Tình cảm của người dân Thái Nguyên với đồng chí Hồ Đức Việt

 dong chi Ho Duc Viet
Có lẽ không nơi nào vị cố Trưởng ban Tổ chức Trung ương để lại ấn tượng sâu sắc với quần chúng như mảnh đất Thái Nguyên anh hùng, nơi ông đã có thời gian làm Bí thư tỉnh ủy trong gần 3 năm (từ tháng 10/1999 đến tháng 9/2002).
Tâm sự của đồng chí Đồng Khắc Thọ, người may mắn được làm việc với đồng chí Hồ Đức Việt trong khoảng thời gian ấy là những lời tri ân xúc động nghẹn ngào, đồng thời cho ta thấy một phần nhân cách vị cán bộ lãnh đạo cấp cao nay đã lìa xa trần thế.
“Tối thứ bảy (1/6/2013), qua báo Thái Nguyên điện tử, tôi mới biết anh Hồ Đức Việt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, nguyên Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên do lâm bệnh nặng đã từ trần vào chiều 31/5. Một nỗi buồn xâm chiếm lòng tôi. Tuy chỉ làm Bí thư tỉnh ủy gần 3 năm (từ tháng 10/1999 đến tháng 9/2002) nhưng anh Việt đã đề lại ấn tượng sâu sắc về một người sống hết mình với Thái Nguyên, tạo ra cú hích đổi mới cách nghĩ, cách làm trong Đảng bộ, chính quyền cơ sở, ban ngành cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Còn nhớ, hơn 12 năm trước (ngày 20/12/2000), khi tôi làm Giám đốc Bảo tàng tỉnh, đang cho anh em dàn dựng Triển lãm ảnh, tư liệu Đại hội và thành quả, phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2001- 2005) tại Rạp chiếu bóng Thái Nguyên, thì thấy anh Lương Đức Tính (lúc ấy là Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh), đi cùng một anh cao trên 1m70, trạc ngoài 50 tuổi, khuôn mặt rắn rỏi, da sạm nắng, tác phong nhanh nhẹn, anh Tính giới thiệu: Đây là anh Hồ Đức Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy xuống kiểm tra công tác chuẩn bị Đại hội…Anh Việt xem rất kỹ mảng ảnh, tư liệu, các bản trích rồi góp ý: Thọ nên điều chỉnh nội dung trưng bày theo thứ tự thời gian, phân thành các mảng (Chính trị, An ninh, Quốc phòng, Kinh tế, Văn hóa- xã hội, giới thiệu các huyện, thành thị, các sở, ban, ngành,…) sao cho cô đọng, dễ hiều, phong phú  hơn…Qua góp ý của anh Việt, tôi đã chỉnh sửa, bổ sung Triển lãm, được UBND tỉnh tặng bằng khen. Từ đó, mỗi khi đi làm triển lãm tại thành phố Thái Nguyên hoặc lưu động, tôi đều nhớ lời anh: Cô đọng, phong phú, dễ hiều.
Tiếp đó, khoảng tháng 7-2001, tôi kiến nghị với Bí thư tỉnh ủy Hồ Đức Việt đề nghị Chính phủ cho tiếp tục triển khai dự án Đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa. Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của anh Việt, ngay sau đó dự án này đã được triển khai tiếp khá hiệu quả: Bảo tồn được một số di tích gốc, khánh thành nhà trưng bày ATK Định Hóa cùng một số công trình văn hóa; hệ thống đường giao thông tại một số xã ATK được trải nhựa, điện lưới Quốc gia được đưa về 11 xã, thị trấn trong huyện…”
Sau nhiệm kỳ làm Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên, đồng chí Hồ Đức Việt lên trung ương nhận nhiệm vụ mới, người kế nhiệm là đồng chí Lương Đức Tính. Vốn gần gũi và hiểu khá rõ về “anh Việt”, vị cựu Bí thư Thái Nguyên chia sẻ: “Anh Việt vốn ít nói, khiến một số người tưởng là khó tính, nhưng thực ra anh sống rất tình cảm. Là một nhà toán học, đồng thời tham gia công tác Đoàn, công tác Đảng, đặc biệt là công tác tổ chức từ rất sớm, anh Việt có phương pháp làm việc mang đậm dấu ấn tư duy toán học: sâu sắc, loogic, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểủ”. Thật vậy, ngay từ thời phổ thông, Hồ Đức Việt đã là học sinh xuất sắc toàn diện, đặc biệt giỏi về toán và các môn tự nhiên. Sau này, ông nghiên cứu chuyên sâu về toán- lý và có bằng tiến sĩ. Sự nghiệp học hành, công tác đã ảnh hưởng nhiều đến phương pháp làm việc của ông.
Với tác phong của một Bí thư Đoàn Thanh niên, Hồ Đức Việt rất chịu khó đi cơ sở và bám sát quần chúng, bản thân ông cũng rất sâu sắc, sát sao trong mọi công việc. Đồng chí Tính chia sẻ: “Có chuyến tôi cùng anh Việt đi khào sát để mở tuyến đường từ xã Thượng Nung qua các xã Nghinh Tường- Sảng Mộc của huyện vùng cao Võ Nhai, anh bị trượt chân ngã đứt cả dép mà vẫn không bỏ cuộc”.
Có lẽ những kỷ niệm dạt dào về vị cố Bí thư tỉnh ủy này sẽ không bao giờ phai nhạt trong tân trí người dân Thái Nguyên. Một lãnh đạo có tài, có tâm và tầm như ông Việt, tiếc thay, đã ra đi quá sớm. Cầu chúc hương hồn ông yên nghỉ nơi suối vàng!
Nguồn blog congdanvietnam2

Cần ứng xử có văn hóa với thiên nhiên

thien nhien hung vi

Nằm ven bờ Biển Đông quanh năm cuồn cuộn sóng, đất nước ta đã và đang phải đương đầu với những cơn cuồng nộ của thiên nhiên nhằm trả thù hành vi dại dột của con người triền miên phá hủy môi trường sống của chính mình.

