Album ảnh

Tự do tôn giáo ở Việt Nam là một chính sách nhất quán

This gallery contains 1 photo.

  Sơn Thảo              Đã thành thông lệ, cứ đến dịp tháng 3 tháng 9, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ lại cho mình cái quyền công bố báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền và tự do tôn … Tiếp tục đọc

Đánh giá:

NHẤT TRÍ TRANG BỊ VŨ KHÍ CHO KIỂM NGƯ

Dân Việt – Để tạo điều kiện thuận lợi cho Lực lượng kiểm ngư hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Chính phủ đề nghị trang bị vũ khí quân dụng cho Lực lượng kiểm ngư khi thi hành nhiệm vụ.

 

Sáng 10.7, Ủy ban thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 19. Trong phiên khai mạc, Chính phủ đã có tờ trình đề xuất trang bị vũ khí cho lực lượng kiểm ngư, một lực lượng mới được thành lập thuộc Bộ NNPTNT.

 

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng thay mặt Chính phủ đã trình bày tờ trình bổ sung Dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, theo đó đề xuất trang bị vũ khí cho Lực lượng kiểm ngư thuộc Bộ NNPTNT. Bộ trưởng Hoàng cho rằng:

 

“Đây là lực lượng hoạt động độc lập, có nhiệm vụ trực tiếp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam…, phải thường xuyên phải đối mặt với các hành vi vi phạm pháp luật, nhưng hiện nay mới chỉ được trang bị công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 19 Nghị định 25/2012/NĐ-CP”.

 

Vì vậy, Bộ trưởng cho rằng: “Để tạo điều kiện thuận lợi cho Lực lượng kiểm ngư hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Chính phủ đề nghị trang bị vũ khí quân dụng cho Lực lượng kiểm ngư khi thi hành nhiệm vụ”.

 

Thay mặt cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh Nguyễn Kim Khoa cho biết, đa số thành viên Ủy ban nhất trí và cho rằng, trước tình hình diễn biến phức tạp trong việc quản lý, bảo vệ ngư trường trên các vùng biển nước ta hiện nay thì việc trang bị vũ khí quân dụng cho Kiểm ngư là cần thiết.

 

“Tuy nhiên, nhiều thành viên UBQPAN đề nghị Chính phủ phải có quy định rõ loại súng được trang bị cho phù hợp và có biện pháp quản lý, sử dụng chặt chẽ khi hoạt động ở các vùng biển ngoài lãnh hải thuộc quyền chủ quyền của nước ta để bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh và đối ngoại, tránh làm phức tạp tình hình không cần thiết”, Chủ nhiệm Khoa yêu cầu.

 

Thảo luận về đề xuất này, đa số ý kiến của thành viên UBTVQH đều đồng tình. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý tỏ rõ sự đồng tình vì trước đó, khi có quyết định thành lập lực lượng kiểm ngư, Thường vụ Quốc hội cũng đã tính tới vấn đề này.

 

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng việc trang bị vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ cho lực lượng kiểm ngư là cần thiết, nhưng yêu cầu Chính phủ phải có quy định chặt chẽ cụ thể loại vũ khí nào, khi nào thì sử dụng…

 

Theo blog Trelang

Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm – Một thành công lớn

Lần đầu tiên, quốc hội thay nhân dân thực hiện việc lấy phiếu tính nhiệm cho các chức danh quan trọng, đây là hoạt động chính trị thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân cả nước.

 cac dai bieu bo phieu
                các đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cho 47 chức danh

Sau hai ngày làm việc, Sáng nay 11-6, Quốc hội đã công bố kết quả sự tính nhiệm của các đại biểu quốc cho 47 chức danh chủ chốt của đất nước, theo kết quả công bố thì không có đồng chí nào bị ” mất tính nhiệm” khi mà số lượng  phiếu tính nhiệm thấp không bị quá nửa số đại biểu quốc hội.

