Album ảnh

Tản mạn về nhạc Việt và mấy thằng mix nhạc!

Từ lúc còn bé tí, lão phu đã chìm đắm trong những ca khúc cách mạng như giải phóng miền Nam, giải phóng Điện Biên, Lá Đỏ, Màu Hoa Đỏ,..nhưng càng lớn càng không thích nhạc Việt. Chả phải tôi kỳ thì văn hóa hay quay lưng vào lâu đài âm nhạc Annam, đơn giản là càng ngày càng không thẩm nổi cái lối Mix làm giọng ca chói lóa, ông ổng như loa phường của mấy thằng sản xuất âm nhạc cùng như kiểu ca sĩ chỉ nổi tiếng sau 1 đêm nhờ hiệu ứng cộng đồng mạng. Hòa âm, nếu ko bolero ẽo ượt thì cũng pop Ballad nhấm nhẳng và than ôi bài nào cũng như bài nào. Thật khó khăn khi phải nhăn trán tìm kiếm bản hòa âm nào thực sự ấn tượng, đoạn solo guitar nào đi vào lòng người, câu hát nào làm mình nhớ mãi. Nhạc thị trường đã biến một bộ phận giới trẻ trở thành những kẻ dị hợm, cuồng thần tượng một cách ngu xuẩn.

30 – 4 ngày giải phóng miền Nam (Hình minh họa: nguồn: internet)

Xứ ta nhạc sĩ tài ba nhiều, tác phẩm hay có mà đầy, ca sĩ giọng ca xịn cũng nhiều, nhạc công giỏi không thiếu nhưng bọn sản xuất, hòa âm đã phá hỏng tất cả bằng lối làm việc cẩu thả, lười tư duy. Nghe tiếng ca chói lóa “và em mơ thấy, thấy anh kề bên” muốn thủng màng nhĩ của chị hai American Luynh thì cảm xúc của lão phu trôi tuột đâu mất. Nghe + xem 1 sản phẩm âm nhạc của Tây Lông mới thấy mỗi tác phẩm là một bàn tiệc thịnh soạn và trang trọng. Mỗi sản phẩm nhạc Annam cứ như bữa ăn bần nông mỗi nồi cơm và dưa cà mắm muối.
Thật !!!! buồn hết sức!
Sở dĩ nhạc Việt chưa vươn tới tầm thế giới và ca sĩ Việt ít được thế giới biết đến là bởi âm nhạc Việt Nam còn mang tính thời vụ, tính chất quảng bá chưa đủ sức lôi cuốn quốc tế. Một số hiện tượng gần đây như “chúng ta không thuộc về nhau” hay Lạc trôi của Sơn Tùng MTP được rất nhiều bạn trẻ thế giới nghe, nhưng nó không quảng bá được văn hóa Việt, chỉ quảng bá được riêng cho Sơn Tùng. Nhạc Hải ngoại khá được ưa chuộng ở Việt Nam là vì ngoài đa dạng tác phẩm cùng các giọng ca nổi tiếng trước giải phóng thì giới sản xuất bên đó tiếp cận lối mix-hòa âm của tụi Tây. Thúy Nga Asia và Trúc Hồ khoản này làm khá tốt. Anh ta, bằng tài năng của mình đã nâng đỡ cho nhiều zọng ca hạng 2 , hạng 3 và tác phẩm làng nhàng tỏ sáng. Tất nhiên nếu chỉ làm âm nhạc thôi thì sẽ được công chúng đón nhận, nhưng lồng ghép yếu tố chính trị và tư tưởng thù hằn dân tộc vào các ca khúc thì đó là con đường sai lầm nghiêm trọng. Và âm nhạc Hải ngoại đang tự đào hố chôn mình khi tiến thân bằng con đường đó.

Xứ Annam ta có những ca khúc hay đến mức che lấp cả công đoạn Mix-hòa âm tệ hại, nghe những ca khúc này lão phu tôi xúc động trào dâng. Đó là những ca khúc cách mạng. Tôi thích nhất bài “Đất nước trọn niềm vui”.