Những nguy cơ của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang trực tiếp tác động vào cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta. Đối diện với hiểm họa đó, ở phương Tây, sinh thái học từ một lĩnh vực triết lý trở thành một phong trào xã hội  nhằm tái lập cuộc đối thoại giữa con người,  xã hội với thiên nhiên mà thời đại công nghiệp đã phũ phàng vứt bỏ. Triết lý ấy lập luận rằng người, thiên nhiên và các sinh vật chỉ là những hình thái sống khác nhau mà thôi.

Một vị đại biểu của triết lý này, Michel Serres, quan niệm rằng: “Ta đánh mất vũ trụ(…). Ta biến tất cả sự vật thành hàng hóa…Vũ trụ (…) tự cống hiến nó cho chúng ta. Sẽ có sự bất công, sẽ có sự bất quân bình nếu ta nhận sự cống hiến đó một cách miễn phí, không trả lại cái gì cả. Sự công bằng buộc chung ta phải trả, ít nhất là ngang mức ta nhận, nghĩa là vừa đủ”.

Phát triển hướng tư duy đó, Aldo Leopold tiếp tục đưa ra một quan điểm đạo đức “Một việc là tốt, là thiện, nếu có khuynh hướng bảo tồn sự toàn vẹn, sự vững chắc và vẻ đẹp của cộng đồng sinh thái. Một việc là xấu, là ác, nếu trái lại!”

Lévi Strauss còn mạnh mẽ hơn, triệt để hơn khi ông phê bình gay gắt triết lý về chủ thể đã biến con người thành chúa tể thống trị một cõi riêng, giam con người trong lãnh địa văn minh của mình, tách biệt khỏi thiên nhiên vì thiên nhiên bị xem như “không có văn hóa”. Chỉ con người là có văn hóa, vì thế con người tách mình khỏi thiên nhiên. Cái luận đề đó hình thành đổng thời với quá trình đô thị hóa ở châu Âu, song song với đà phát triển văn minh công nghiệp đã cắt đứt con người thành thị ra khỏi giới tự nhiên. Kết quả, con người đã hủy diệt tất cả những gì không phải là chính mình, bắt đầu từ thiên nhiên ấy.

Nếu phương Tây phải tốn hai mươi thế kỷ để bắt đầu nhìn thấy và quyết liệt cảnh báo thì ở phương Đông, vấn đề ấy đã được đặt ra từ rất lâu, với ứng xử quen thuộc:Tương thân, tương ái, tương kính với thiên nhiên. Quan điểm ấy là xuyên suốt, chủ đạo trong triết học nhà Phật: “Cây cỏ, đất đá, đồi núi, tất cả yếu tố của vũ trụ đều có Phật tính”. Và rồi, văn hóa dân gian Việt Nam cũng biểu đạt triết lý ấy, nhưng giản đơn hơn: “Người ta là hoa của đất”.

Ở Việt Nam, còn vô khối câu ca dao cổ biểu tả sự gắn bó giữa con người với tự nhiên, chẳng hạn một chuyện tình: “Trèo lên cây bưởi hái hoa. Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc. Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay. Ba đồng một mớ trầu cay. Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không. Bây giờ em đã có chồng. Như chim vào lồng, như cá cắn câu. Cá cắn câu biết đâu mà gỡ. Chim vào lồng biết thuở nào ra?”. Miễn cho lời bình về nỗi đắng cay uất ức trong lòng cô gái trước sự “tiếc lắm thay” nhạt hều của chàng trai, chỉ xin được nói về thiên nhiên ngập tràn trong tình yêu của đôi trai gái ấy:

Nào hoa bưởi, hoa tầm xuân, nào cây cà, cây bưởi, nào con chim, con cá… Cho dù có nỗi đau quằn quại của chim đã bị nhốt trong lồng, cá đã bị móc vào lưỡi câu oan nghiệt, câu chuyện lứa đôi kia vẫn ngạt ngào mùi hương hoa bưởi, vẫn “xanh biếc” màu xanh của “nụ tầm xuân” mới nở. Mà nào có gì cao xa đâu, cũng chẳng hề biết đến cuộc tranh luận về “triết lý chủ thể” và “triết lý về sự sống” [cho dù là cực kỳ cần thiết và phải biết trân trọng], đây là khung cảnh hết sức gần gũi và quen thuộc của cuộc sống làng quê đã từng xao động tâm hồn của mỗi chúng ta.

Thật ra, không tranh luận, nhưng nếu nói đến triết lý thì đây cũng là một triết lý tiềm ẩn trong tâm thức Việt đó là chữ “Hòa”. “Hòa” trong mối quan hệ giữa người với người, giữa người với thiên nhiên, hòa trong chính mình. Đây là một đặc trưng của tính cách phương Đông thể hiện trong lối sống và văn hóa Việt Nam. Triết lý ấy biểu hiện một nếp tư duy thiên về tổng hợp, kết hợp hơn là phân tích chia cắt, thiên về liên tục hơn là gián đoạn, thiên về tinh thần hơn là vật chất.