Cụ thể kết quả lấy phiếu tính nhiệm cho 47 chức danh như sau:

TT
                    Họ và tên
Kết quả tín nhiệm
Tín nhiệm cao
Tín nhiệm
Tín nhiệm thấp
1
Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước
330
133
28
2
Bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước
263
215
13
3
Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội
328
139
25
4
Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội
323
155
13
5
Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Quốc hội
252
217
22
6
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch Quốc hội
372
104
14
7
Bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội
322
145
24
8
Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội.
234
235
22
9
Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội
273
204
15
10
Ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội
253
229
9
11
Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội
291
189
11
12
Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội
210
253
28
13
Ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội
267
215
9
14
Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
294
180
18
15
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội
335
151
6
16
Bà Nguyễn Thị Nương, Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội
292
183
17
17
Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
286
194
12
18
Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc
260
204
28
19
Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội
241
232
19
20
Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ
210
122
160
21
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng Chính phủ
196
230
65
22
Ông Nguyễn Xuân Phúc Phó thủ tướng Chính phủ
248
207
35
23
Ông Hoàng Trung Hải, Phó thủ tướng Chính phủ
186
261
44
24
Ông Vũ Văn Ninh, Phó thủ tướng Chính phủ
167
264
59
25
Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an.
273
183
24
26
Ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
323
144
13
27
Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
90
286
116
28
Ông Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ
126
274
92
29
Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
88
194
209
30
Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
105
276
111
31
Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp
176
280
36
32
Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng
131
261
100
33
Ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
215
245
29
34
Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương
112
251
128
35
Ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
86
229
177
36
Ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
238
233
21
37
Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ  Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
184
249
58
38
Ông Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
158
270
63
39
Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
83
294
104
40
Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
133
304
43
41
Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
121
281
77
42
Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
186
198
99
43
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế
108
228
146
44
Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ
164
241
87
45
Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
231
205
46
46
Ông Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao
195
260
34
47
Ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao
198
269
23
Sau khi có kết quả tín nhiệm, quốc hội đã biểu quyết để xác nhận kết quả tín nhiệm, đã có 471 đại biểu đồng ý (đạt 94,58%) đã thể hiện sự tin tưởng và đánh giá của các đại biểu Quốc hội.
    Theo đánh giá của các đại biểu quốc hội sau khi công bố kết quả thì kết quả như trên là tương đối sát với thực tiễn, tương đối đúng với khả năng, phẩm chất của những người được giao các chức danh. Các đại biểu đồng tình và phấn khởi trước kết quả đạt được. Lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm và thu được kết quả thế này, nhiều đại biểu mạnh dạn gọi đây là thành công lớn của Quốc hội.
    Về phần mình, thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhận định rằng kết quả đã phản ánh đúng tình hình đất nước hiện tại, từ kinh tế xã hội, đối ngoại, tới quốc phòng an ninh, tư pháp.“Có thể nói nhìn chung cách đánh giá của các đại biểu khá khách quan” – ông Hùng nhấn mạnh. Về cơ bản, Quốc hội đã hoàn thành nhiệm vụ quan trọng trước đất nước, nhân dân. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cần rút kinh nghiệm cho lần lấy phiếu tiếp theo cũng như để chuẩn bị cho lần lấy phiếu tại các HĐND tới đây.
  Theo nhận định thăm dò dư luận mới nhất thì nhân dân hoàn toàn đồng tình với kết quả lấy phiếu tính nhiệm mà Quốc hội đã thay nhân dân, đất nước thực hiện và công bố sáng nay. Nhân dân cả nước tin tưởng và mong rằng, Quốc hội sẽ rút kinh nghiệm những thiếu sót qua lần lấy phiếu đầu tiên vừa qua, cho lần lấy phiếu lần sau, mà gần nhất là lấy phiếu tại các HĐND tới đây được thành công.

 Nguồn blog tiengnoitre

Chăm lo cho công nhân – cần sự vào cuộc từ Trung ương

QĐND Online – Báo QĐND vừa đăng loạt bài “Bảo đảm đời sống công nhân: Nhiều bất cập cần sớm tháo gỡ”, phản ánh những khó khăn trong đời sống công nhân và hoạt động công đoàn ở Hà Nội. Ngày 23-5, chúng tôi đã trao đổi với ông Đặng Minh Thuần, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hà Nội về hướng giải quyết những vấn đề “nóng” đang đặt ra trong đời sống công nhân và hoạt động công đoàn hiện nay.

Phóng viên (PV): Đề nghị đồng chí cho biết, những vấn đề Báo QĐND đề cập trong loạt bài “Bảo đảm đời sống công nhân: Nhiều bất cập cần sớm tháo gỡ” đã sát thực chưa? Có nội dung nào cần bổ sung?