“Đất nước trọn niềm vui là ca khúc do cố nhạc sĩ Hoàng Hà sáng tác năm 1975. Ca khúc mang đượm tính khí hào hùng ngay trong thời điểm sáng tác, khi dân tộc đang sục sôi ngày vui toàn thắng trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm đó, đưa đất nước hoàn toàn thống nhất. Ca khúc được sáng tác và thu âm trong cùng một ngày 26 tháng 4 năm 1975 và ngay ngày hôm sau, 27 tháng 4 năm 1975, ca khúc đã được thu âm và đã được phát đi khắp cả nước lần đầu tiên trên sóng truyền thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam do giọng ca của NSND Trung Kiên. Ca khúc theo dòng nhạc cách mạng, được miêu tả là một khúc ca hùng hồn tràn ngập niềm hân hoan tột cùng của cả một dân tộc mừng vui chiến thắng, khí thế hoành tráng, tưng bừng, sống động của ngày đất nước ca khúc khải hoàn”.
Vào những ngày cuối tháng 4, lão phu hay nghe đi nghe lại bài hát này, khóe mắt lại cay cay. Cảm xúc về chiến trường và những đồng đội lại hiện về, cảm giác lâng lâng tự hào ngày chiến thắng không gì có thể sánh được. Không gì hay hơn khúc nhạc lòng của một dân tộc thống khổ trong ngày vinh quang, phỏng ạ ?

Lượng Trần

4 comments on “Tản mạn về nhạc Việt và mấy thằng mix nhạc!

  1. Vào những ngày cuối tháng 4, lão phu hay nghe đi nghe lại bài hát này, khóe mắt lại cay cay. Cảm xúc về chiến trường và những đồng đội lại hiện về, cảm giác lâng lâng tự hào ngày chiến thắng không gì có thể sánh được. Không gì hay hơn khúc nhạc lòng của một dân tộc thống khổ trong ngày vinh quang.

  2. giờ nên nhạc Việt dường như đã bão hòa, không chỉ về số lượn ca sĩ mà cả lượng bài hát, thay đổi xu hướng từng ngày, cảm giác nó loạn và chả có quy củ gì cả, còn đâu những tác phẩm nổi danh mọt thời với sự trình bày của những đại thụ trong làng nhạc VIệt

  3. Một số hiện tượng gần đây như “chúng ta không thuộc về nhau” hay Lạc trôi của Sơn Tùng MTP được rất nhiều bạn trẻ thế giới nghe, nhưng nó không quảng bá được văn hóa Việt, chỉ quảng bá được riêng cho Sơn Tùng. CHứ mấy bài cách mạng hay và ý nghĩa mấy bạn trẻ biết

  4. T không đồng tình với quan điểm của bạn viết bài cho lắm, nhạc trẻ hiện đại cũng có cái hay của nó, mix hay hòa âm phối khí cũng chỉ để phù hợp với xu thế. Nhạc thị trường thì ở đâu mà chả có vì nó là đại diện cho thế hệ cho thời đại bây giờ, miễn là chúng t vẫn không bỏ rơi nhạc cm, nhạc dân tộc là được. Ví dụ t thất tình, t muốn nghe nhạc buồn vậy cứ phải là nghe nhạc cm sao. Mà ko hiểu người viết nhìn nhận thế nào mà bảo nhạc hải ngoại thịnh hành ở VN, ngày xưa thì có thể nhưng giờ nó lỗi mốt rồi, thời thế mà. Nếu chủ thớt thực sự thích nhạc cm, các ca khúc nhạc đỏ thì mời xem giai điệu tự hào, ở đó chẳng có phân biệt hay hạ thấp nhạc thị trường, ở đó chỉ có các nhạc sỹ đang cố gắng đem những ca khúc cm, các ca khúc xưa đến với giới trẻ hơn bằng cách hòa âm phối khí mới lạ, xem đi chủ thớt ạ.

Bình luận về bài viết này