Đó là những gì ta cảm nhận từ lời mẹ dạy cho con, bà truyền cho cháu qua lời ru, qua cách ứng xử giữa đời thường. Sự cảm nhận ấy đã truyền đạt một cách dung dị hồn dân tộc trong cuộc sống, trong không khí để thở, trong gầu nước giếng mát để uống, trong mùi thơm của bát cơm gạo mới, vị ngọt của trái chín cây, mùi hương của hoa trong đêm… Đời này qua đời khác kết nối những cảm nhận ấy lại như một thứ “gien” di truyền, chìm sâu trong tâm thức của con người vốn đã sinh ra, hít thở khí trời, uống dòng nước mát, ăn bát cơm thơm trên đồng đất quê hương.

Trân trọng giữ gìn, chăm chút cảnh sắc thiên nhiên quanh ta, một gốc cây, một ngọn cỏ, một nhành hoa, một ngọn lá… là cả một ứng xử văn hóa. Ứng xử ấy cần trở thành một thói quen, một tập quán để định hình một lối sống, một cách sống. Trong cái xô bồ của cuộc sống hiện tại, phải thấy cho ra cái chữ “hòa” ấy trong cội nguồn văn hóa Việt Nam.

Thấy ra để làm gì? Để tự hào về ông cha mình, tự hào về dân tộc mình, đồng thời cũng thấy được những khiếm khuyết mà càng thêm day dứt vì chúng ta đã không thực hiện tốt lời răn dạy của ông cha. Đại Việt Sử ký Toàn thư, Bản kỷ, Quyển III, Kỷ Nhà Lý, triều Lý Nhân Tông, chép rằng: “Năm Bính Ngọ [1126] “Mùa xuân, tháng giêng mở hội đèn Quảng Chiếu bảy ngày đêm. Tha người có tội (giam) ở phủ Đô hộ. Cấm dân chúng mùa xuân không được chặt cây”. Bình về điều cấm này, giáo sư Cao Huy Thuần viết: “Luật của cây cối là: xuân sinh, hạ trưởng, thu thâu, đông tàn. Xuân sinh: hãy nhìn một lộc non vừa nhú lên trong mùa xuân, bao nhiêu là hạnh phúc, bao nhiêu là sức sống. Chặt cây cối trong mùa xuân là kết án tử hình sự sống. Chặt cây cối trong mùa xuân là kết án tử hình mùa xuân. Chưa bao giờ chân lý, thiện và mỹ được nâng cao đến mức ấy”.

Được nâng cao đến mức ấy” tự bao giờ? Thưa rằng: từ cách đây gần 900 năm, non một thiên niên kỷ! Thì ra, trong sâu thẳm của triết lý nhân sinh, tư duy của loài người bắt gặp nhau ở những điểm tiệm cận trên vòng xoáy trôn ốc của tiến trình phát triển. Ông cha ta từ xa xưa đã có những phương cách bảo vệ môi trường sinh thái hữu hiệu, phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế. Đây là mức độ có thể đo đếm được qua những chặng đường thời gian. Nhưng sự nông sâu trong triết lý, trong nguồn mạch của tư duy thì không dễ gì đo đếm một cách thô thiển và vụng dại được! Chính từ đây, từ cái mẫu số chung của thời đại mà suy ngẫm về sựbắt gặp và nối liền nguồn mạch của tư duy hiện đại với sâu thẳm cội nguồn của triết lý đã dẫn dắt, tạo dựng, bảo vệ và phát triển non sông gấm vóc ông cha bao đời để lại cho thế hệ chúng ta hôm nay.

Với quá trình đô thị hóa một cách xô bồ thiếu sự cẩn trọng cần thiết, rồi chuyện “công nghiệp hóa” tràn lan chưa có sự nghiêm túc và thật sự khoa học trong tính toán, lại “hiện đại hóa” nóng vội, bộc lộ sự thiếu hiểu biết, đã vô tình biến đất nước mình thành bãi thải công nghiệp, thành phòng thí nghiệm cho những “dự án” hàm hồ mà cái giá phải trả là rất đắt. Để rồi dòng người từ nông thôn hối hả chuyển vào đô thị gây nên sự quá tải ngày càng trầm trọng về cơ sở hạ tầng, về chất lượng văn hóa của cuộc sống. Xót xa nhất là dần dà nông thôn trở thành nơi không ai muốn ở, nông nghiệp đang là ngành ít ai muốn đầu tư, nền văn hóa làng, cội nguồn của bản sắc văn hóa Việt Nam đang bị mai một, những giá trị truyền thống bị phôi pha, các thế hệ tương lai sẽ bỏ rơi nông thôn.

Tuy nhiên, với một nền tảng văn hiến được xây cất trên một triết lý “người ta là hoa của đất”, nếu biết định hình một chiến lược phát triển đất nước coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển, thì sẽ tìm ra được một cách đi đúng, tránh những xô bồ chứa nhiều hiểm họa như hiện nay. Văn hóa chính là chìa khóa mở ra cánh cửa cho những giải pháp về kinh tế, xã hội trong sự phát triển của đất nước.