Ông Đặng Minh Thuần, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hà Nội

Ông Đặng Minh Thuần: Báo QĐND đã phản ánh tương đối đầy đủ những khó khăn, bất cập trong đời sống công nhân và hoạt động công đoàn ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Bên cạnh đó, chúng tôi thấy cần phải nói thêm 2 vấn đề lớn: Một là, hiện nay nhiều khu công nghiệp chưa được quy hoạch đồng bộ, có đầy đủ nhà ở, trường học, trạm y tế khu vui chơi văn hóa – thể thao… cho công nhân. Đây là bất hợp lý rất lớn, cần phải bổ sung kịp thời, đi đôi với việc hỗ trợ kinh phí, có chính sách ưu đãi để xây dựng các công trình này. Hai là, quy định mức lương tối thiểu của khối doanh nghiệp từ trước đến nay quá thấp, không bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động (NLĐ). Theo tôi, lộ trình tăng lương tối thiểu cần phải đẩy nhanh hơn và mức lương tối thiểu phải thực hiện đúng quy định của Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2012.

PV: Thời gian qua, TP Hà Nội đã có giải pháp gì giúp đời sống công nhân khối doanh nghiệp ngoài nhà nước bớt khó khăn?

Ông Đặng Minh Thuần: Nhận rõ những khó khăn trong đời sống của công nhân, nhất là ở các khu công nghiệp, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố đã chủ động tham mưu, đề xuất với lãnh đạo các cấp quan tâm bảo đảm đời sống cho NLĐ, nhất là ở các khu công nghiệp. Một số việc điển hình mà thành phố đã làm được là: Xây ký túc xá ở Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long bảo đảm chỗ ở cho gần 1 vạn công nhân và đang triển khai xây dựng 5 khu nữa ở một số khu, cụm công nghiệp. Các Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm, Quỹ xã hội công đoàn đã hỗ trợ cho hàng vạn NLĐ vay vốn phát triển sản xuất để tăng thêm thu nhập, trợ cấp xây nhà Mái ấm công đoàn. Tổ chức bán hàng bình ổn giá và hỗ trợ công nhân tàu xe về quê dịp Tết. Một số mô hình sáng tạo về chăm lo đời sống công nhân của Hà Nội đã được Tổng LĐLĐ đánh giá cao, như xây dựng 12 Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, thành lập 50 Tổ tự quản an ninh – trật tự tại các khu có nhiều công nhân tạm trú… Đặc biệt, năm nào lãnh đạo thành phố cũng tổ chức hội nghị tiếp xúc với NLĐ tại các khu công nghiệp để kịp thời giải quyết những khó khăn, bức xúc của công nhân. Các quận, huyện, thị xã cũng tổ chức hội nghị này.

PV: Nhưng thực thế đời sống của công nhân các doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn rất khó khăn, thưa đồng chí!

Ông Đặng Minh Thuần: Đúng thế! Vì để giải quyết được những khó khăn, bức xúc của hàng triệu NLĐ trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước không hề dễ dàng. Những việc mà lãnh đạo thành phố và LĐLĐ triển khai chỉ giải quyết được một phần nhỏ những khó khăn cho NLĐ. Ví dụ như xây nhà ở cho công nhân ở Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long mới đáp ứng được 20% nhu cầu của công nhân tại đây. Việc làm Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, cấp báo Lao động Thủ đô miễn phí, tổ chức liên hoan văn nghệ “Hát cho công nhân nghe và nghe công nhân hát”… chủ yếu mới thực hiện được tại các khu công nghiệp, còn hàng vạn doanh nghiệp ngoài nhà nước khác thì chưa có điều kiện. Thực tế mỗi năm số công nhân lao động của Hà Nội tăng thêm hàng chục vạn, trong khi hạ tầng cơ sở không kịp thời đáp ứng. Nếu không có các giải pháp căn bản từ cơ chế, chính sách của Trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương không thực sự vào cuộc thì rất khó giải quyết những khó khăn, bức xúc trong đời sống công nhân.

Chẳng lẽ suốt đời làm công nhân cứ phải đi thuê nhà trọ chật chội như thế này? (Chụp tại khu nhà công nhân thuê trọ ở xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội).

