bỏ phiếu với 285 ý kiến phản đối và 271 ý kiến đồng ý, thất bại này của Anh có thể sẽ khiến Mỹ phải cân nhắc kỹ hơn về việc tiến hành một cuộc tiến công quân sự vào Syria.
Biểu tình phản đối kế hoạch tấn công quân sự Syria tại London hôm 28/8
Tại Pháp, vấn đề tấn công quân sự vào Syria cũng được tổng thống Hollande tham vấn trước quốc hội và ông cũng không nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của quốc hội, khi các nghị sĩ vẫn đang cân nhắc lợi ích của Pháp trong hành động quân sự này.
Tại Italia, chính phủ nước này cũng quyết định sẽ chỉ có hành động quân sự sau khi có kết luận chính thức của Liên hợp quốc.
Có thể thấy, hiện nay Mỹ, Anh và các đồng minh vẫn đang cân nhắc lợi ích và thiệt hại sau khi tấn công Syria, vì hiện nay chính quyền Syria vẫn còn đủ mạnh, với sức mạnh quân đội tương đối, được sự ủng hộ, trung thành của quân đội, còn được những đồng minh quan trọng ủng hộ là Nga, Iran, Trung Quốc… Do vậy, đơn phương tấn công một quốc gia có chủ quyền, bất chấp Nghị quyết của Liên hợp quốc có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, như an toàn của các đồng minh thân cận của Mỹ là Israel và Thổ Nhĩ Kỳ, gây tác động ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh tại Bắc Phi và Trung Đông và Mỹ cũng rất lo ngại các tổ chức khủng bố quốc tế có thể lợi dụng cuộc tấn công của Mỹ để chiếm đoạt kho vũ khí hóa học hiện nay vẫn thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Syria.
Tình hình trước mắt cho thấy, Mỹ và đồng minh chưa thể ngay lập tức tấn công quân sự tại Syria, nhất là trong khi các thanh sát viên của Liên hợp quốc vẫn còn 2 ngày làm việc tại Damascus, trước khi kết luận chính thức.
——Minh Anh——
Nội chiến tại Syria – Giờ G đã điểm

Bản chất của gã hàng xóm “CƯỜNG HÀO”
Ông bà ta thường có câu “bán anh em xa, mua láng giềng gần” hay “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”,.. những câu nói này đã đi theo lịch sử, thấm nhuần vào tâm hồn mỗi người dân Việt Nam trải qua hàng ngàn thế hệ từ thưở khai thiên lập quốc. Thể hiện tinh thần và đạo lý tốt đẹp của cha ông ta, hàng ngàn thế hệ người dân nước Nam nhỏ bé luôn thiết lập mối quan hệ bang giao hữu hão với năm châu và bạn bè quốc tế, luôn đặt vấn đề thêm bạn bớt thù lên hàng đầu. Thế nhưng xem ra trong mối quan hệ với gã hàng xóm to lớn ở bên cạnh chúng ta thì những câu nói trên xem ra không còn phù hợp. Thậm chí có thể xuyên tạc thành “hàng xóm tối lửa tắt đèn cắn nhau”. Viết câu này ra ngay bản thân Trần Ái Quốc tôi cũng cảm thấy xấu hổ với tiền nhân khi mình xuyên tạc những giá trị tốt đẹp của dân tộc, nhưng xem ra đối với gã đông gioăng thì ngẫm nghĩ lại càng quá đúng.
Để minh chứng cho bản chất của một gã hàng xóm xấu bụng, bài viết của Trần Ái Quốc xin được chia ra nhiều thời kỳ, trong đó tập trung phân tích từng giai đoạn lịch sử để chứng minh bản chất gã đông gioăng này “bẩn thỉu” từ thuở mới lọt lòng. Kính mong độc giả cho ý kiến nhận xét để Trần Ái Quốc tôi có cảm hứng hoàn thiện kế hoạch dài hơi của mình.
Kỳ 1: “Từ vụ án Nam nhân kế và 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc”
Nhân dân Việt Nam xưa và nay vốn yêu chuộng hòa bình, ngay từ thời Hùng Vương vào khoảng năm 2.879 đến 209 TrCN các vua Hùng luôn lấy việc hòa hảo làm đầu. Tuy nhiên gã hàng xóm xấu bụng ngay từ thời khai thiên lập địa đã lộ ra bản chất của một “thằng ăn cướp”. Từ năm 209 đến năm 179 TrCN là thời kỳ tồn tại của nhà nước Âu Lạc do Thục phán An Dương Vương làm vua, khi đó phong kiến phương bắc do Triệu Đà làm chủ đã bao lần đem quân sang xâm chiếm Âu Lạc, tuy nhiên với sức mạnh và kỹ thuật chiến đấu của quân dân Âu Lạc đã làm cho quân Triệu Đà thúc thủ liên tục. Đến lúc này với mưu mô và xảo quyệt của một tên cáo già, Triệu Đà đã dựng nên một kịch bản cực hay là cho Trọng Thủy sang Âu Lạc “ở rể” để tìm hiểu và đánh cắp bí mật quân sự của An Dương Vương. Người xưa có câu “anh hùng không qua được ải mỹ nhân” thế nhưng trong trường hợp này thì ngược lại “mỹ nhân không qua được ải tiểu nhân”, lợi dụng sự lơi lỏng của triều đình Âu Lạc, sự chủ quan của An Dương Vương và sự cả tin của Mỵ Châu, Trọng Thủy đã giúp Triệu Đà thôn tính xong Âu Lạc mở ra một thời đại tăm tối cho dân tộc Việt Nam hơn 1000 năm Bắc Thuộc.