Để có thể là “chìa khóa”, phải thấy được văn hóa là một cấu trúc có bề sâu. Cuộc sống nhân sinh được phản chiếu ở cả bề nổi và bề chìm. Dưới tầng nước mặt, văn hóa được phân chia theo những tầng khác nhau, thường tiềm ẩn, kỳ bí vô cùng và tưởng chừng như vô thức. Ở độ sâu này, có một sự sắp xếp của các quy tắc văn hóa điều chỉnh bề mặt ở bên trên. Chính sự tiềm ẩn và tưởng như là vô thức này nằm chìm trong đời sống của dân tộc, làm nên bản lĩnh và cốt cách, tạo nên sức mạnh cho dân tộc ấy. Chính vì lẽ đó, vun đắp văn hóa không thể làm theo cách ăn xổi ở thì kiểu “mì ăn liền”. Văn hóa được hình thành theo quy luật thẩm thấu dài lâu.

Để vun đắp một nền văn hóa ứng xử với tự nhiên, phải biết “thăm dò cái gốc của nó, lại phải tưới tắm cái ngọn của nó, mở rộng cái nguồn của nó, lại phải buông lơi cái dòng của nó” như lời bàn của Nguyễn Văn Siêu, danh sĩ nổi tiếng Việt Nam cách đây gần hai thế kỷ. Muốn làm được việc này, phải có thời gian, đổng thời cần sự kiên tâm nhất định của những người làm công tác tuyên truyền, giáo dục.

<Theo congdanvietnam2

 

Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam

“Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa” ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là một lễ hội đặc biệt cả về nội dung và hình thức. Bởi đây vừa là thông điệp bài ca giữ đảo, là dịp để tri ân những người con đất Việt đã anh dũng hy sinh bảo vệ lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc. Đây cũng là cơ sở để chúng ta khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc…

Khúc ca bi tráng

Từ sáng sớm ngày 28-4, chúng tôi đã có mặt tại Lý Sơn. Có thể nói, chưa bao giờ người dân huyện đảo tiền tiêu lại có bầu không khí náo nức, rộn ràng như ngày hôm nay. Khắp các ngõ xóm, đường thôn, cờ hoa rợp trời.

1

Tuy còn tất bật với việc đôn đốc, chỉ đạo cháu con chuẩn bị cho lễ tế chính, nhưng cụ Nguyễn Cảo (84 tuổi) ở xã An Vĩnh vẫn dành thời gian trao đổi với chúng tôi một số nét về Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: “Từ hàng trăm năm trước, người dân huyện đảo Lý Sơn đã tổ chức lễ hội này. Gọi là “thế lính” cũng đúng mà “tế lính” cũng chẳng sai. Nếu là để chia tay những người đi lính thì đó là lễ thức khao lề thế lính, còn nếu là để tưởng niệm người đi lính hy sinh thân mình trên dặm dài muôn trùng sóng gió, thì đó là lễ thức khao lề tế lính. Những cuộc ra đi của các trai tráng trong làng thuở ấy là những cuộc “một đi không trở lại”, vì ra đảo bằng những phương tiện hết sức thô sơ như ghe bầu thì hiếm hoi lắm mới có thể trở về bình yên. Vì thế, trước giờ vượt sóng ra khơi, dân làng mới tổ chức lễ khao lề. Thông thường là cho cả hai, tế người còn sống và tế người đã chết. Khao lề chỉ là lễ khao định kỳ hằng năm, nhưng thế lính lại là nghi lễ nhằm thế mạng cho người đi lính, bởi họ biết rằng người đi lính Hoàng Sa sẽ luôn đối mặt với cái chết do tai ương từ lòng biển và giặc giã mang đến. Sau lễ nghi thức ở nhà thờ tộc họ, người dân Lý Sơn sẽ đặt các hình nhân và linh vị, cùng những vật dụng tượng trưng mà người đi lính Hoàng Sa thường mang theo, như lương thực, thực phẩm, ngư cụ cùng với con thuyền nhỏ để ra khơi. Lời cầu nguyện sóng yên, biển lặng, mưa thuận gió hòa, không gặp rủi ro sẽ được gửi gắm xuống thuyền lễ. Giữa muôn trùng bão tố, người ra đi cảm thấy yên lòng vì mình đã có hình nhân thế mạng. Khi buổi lễ tế thế lính Hoàng Sa kết thúc, người lính coi như đã có “một lần chết” và “đội hùng binh” ấy có quyền tin tưởng rằng mình sẽ không còn phải chết nữa, dẫu vẫn biết rằng mình sẽ phải trải qua muôn ngàn bất trắc, hiểm nguy giữa biển khơi…”.