PV: Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp và công nhân. Thời gian tới, LĐLĐ TP tập trung vào những nhiệm vụ gì để góp phần tháo gỡ khó khăn cho công nhân và nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở? 

Ông Đặng Minh Thuần: Đại hội Công đoàn thành phố vừa tổ chức đã đề ra 5 chương trình công tác trọng tâm nhằm chăm lo cho công nhân và nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn. Các chương trình công tác trọng tâm này đã được cụ thể hóa với những chỉ tiêu,  biện pháp cụ thể để thực hiện. Trong đó LĐLĐ thành phố đặc biệt chú ý đến việc giao chỉ tiêu thực hiện cho từng đơn vị, đi đối với tăng cường kiểm tra, nhất là việc bảo đảm chế độ, chính sách đối với NLĐ. Đồng  thời, chúng tôi tiếp tục nhân rộng những mô hình chăm lo cho công nhân như thành lập thêm nhiều Điểm sinh hoạt văn hóa, Tổ tự quản an ninh – trật tự…

PVHiện nay việc thành lập và phát huy vai trò của công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước rất khó khăn, ảnh hưởng lớn đến việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. LĐLĐ thành phố có giải pháp gì để tháo gỡ?

LĐLĐ TP Hà Nội xác định 5 chương trình công tác trọng tâm từ nay đến năm 2018:

1. Phối hợp chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
2. Phối hợp nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề và kiến thức pháp luật, xã hội cho NLĐ.

3. Phát triển, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.

4. Đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách, nâng cao kỹ năng hoạt động của cán bộ công đoàn cơ sở.

5. Phối hơp nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân viên chức lao động.

Ông Đặng Minh Thuần: Muốn khắc phục hiệu quả những khó khăn trong việc thành lập và phát huy vai trò của công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước, trước hết phải tháo gỡ từ cơ chế, chính sách, pháp luật như loạt bài của Báo QĐND đã đề cập. Còn ở Hà Nội, LĐLĐ thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước, giao chỉ tiêu cụ thể cho các quận, huyện, ngành. Bên cạnh đó, thành phố tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ công đoàn và tổ chức tốt việc tư vấn pháp luật miễn phí cho công nhân. Khi cán bộ công đoàn cơ sở và NLĐ nắm chắc pháp luật lao động thì không sợ bị xâm phạm quyền lợi.

Một điểm mới là LĐLĐ thành phố và các quận, huyện sẽ thường xuyên gặp gỡ các chủ doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động họ thực hiện đúng pháp luật về lao động, làm cho chủ doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích thiết thực của việc thành lập tổ chức công đoàn và chăm lo cho công nhân của mình. Mô hình Câu lạc bộ Giám đốc – Chủ tịch Công đoàn đang được chúng tôi triển khai nhân rộng.

PVĐại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ XI sắp diễn ra. Đồng chí có kiến nghị gì với cấp trên?      

 

Ông Đặng Minh Thuần: Loạt bài của Báo QĐND đã kiến nghị nhiều vấn đề thiết thực. Tôi chỉ bổ sung thêm: Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn sửa đổi năm 2012 đã có hiệu lực, các cơ quan chức năng cần sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện, đồng thời sớm sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội cho đồng bộ, phù hợp với Bộ luật Lao động. Khi quy hoạch các khu công nghiệp cần bảo đảm đồng bộ, có nơi ở, trường học, cơ sở y tế, khu vui chơi cho gia đình công nhân. Thiết kế ký túc xá cho công nhân cần có chỗ ở cho cả gia đình họ vì hiện nay chỉ có phòng dành cho công nhân độc thân… Theo tôi, để chăm lo bảo đảm tốt đời sống công nhân, cần sự vào cuộc từ Trung ương trở xuống.

PV: Xin cảm ơn ông!  

Nguồn QDND

Trao tiền của bạn đọc Báo Quân đội nhân dân ủng hộ gia đình hai vợ chồng đuối nước

QĐND Online – Sáng 25-5, Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã đến thăm và trao 5,1 triệu đồng ủng hộ gia đình 5 cháu nhỏ mồ côi ở xóm Nam Sơn, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Trong đó 2 triệu đồng của ông Nguyễn Văn Trân (Hà Nội) và 3,1 triệu đồng của các bạn đọc ở TP Nha Trang.