Điểm lại lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam mới thấy được dã tâm bẩn thỉu của thằng hàng xóm xấu bụng.
Sau khi chiếm được nước Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt và chia Âu Lạc ra làm 2 quận là Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu Chân (bắc Trung Bộ), cử quan lại và quân lính sang cai trị và đóng đồn. Cách cai trị của họ Triệu tương đối lỏng lẻo. Triệu Đà chưa xoá bỏ vương hiệu của thủ lĩnh đất Tây Vu là đất bản bộ của họ Thục và vẫn cho các Lạc tướng được trị dân như cũ. Những luật lệ, phong tục tập quán cũ của Âu Lạc dưới thời Triệu tạm thời được duy trì. Cơ cấu xã hội Âu Lạc cũ hầu như chưa bị đụng chạm đến. Trong hơn 60 năm thống trị của nhà Triệu, trên đất Giao Chỉ, Cửu Chân không có những biến động quân sự, chính trị lớn.
Trong hơn một ngàn năm (179 TrCN – 938), nước ta liên tục bị các thế lực phong kiến phương Bắc nối tiếp nhau cai trị. Các triều đại đó là: Nam Việt của Triệu Đà: xâm lược và đô hộ nước ta 68 năm (từ 179 TrCN – 111TrCN); Nhà Tiền Hán: đô hộ nước ta 119 năm (từ năm 111 TrCN – năm 08); Nhà Tân: thay thế nhà Tiền Hán đô hộ nước ta 17 năm (từ năm 08 – năm 25); Nhà Hậu Hán: đô hộ nước ta 204 năm (từ năm 25 – 229); Nhà Đông Ngô: đô hộ nước ta 60 năm (từ 229 – 280); Nhà Tấn: đô hộ nước ta 140 năm (280 – 420); Nhà Lương: đô hộ nước ta 122 năm (420 – 542); Năm 542, cuộc khởi nghĩa Lý Bôn thắng lợi, nước ta giành độc lập trong 60 năm (542 – 602); Nhà Tuỳ: đô hộ nước ta 16 năm (602 – 618); Nhà Đường: đô hộ nước ta 287 năm (618 – 905). Năm 905, nhân tình hình rối loạn ở phương Bắc (Ngũ đại Thập quốc), Khúc Thừa Dụ đứng lên giành chính quyền một cách khôn khéo và đất nước tự chủ được 25 năm (905 – 930). Năm 930, nhà Nam Hán 2 lần xâm lược nước ta, 8 năm (930 – 938). Mãi đến năm 938 Ngô Quyền mới giành lại được độc lập cho đất nước sau chiến thắng Bạch Đằng vang dội.
Phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa thâm độc như thực hiện chính sách ngu dân, từ những việc như lấy vợ gả chồng cho đến việc ăn mặc, thậm chí cả việc tổ chức khai thác nông nghiệp cũng đều phải theo truyền thống, tập quán và kỹ thuật Hán… Mức độ bóc lột và đồng hóa của chúng ngày càng trở nên khốc liệt. Ngoài việc bắt nhân dân ta phải cống nạp nhiều của quý, vật lạ của phương Nam, nhà Hán còn bóc lột tô thuế nặng nề, chiếm đất lập trang trại, nắm độc quyền sản xuất và mua bán muối. Nhà Hán ra sức củng cố và hoàn thiện chính quyền đô hộ ở Giao Chỉ, tìm mọi cách xoá bỏ lối “dùng tục cũ mà cai trị”, áp dụng pháp luật Hán, bắt nhân dân ta phải tuân theo lễ giáo phong kiến Hán. Chúng bắt hết thợ thủ công giỏi và đàn bà đẹp của người Việt đem sang chính quốc, còn lại chúng giết sạch đàn ông nước Nam, đem đàn ông Hán sang ở chung với phụ nữ Việt nhằm thực hiện chính sách đồng hóa triệt để và ra sức tiêu diệt giống nòi ta. Việc chúng mở ra một vài trường học cũng chỉ là để đào tạo một số thuộc viên đắc lực cho chính quyền đô hộ và tuyên truyền những tư tưởng đạo đức phong kiến Hán.
Sự thâm độc trong sự thống trị của Nhà Hán còn thể hiện trong âm mưu tiêu diệt các “long mạch” nhằm thống trị lâu dài nước Việt ta. Sự việc này sẽ được chuyển tải trong kỳ sau của bài viết với tựa đề “ Thánh vật sông Tô Lịch và tác phẩm của gã hàng xóm xấu bụng”…
(còn nữa,…).
Trần Ái Quốc