Gìn giữ cho muôn đời sau

Lễ Khao lề thế lính diễn ra trong không khí trang nghiêm trên nền nhạc bát âm và ngũ âm, xen lẫn tiếng mõ thị uy của thầy phù thủy với áo thụng, mũ tam sơn. Bên cạnh hình nhân và linh vị là người lính Hoàng Sa-người lính ấy luôn đứng hầu thần suốt buổi tế bằng chính niềm tin là lời cầu nguyện của chính mình, của tộc họ thấu suốt đấng linh thiêng. Giữa khói hương trầm ngào ngạt, ông Trần Ngọc Quyên, Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn chia sẻ: Sau nhiều thế kỷ, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, nhưng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa vẫn được các gia đình, dòng tộc ở Lý Sơn tổ chức hằng năm và trở thành một ngày lễ dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng tri ân của người dân đất đảo đối với những bậc nghĩa liệt đã hy sinh vì chủ quyền của Tổ quốc. Trong những ngày lễ này, các bậc cao niên lại có dịp kể cho con cháu nhiều câu chuyện về các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, về những chuyến hải trình đầy gian khổ nhưng cũng rất đáng tự hào, chuyện về gương sáng vị quốc vong thân của các vị Đội trưởng, Chánh suất đội Hoàng Sa Võ Văn Khiết, Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật, cùng biết bao nhiêu chỉ huy, binh lính, đà công, phu phen, tạp dịch đã bỏ mình trên biển trong các chuyến hải hành, viễn thám Hoàng Sa, Đông Hải…

3

Trong niềm vui mừng phấn chấn, cụ Võ Hiển Đạt (82 tuổi), hậu duệ của Cai đội Võ Văn Khiết vuốt chòm râu bạc, nói: “Những năm trước, bà con tự đứng ra tổ chức lễ hội khao lề. Năm nay bà con phấn khởi vì vụ mùa bội thu, lại được đón nhận Bằng Di tích lịch sử văn hóa đình làng An Vĩnh và Bằng Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Thế nên lễ hội lần này đông vui hơn, linh đình hơn. Đây là dịp chúng tôi bày tỏ tấm lòng thành kính với các bậc tổ tiên đã quên mình để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở VH, TT&DL tỉnh Quảng Ngãi cho rằng: “Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở để góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa lịch sử và thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân đã xả thân vì quê hương, đất nước. Từ cơ sở đó, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trong việc tiếp nối cha ông giữ vững chủ quyền biển, đảo thân yêu và là cơ sở, bằng chứng hùng hồn để tiếp tục đấu tranh khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa!”.

Có một điều luôn nhắc nhở mỗi người dân đất Việt là từ hơn 300 năm trước, khi ông cha ta đặt dấu chân mở mang bờ cõi về vùng đất phương Nam đầy nắng và gió này, thì cũng là lúc Hoàng Sa đã trở thành máu thịt của chúng ta rồi. Hằng năm, cứ sau mỗi dịp Tết cổ truyền dân tộc, khi trời yên biển lặng, “đội hùng binh” gồm những thanh niên ưu tú nhất của đảo Lý Sơn lại lên đường trực chỉ Hoàng Sa. Dấu tích còn lại qua những chuyến ra đi giữ nước trong suốt mấy trăm năm trước không chỉ là những tấm bia đá cắm mốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, mà người đời sau có thể gặp một Hoàng Sa hiện hữu ngay trên đảo Lý Sơn. Và không một nơi nào lại lưu giữ những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa một cách thuyết phục như ở đảo Lý Sơn. Bằng chứng hùng hồn ấy được hoá thân vào hai hình thức văn hóa vật thể và phi vật thể. Đó là Âm linh tự-nơi tổ chức các buổi lễ tế và tiễn đưa con em vượt biển đến Hoàng Sa; đó là những ngôi mộ gió-nơi chôn cất hình nhân thế mạng những người lính hy sinh khi làm nhiệm vụ tại Hoàng Sa, đó là “lễ khao lề” mang đậm dấu ấn tâm linh.

Có thể nói, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ đơn thuần là để tri ân những người con đất Việt đã từng chiến đấu và hy sinh bảo vệ lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc ta suốt mấy trăm năm trước, mà còn là những bằng chứng hùng hồn để chúng ta khẳng định chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Những khúc tráng ca bi hùng về đội hùng binh giữ đảo, những tư liệu quý giá ấy như một lời thề nhắn gửi với thế hệ mai sau về bài ca dựng nước và giữ nước của cha ông, những câu chuyện ấy đã, đang và sẽ khắc sâu vào tâm khảm các thế hệ người Lý Sơn, người Quảng Ngãi, người Việt Nam, gìn giữ cho muôn đời sau một dòng bằng máu thắm: Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc!

Theo QDND

“Trưởng thôn” Văn Hiệp qua đời

 

 “Bác trưởng thôn” Văn Hiệp hay còn được khán giả yêu mến gọi là “ông đơn giản, gọn nhẹ” đã qua đời sáng nay, ngày 9/4 tại nhà riêng, hưởng thọ 71 tuổi. Dù biết ông chiến đấu với bệnh tật một thời gian dài nhưng khi nghe tin xấu, nhiều nghệ sĩ vẫn bàng hoàng…

Thông tin nghệ sĩ hài Văn Hiệp qua đời được đăng tải trên trang cá nhân của nghệ sĩ hài Vượng “Râu” sáng ngày 9/4 khiến không ít người xót thương.

“Sáng ra ngủ dậy, nghe một tin đau đớn! Nghệ sĩ Văn Hiệp đã ra đi ! ôi dẫu biết rằng sinh tử là lẽ thường ở đời! Nhưng sao nghe tin “Bố” ra đi mà lòng đau đến thế!!!”, cả cuộc đời sống trọn vẹn với niềm vui sân khấu và điện ảnh! Miệt mài cống hiến như con “giun” trong bài thơ “Bố” viết…”, nghệ sĩ Vượng “râu” chia sẻ trên facebook.