PV Báo Quân đội nhân dân trao tiền hỗ trợ gia đình 5 cháu mồ côi

Như Báo Quân đội nhân dân đã đưa tin, 14 giờ 30 phút ngày 16-5, anh Lê Văn Dung sinh năm 1969 và vợ là chị Dương Thị Loan, sinh năm 1970, bị lật thuyền trong lúc đánh cá trên sông Mỹ Dương (xã Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) và bị chết đuối, bỏ lại năm đứa con, cháu nhỏ nhất mới 11 tháng tuổi. Gia đình anh Dung, chị Loan thuộc diện hộ nghèo.

Nguồn QDND

Trường hợp nào được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?

(Chinhphu.vn) – Bà Nguyễn Thị Thu Hồng (congtythinhhungduc@…) hỏi: Công ty TNHH Thịnh Hưng Đức, chuyên sản xuất gạch không nung và kinh doanh vật liệu xây dựng, ký Hợp đồng thuê đất thời hạn 50 năm với UBND tỉnh Hưng Yên. Vậy Công ty có thuộc đối tượng được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không?

Về vấn đề này, Cục Thuế tỉnh Hưng Yên có ý kiến như sau:

Tại khoản 1, Điều 10, Chương III Thông tư 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định về miễn thuế như sau:

“Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặc biệt ưu đãi đầu tư); dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư) tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.

Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư), lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư ( đặc biệt ưu đãi đầu tư), địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư…”

Tại Mục I, Phần A, Phụ lục I, Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư như sau:

“1. Sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm.  

2. Sản xuất thép cao cấp, hợp kim, kim loại đặc biệt, sắt xốp, phôi thép.

3. Đầu tư xây dựng cơ sở sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí sinh vật, địa nhiệt, thủy triều.

4. Sản xuất thiết bị y tế trong công nghệ phân tích và công nghệ chiết xuất trong y học; dụng cụ chỉnh hình, xe, dụng cụ chuyên dùng cho người tàn tật.

5. Ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học để sản xuất thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế; sản xuất nguyên liệu thuốc kháng sinh.

6. Sản xuất máy tính, thiết bị thông tin, viễn thông, internet và sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm.

7. Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử kỹ thuật cao; sản xuất sản phẩm phần mềm, nội dung thông tin số; cung cấp các dịch vụ phần mềm, nghiên cứu công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

8. Đầu tư sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí chính xác; thiết bị, máy móc kiểm tra, kiểm soát an toàn quá trình sản xuất công nghiệp; rô bốt công nghiệp”.

Theo như thư trình bày của bà Hồng và hồ sơ của Công ty TNHH Thịnh Hưng Đức cung cấp thì Công ty có dự án sản xuất gạch không nung, kinh doanh siêu thị vật liệu xây dựng tại thửa đất số 102, tờ bản đồ địa chính số 09 tỷ lệ 1/2000 xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động và được UBND tỉnh Hưng Yên cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 27/10/2010.

Đối chiếu với quy định trên của Công ty TNHH Thịnh Hưng Đức sản xuất gạch không nung và kinh doanh siêu thị vật liệu xây dựng, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng không thuộc dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặc biệt ưu đãi đầu tư) quy định tại Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.

Do vậy, Công ty không thuộc đối tượng được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại khoản 1, Điều 10, Chương III Thông tư 153/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Cổng TTĐT Chính phủ trân trong cảm ơn Cục thuế tỉnh Hưng Yên đã có thông tin trả lời công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Theo CTTDTCP

Nghỉ sinh 6 tháng: Doanh nghiệp tính sao vẹn đôi đường

Chế độ nghỉ thai sản theo quy định mới của Bộ luật Lao động, có hiệu lực từ ngày 1/5/2013, dù được nhìn nhận là mang đậm chất nhân văn song cũng khiến một số doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ băn khoăn, khẩn trương tính sao cho vẹn đôi đường.

Nỗi lo nhân sự

Từ ngày 1/5/2013, chính sách mới về thai sản bắt đầu có hiệu lực, cho phép các bà mẹ được nghỉ sinh 6 tháng thay vì chỉ 4 tháng như quy định cũ. Bà Đoàn Thị Thu Thúy, Phó Chánh Văn phòng Công ty cổ phần May Đồng Nai đang lo lắng điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đến dây chuyền sản xuất, bởi có đến 80% số lao động của Công ty là nữ.