 

Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời sáng nay, ngày 9/4

Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời sáng nay, ngày 9/4

Chia sẻ với phóng viên Dân trí đạo diễn Phạm Đông Hồng buồn bã: “Sáng nay, tôi nhận được tin báo từ gia đình nghệ sĩ Văn Hiệp. Tôi biết nghệ sĩ Văn Hiệp mang trong mình nhiều bệnh tật từ lao phổi, đại tràng… và giờ là ung thư phổi. Từ trước tết đến giờ, ông vào viện ra viện liên miên.”

Đạo diễn Phạm Đông Hồng cho biết, theo thông tin từ phía gia đình nghệ sĩ Văn Hiệp, khoảng 6 giờ sáng nay, ngày 9/4, nghệ sĩ Văn Hiệp đã qua đời tại nhà riêng do bị tràn dịch màng phổi và suy thận nặng. Từ tết Âm lịch đến nay, nghệ sĩ Văn Hiệp đã có một khoảng thời gian dài điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa tại bệnh viện nhưng do tuổi cao sức yếu, nghệ sĩ đã không qua khỏi.

Người thân của “Bác trưởng thôn” Văn Hiệp cũng cho biết, lễ viếng, truy điệu nghệ sĩ Văn Hiệp sẽ được tổ chức vào 10 giờ -11 giờ 30 ngày 11/4/2013 (tức 2/3 Âm lịch) tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông và hỏa táng tại Đài hóa thân hoàn vũ, Văn Điển (Hà Nội).

 

Nghệ sĩ Văn Hiệp (trái) trong một tiểu phẩm hài

Nghệ sĩ Văn Hiệp (trái) trong một tiểu phẩm hài

Nghệ sĩ Văn Hiệp tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1942. Ông quen thuộc với khán giả các vai diễn trưởng thôn trong các bộ phim truyền hình cũng như sân khấu kịch ở Hà Nội.

Sau khi tốt nghiệp khóa đầu tiên Trường Sân khấu – Kịch nói, ông được nhận về công tác tại Nhà hát kịch Việt Nam. Là người hạn chế về chiều cao nên vai diễn đầu tiên của nghệ sĩ Văn Hiệp là chú bé con trong phim Vợ chồng A Phủ.

Trong sự nghiệp diễn viên 40 năm của mình, ông tham gia tới 1.000 tác phẩm kịch, phim truyện. Các vai diễn của ông dù là chính diện hay phản diện, khán giả vẫn bắt gặp trong đó những nét hài hước, gây cười. Điển hình nhất trong số các vai diễn gây chú ý cho người xem của ông là trong phimNgười vác tù và hàng tổng.

Đặc biệt, từ khi có chương trình truyền hình Gặp nhau cuối tuần, nghệ sĩ Văn Hiệp trở thành gương mặt quen thuộc và dễ mến với khán giả qua vai diễn nổi tiếng Ông trưởng thôn.

Theo dantri

HÀNH ĐẠO PHẢI ĐÚNG QUY ĐINH CỦA PHÁP LUẬT

Mây Mây

Ký giả Trương Minh Đức (Danlambao) đưa tin về việc “Chiều ngày 03/04/2013 (nhằm ngày 23 tháng 3 Âm Lịch cả trăm Công an tỉnh An Giang được huy động đến bao vây nhà Anh Võ Văn Bửu và một số đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy (PGHHTT) tại ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang”. Xin thưa với ký giả rằng, số lượng Công an tỉnh phụ trách một lĩnh vực nào đó (Trật tự an toàn xã hội, hành chính, giao thông…)  cũng chỉ lên tới con số một trăm người, thế mà chỉ con số ký đưa ra ở đây lên tới cả trăm Công an tỉnh tới nhà anh Võ Văn Bửu, ký giả có phóng đại quá không vậy? Nếu con số đó là thật thì có lẽ phải huy động tất cả lực lượng của Công an tỉnh phụ trách mảng Tôn giáo trên địa bàn quá, tác giả cứ làm như lực lượng Công an của tỉnh này chỉ chăm chăm nhằm vào anh Võ Văn Bửu vậy, thật nực cười với sự cượng điệu phóng đại này.

Tiếp theo “Anh Bửu tường thuật lại cho biết Công An cùng với nhiều kẻ mặt hung tợn mặc thường phục, trong số đó có cả những côn đồ mà Anh Bửu từng biết mặt, họ nhiều lần sách nhiễu hành hung những người đồng đạo PGHHTT các lần trước đây. Lúc trời vừa sụp tối Công An họ mắc một bóng đèn cực sáng chiếu thẳng vào cửa nhà Anh Bửu, rồi họ bố trí người vây nhà để khủng bố tinh thần.” Xin hỏi, có hình ảnh nào cho thấy sự việc diễn ra không vậy, cứ cho những điều trên là đúng sự thật đi, thì thật thắc mắc là những người đồng đạo PGHHTT này làm gì, sống như thế nào mà lại để “côn đồ” không vừa lòng vậy, khiến cho họ “nhiều lần sách nhiễu hành hung” những người đồng đạo này, phải chăng hoạt động Tôn giáo của những người này là không lành mạnh, vi phạm pháp luật, gây mất trật tự trị an, làm ảnh hưởng tới đời sống thường nhật của người dân nơi đây nên họ mới thế? Đây là câu hỏi mà tôi nghĩ rằng người đọc bài cũng sẽ suy nghĩ giống tôi và tự có câu trả lời cho riêng mình.