“Nếu chỉ vài người nghỉ  thì không sao, nhưng cùng sinh con một lúc sẽ khiến công ty bị động về nhân sự và đây cũng là bài toán đau đầu cho doanh nghiệp trong các năm tới”, bà Thúy cho biết.

Nhiều doanh nghiệp đã lên phương án để ứng phó với tình trạng thiếu lao động nữ do nghỉ thai sản

Nghỉ thai sản kéo dài khiến doanh nghiệp bà Thúy phải chủ động thuê mướn lao động mùa vụ hoặc tuyển lao động mới chưa có tay nghề vào đào tạo để tạm thời thay thế cho người lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản dài hơn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó chi phí tuyển dụng, đào tạo tăng trong khi hiệu quả đem lại của lao động mùa vụ, lao động mới tuyển thấp, không tương xứng.

 

Chia sẻ về những khó khăn mà doanh nghiệp sẽ gặp phải khi áp dụng chính sách này, ông Hitoshi Saito, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bao bì Nhật Bản (Khu chế xuất Tân Thuận, TP. Hồ Chí Minh) cho biết, ngoài việc doanh nghiệp sẽ phải có định hướng tăng giờ làm việc, tăng ca, hoặc tuyển người thay thế để bảo đảm công việc, dẫn đến việc doanh nghiệp sẽ phải đào tạo nhân sự thay thế, doanh nghiệp cũng phải đối diện với những khó khăn khi sắp xếp lại công việc cho nhân sự đã nghỉ thai sản đi làm trở lại.

Từ góc độ khác, ông Trần Văn Lĩnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản lại cho rằng, việc kéo dài thời gian nghỉ thai sản từ 4 tháng lên 6 tháng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp.

Theo ông Lĩnh, dù nghỉ 4 hay 6 tháng, doanh nghiệp vẫn phải xác định xây dựng đội ngũ lao động thay thế. Khi tuyển dụng nhân viên nữ, nhất là lao động trẻ các công ty đều phải tính đến giai đoạn họ sẽ lấy chồng và sinh con.

“Thông thường giai đoạn thai sản của lao động nữ thường kéo dài ít nhất là một năm vì giai đoạn đầu con nhỏ nên người lao động khó toàn tâm toàn ý cho công việc được. Do vậy, dù 4 tháng hay 6 tháng thì với các Công ty, tác động ảnh hưởng vẫn như vậy”, ông Lĩnh suy nghĩ.

Hỗ trợ lao động có nhu cầu đi làm sớm

Đứng trước những khó khăn về nhân sự, một số doanh nghiệp đã có hình thức hỗ trợ người lao động đi làm sớm. Chẳng hạn như, những người đi làm trước thời hạn 6 tháng nghỉ sinh sẽ nhận lương cao hơn, vừa hưởng chế độ thai sản vừa được tính lương thông thường, hoặc linh hoạt thời gian làm việc.

Để tiến độ công việc ít bị gián đoạn nhất, bà Ngô Thị An, Trưởng phòng tổ chức một Công ty thực phẩm tại Hà Nội cho biết, Công ty sẽ khuyến khích nhân viên nghỉ thai sản đi làm sớm 1-2 tháng so với quy định bằng hình thức trả mức lương ưu đãi hơn. Ví dụ họ có thể nhận lương hơn 4 triệu đồng so với mức trung bình trước đó là 3,5 triệu đồng, đồng thời vẫn hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Khẳng định chính sách nghỉ sinh không tác động nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp nhưng bà Ngũ Thị Phương Thảo, Trưởng phòng nhân sự, Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco cũng cho hay Công ty sẽ có chính sách ưu đãi đối với lao động trong thời gian nghỉ sinh mong muốn được đi làm sớm hoặc khi công ty có nhu cầu.

“Họ có thể  làm nửa ngày tại công ty, nửa ngày còn lại làm ở  nhà nhưng vẫn được hưởng đầy đủ lương cả  tháng. Chúng tôi không thể tăng lương cho lao động đi làm sớm nhưng sẽ tạo điều kiện làm việc linh hoạt cho họ”, bà Thảo nói.