Theo quy đinh của pháp luật thì Phật Giáo Hòa Hảo là một trong 12 Tôn giáo được công nhận ở nước ta. Tuy nhiên, các Tôn giáo phải hoạt động theo quy định của pháp luật, mọi hoạt động của một Tôn giáo phải lành mạnh, không tuyên truyền những nội dung phản cách mạng, đi ngược lại với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước…, khi hoạt động Tôn giáo diễn ra không gây mất trật tự công cộng và gây ảnh hưởng tới đời sống của người dân không theo Tôn giáo đó trong vùng…. Trong trường hợp của anh Võ Văn Bửu và các đồng đạo khác, có thể do hoạt động Tôn giáo của họ không đúng pháp luật như sinh hoạt không đúng nơi, đúng chỗ (các Tôn giáo có trụ sở sinh hoạt riêng), gây mất trật tự xã hội, làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con nơi đây nên có thể chính bà con nơi đây báo chính quyền để họ xử lý…. Trong bài viết của mình, ký giả Trương Minh Đức cũng không nói rõ nguyên nhân có sự việc này và tôi nghĩ tác giả cũng không điều tra thông tin từ phía người dân nới đây mà chỉ nghe tin từ một phía, như thế không thể phản ánh đúng sự thật diễn ra được.

                            
1
                        
Đoạn cuối của bài, ký giả còn viết “rồi họ dùng quyền lực của ĐCSVN quy chụp cho nhiều Tín Đồ PGHHTT với những tội danh như gây rối công cộng, chống người thi Hành công vụ…v.v… Từ đó Công An họ có cái cớ để bắt bỏ tù”. Xin thưa, trước khi “bỏ tù” thì cũng diễn ra những phiên tòa xét xử, người vi phạm có luật sư bào chữa, nếu như họ thực sự không có tội thì sẽ được tuyên trắng án, nhưng nên nhó là họ thực sự không có tội nhé, làm sai thì bị xử theo pháp luật là chuyện đương nhiên thôi. Mặt khác, hệ thống nhà tù ở nước ta hiện nay không phải là dư thừa, khi “bỏ tù” một người sẽ kéo theo đó có rất nhiều vẫn đề, nào là sẽ có người trông coi họ trong thời gian đầu mới vào tù, nào là ăn uống cho họ, trang phục hàng ngày,…, sẽ tốn kém tiền của, mà cái vấn đề tiền của bị tiêu tốn hiện nay thì trên các blog của ký giả lúc nào chả kêu la này kia. Nhà nước muốn giảm thiểu số người vào tù còn không được nữa là tìm cách bắt vào, nếu đúng là anh Võ Văn Bửu chia sẻ như thế thì là một người có học như ký giả lẽ ra phải giải thích cho anh ta hiểu chứ, thế mới là người tốt, ký giả ạ.
Qua đây, cũng xin gửi vài lời tới các những người đi theo Tôn giáo là hãy sinh hoạt Tôn giáo một cách đúng đắn, lành mạnh, theo đúng quy đinh của pháp luật để tránh gây ảnh hưởng tới đời sống của những người không theo Tôn giáo khác và tránh để gây ra hiểu lầm với lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ an toàn xã hội.

THÊM MỘT LẦN SAI LẦM TỪ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Anh còi