Ông Phạm Hoài Châu, Chủ tịch công đoàn Công ty Da giầy Hải Phòng cho biết, hiện Công ty đã có một số phương án, nếu có nhiều lao động nữ xin nghỉ thai sản, công ty sẽ áp dụng chính sách bù đắp năng suất tại chỗ, tức không tuyển nhân lực trong dây chuyền đó mà cố gắng khuyến khích nhân viên tăng năng suất cao hơn…

Chung tay lo cho thế hệ tương lai

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty CP May Hưng Yên, hiện công ty ông có trên 7.000 lao động nữ và hàng năm khoảng 10% số này nghỉ sinh con. Mặc dù Công ty đã giải quyết chế độ nghỉ thai sản là 5 tháng, nhưng khoảng 50% số lao động này vẫn xin nghỉ thêm 1, 2 tháng nữa, thậm chí họ còn xin nghỉ không lương đến khi con đủ 12 tháng mới trở lại làm việc.

Nguyên nhân của vấn đề này là do hiện nay hầu hết các doanh nghiệp không có nhà trẻ hoặc nếu có thì cũng chỉ nhận trông các cháu đủ 12 tháng tuổi. Khi người lao động không có người trông con, hoặc thuê người trông con để đi làm thì con hay bị ốm, nên nếu đi làm thì tiền lương không đủ tiền thuốc cho con và tiền thuê người trông nên họ chọn phương án nghỉ thêm.

Cũng theo nhìn nhận của ông Dương, trợ cấp thai sản theo chế độ lương hiện nay không đủ để người lao động sinh hoạt và nuôi con. Do đó, vấn đề người lao động cần hơn là có chỗ gửi con để họ có thể vừa đi làm để kiếm sống và nuôi con, vừa tranh thủ cho con bú sữa mẹ.

Đồng quan điểm này, ông Trần Văn Lĩnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản khẳng định, hiện nay việc thiếu các nhà trẻ, đặc biệt là nhà trẻ tại các khu công nghiệp khiến cho người lao động gặp nhiều khó khăn.

Theo đề xuất của ông Lĩnh, nếu các doanh nghiệp có điều kiện tự xây dựng chung cư, nhà trẻ cho công nhân của chính doanh nghiệp thì Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được cấp “đất sạch”, cho vay vốn ưu đãi xây dựng, đồng thời được hạch toán tiền thuê nhà trông con cho người lao động vào chi phí sản xuất.

“Có thể xem xét trích một phần từ quỹ doanh nghiệp nộp cho Công đoàn làm quỹ phúc lợi cho người lao động, để doanh nghiệp xây dựng nhà trẻ. Có như vậy mới là quan tâm tận gốc đời sống của người lao động và mới có thể công nghiệp hóa một cách vững chắc, lâu dài được”, ông Lĩnh nói.

Còn theo ông Phạm Hoài Châu, Chủ tịch công đoàn Công ty Da giầy Hải Phòng, hiện nay, khi tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động, doanh nghiệp chỉ đóng ở mức tiền lương tối thiểu. Do vậy, người lao động khi nghỉ ốm, nghỉ thai sản số tiền được thanh toán chế độ rất thấp.

Chưa kể, việc thanh toán chế độ ốm, thai sản theo quý cũng gây chậm trễ đến quyền lợi của người lao động, nhất là các đối tượng nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Ông Châu đề xuất nên thực hiện thanh toán 1 tháng/1 lần sẽ kịp thời hơn.

Theo CTTDTCP

Điều kiện công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

 Ông Phạm Xuân Quang, cán bộ một quỹ tín dụng nhân dân (TP. Hà Nội) hỏi: Khách hàng vay vốn thế chấp bằng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) chỉ có tên người vợ vì người chồng đã chết trước khi được cấp GCN, thì hợp đồng vay vốn có được công chứng không?

Vấn đề ông Quang hỏi, Sở Tư pháp TP. Hà Nội trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 106 Luật Đất đai, người được cấp GCN QSDĐ có quyền thế chấp QSDĐ để vay vốn. Trên thực tế rất nhiều GCN QSDĐ tuy chỉ ghi tên một người nhưng không phải là tài sản riêng của người đứng tên.

Có nhiều trường hợp QSDĐ hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng GCN vẫn chỉ có tên một người hoặc những trường hợp đất cấp cho hộ gia đình thì khi người có tên trên GCN QSDĐ muốn đưa đất đó vào bất kỳ giao dịch nào cũng phải được các thành viên còn lại trong hộ từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý (Điều 109 Bộ luật Dân sự).

Trường hợp ông Quang hỏi, nếu sau khi người chồng đã chết, sau đó người vợ mới được cấp GCN QSDĐ thì hợp đồng thế chấp QSDĐ sẽ được công chứng với điều kiện người thế chấp phải chứng minh được QSDĐ đó là tài sản riêng của mình thông qua một vài thông tin sau:

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi người đó đăng ký hộ khẩu thường trú cấp, trong đó ghi rõ từ thời điểm sau khi người chồng chết đến khi được cấp GCN QSDĐ người đó chưa kết hôn với ai.

– Thông tin về nguồn gốc QSDĐ được ghi trong GCN QSDĐ thể hiện người sử dụng đất được thừa kế, được tặng cho riêng hoặc nhận chuyển nhượng theo văn bản nào.

– QSDĐ đó chưa bị hạn chế thế chấp bởi các giao dịch như nhận đặt cọc, góp vốn, hợp tác kinh doanh, kê khai làm vốn doanh nghiệp… hoặc có thông tin ngăn chặn giao dịch do cơ quan có thẩm quyền gửi tới các cơ quan hữu quan.

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Sở Tư pháp TP. Hà Nội đã có thông tin hướng dẫn công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Theo CTTDTCP

Mua xe máy ở hiệu cầm đồ, làm giấy tờ thế nào?

Ông Trần Văn Nam (TP. Hà Nội, namtran77@…) mua xe máy của một hiệu cầm đồ, chỉ có giấy chứng nhận đăng ký xe. Vậy ông Nam cần phải làm gì những thủ tục gì để được chuyển quyền sở hữu xe?

Về vấn đề trên, ông Trần Thế Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Bộ Công an trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 12/2013/TT-BCA ngày 1/3/2013 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 quy định về đăng ký xe thì trường hợp của ông sẽ được giải quyết như sau:

Cùng tỉnh mà không có chứng từ chuyển nhượng xe

Trường hợp đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh mà không có chứng từ chuyển nhượng xe, hồ sơ gồm:

– Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

– Chứng từ nộp lệ phí  trước bạ xe theo quy định.

Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký xe).

Khác tỉnh khác mà không có chứng từ chuyển nhượng xe

Trường hợp đăng ký sang tên xe từ tỉnh này sang tỉnh khác mà không có chứng từ chuyển nhượng xe, hồ sơ sang tên, di chuyển xe (nơi chuyển đi) thực hiện như sau:

– Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

– Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số  xe (trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký xe).

– Hồ sơ đăng ký xe (nơi chuyển đến) gồm:

– Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

– Chứng từ nộp lệ phí  trước bạ theo quy định.

– Phiếu sang tên di chuyển, kèm theo hồ sơ gốc của xe.

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Vụ Pháp chế – Bộ Công an  đã có thông tin trả lời công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Theo CTTDTCP

Mức tiền lương để tính hưởng trợ cấp thai sản

 Bà Huyền Trang (toictt022004@…) hỏi: Tôi là Phó Chủ tịch xã của Dự án 600 trí thức trẻ, hệ số lương 2,34 , phụ cấp chức vụ 0,2, được hưởng phụ cấp thu hút. Tháng 1/2013 tôi sinh con, vậy mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ thai sản là như thế nào?

Về vấn đề này, bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội – Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Bộ luật Lao động năm 2012 có  hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013. Theo khoản 1 Điều 157 Bộ Luật lao động thì lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Tại tiết b khoản 2 Điều 240 Bộ luật Lao động quy định lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày Bộ Luật này có hiệu lực (trước ngày 1/5/2013), mà đến ngày 1/5/2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện theo quy định của Bộ Luật này.

Như vậy, đối với lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày 1/5/2013 mà đến ngày 1/5/2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 (thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản là 6 tháng).

Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định nêu trên, người lao động được hưởng trợ cấp bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 94 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Như vậy, trong tiền lương để tính hưởng trợ cấp thai sản không bao gồm phụ cấp thu hút.

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Vụ Bảo hiểm xã hội – Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có thông tin trả lời công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Theo CTTDTCP