       Mấy ngày gần đây dư luận đang bức xúc về việc Tổng cục du lịch Việt Nam lại đi quảng cáo du lịch cho Trung Quốc. Trong thời điểm cực kỳ nhạy cảm về chính trị giữa nước ta và Trung Quốc như thế mà lại xảy ra chuyện nhầm lẫn “chết người” đến như vây.
Sự việc xảy ra tại hội chợ du lịch quốc tế Đức, thì gian hàng Việt Nam lại “treo nhầm” ảnh một điểm du lịch của Trung Quốc.
Ảnh tượng Lạc Sơn Đại Phật (Trung Quốc) nằm ngay trong gian hàng chung Việt Nam tại Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2013 diễn ra ở Berlin, CHLB Đức – Ảnh: Một doanh nghiệp cung cấp.
      Ở thời điểm rất nhạy cảm, gần đây nhất dư luận vẫn chưa hết phẫn nộ vụ Trung Quốc bắn cháy tàu cá của chúng ta thì lúc này lại có sự nhầm lẫn Tổng cục du lịch Việt Nam quảng cáo du lịch cho Trung Quốc. Vậy đầu đuôi sự việc này bắt nguồn từ đâu mà có sự nhầm lẫn này? Ai là người chịu trách nhiệm về việc này? Và ai sẽ giải thích về sự cố đáng tiếc này?
      Trước hết, phó tổng cục trưởng tổng cục du lịch Việt Nam đã lên tiếng nhận trách nhiệm về việc này: “Đây là sự cố đáng tiếc xảy ra tại Hội chợ du lịch quốc tế diễn ra tại Đức, nhất là để xảy ra trong thời điểm nhạy cảm giữa ta và nước bạn. Trách nhiệm này hoàn toàn thuộc về Tổng cục Du lịch Việt Nam” Sự nhầm lẫn này đương nhiêm người đứng đầu, điều hành sẽ phải chịu trách nhiệm về sự cố này. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là sai phạm ở đây cần phải có nguyên nhân chính xác, được bắt nguồn từ đâu và tại sao lại như vậy?
Bức ảnh nhầm lẫn (dấu khoanh đỏ) đã được thay thế bằng một bức ảnh phong cảnh Việt Nam – Ảnh từ trang web Tổng cục Du lịch 
     TCDL cho biết theo thỏa thuận giữa TCDL và Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines – VNA), VNA chịu trách nhiệm chính về xây dựng gian hàng và thuê đơn vị thi công.
     Gian hàng chung của du lịch VN năm nay, ngoài phần trang trí tổng thể và phần diện tích dành cho VNA, TCDL bố trí 13 bàn làm việc cho 26 doanh nghiệp tham dự tiếp khách và giao thương.
     Tại mỗi bàn có dán một bức ảnh giới thiệu phong cảnh du lịch VN. Các hình ảnh thể hiện tại gian hàng do TCDL cung cấp.
     Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng gian hàng chung, xảy ra việc đơn vị thi công gian hàng sử dụng một bức ảnh phong cảnh không phải của VN tại quầy tiếp tân của một doanh nghiệp.
     Trang web của TCDL khẳng định việc nhầm lẫn đã được phát hiện từ sáng 6.3 – trước thời điểm hội chợ mở cửa đón khách. Đoàn của TCDL xử lý tình huống bằng cách dán bản đồ VN lên bức ảnh nhầm lẫn. Sau đó, đơn vị thi công đã thay thế bằng bức ảnh phong cảnh VN.
      Đơn vị thi công gian hàng do VNA thuê sau đó giải trình do cùng một lúc xây dựng gian hàng cho nhiều nước khác nhau nên dẫn tới nhầm lẫn.
Một lý do không thể chấp nhận được. Do cùng một lúc xây dựng gian hàng cho nhiều nước khác nhau nên dẫn tới nhầm lẫn. Vậy tại sao không nhầm lẫn giữa các nước khác đi mà nhầm mỗi Việt Nam vậy? Mà nhầm của Việt Nam, tại sao không là quảng cáo cho nước khác mà lại quảng cáo cho Trung Quốc chứ? Lí do chẳng thuyết phục một chút nào cả.
Tấm ảnh nhầm lẫn đã được thay bằng tấm ảnh phong cảnh của VN
– Ảnh do doanh nghiệp cung cấp
Một trong những bối cảnh gian hàng do Touristic Conceft Marketing & Events International thiết kế cho doanh nghiệp VN được Tổng cục Du lịch gửi cho doanh nghiệp trước khi sang Đức tham dự hội chợ – Ảnh do doanh nghiệp cung cấp
Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch giải thích thì Trước hết để tổ chức các gian hàng, Tổng cục Du lịch là đầu mối chi trả tiền thuê mặt bằng. Vietnam Airlines (VNA) và các doanh nghiệp có trách nhiệm đóng tiền để xây dựng gian hàng. Việc xây dựng đó phải thỏa thuận với Tổng cục Du lịch, do Tổng cục cung cấp ảnh. Trong số ảnh của Tổng cục Du lịch cung cấp cho các gian hàng không hề có bức ảnh địa danh Trung Quốc. Sơ suất là do đơn vị thi công cùng lúc thi công nhiều gian hàng cho các nước khác nhau. Vì thế, họ đã sử dụng nhầm bức ảnh địa danh Trung Quốc của một gian hàng khác trên gian hàng của mình. Chiều mùng 5, hội chợ du lịch khai mạc, lễ khai mạc tổ chức không tại chỗ có các gian hàng. Mùng 6 mới khai trương gian hàng. Anh em chúng ta đã phát hiện bức ảnh đó trên gian hàng của mình từ khi thi công cuối ngày mùng 5, nghĩa là từ lúc gian hàng chưa khai trương. Tới sáng mùng 6, sự cố đã được khắc phục trước khi gian hàng khai mạc. Nên không có chuyện khách hàng đến giao thương khi gian hàng chưa khai mạc chính thức. Bản thân người chụp ảnh gian hàng (có bức ảnh danh thắng Trung Quốc – NV) đã chụp ảnh từ sáng sớm trước khi gian hàng khai mạc. Tôi kiểm tra việc này. Cậu ấy đã nhận khuyết điểm là nghịch ngợm, xin nhận thiếu sót. Cậu cũng dỡ ngay bức ảnh đó, rút mọi bình luận trên Facebook. Chúng tôi cũng đã yêu cầu cậu ấy kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Gỡ xuống và rút kinh nghiệm nhưng ảnh và thông tin đã phát tán lên mạng xã hội thì làm sao mà thu lại được chứ?
       Đơn vị thi công do VNA thuê, VNA là đơn vị phải chịu trách nhiệm xây dựng gian hàng. Tổng cục Du lịch không biết. Về quy trình nội dung chúng tôi thực hiện rất cẩn thận. Tất nhiên, về phía Tổng cục Du lịch cũng phải chịu trách nhiệm liên đới. Anh em bên đó đã cùng phát hiện ngay việc này từ tối mùng 5. Tuy nhiên đến sáng mùng 6 mới dỡ bỏ ông Tuấn giải thích: “

Cái đó phải do đơn vị thi công, chứ anh em không bỏ đi được. Đáng lẽ là anh em phải che cái đó đi. Đến mùng 6 đơn vị thi công đã khắc phục ngay và lúc khai trương thì đã khắc phục được.

Cái chuyện đến gian hàng nước này hỏi tour nước khác là chuyện bình thường, vì một số nước châu Á cũng na ná giống nhau. Chứ không phải vì chuyện bức ảnh ở đó mà người ta nhầm”
Với quy mô gian hàng quốc tế như vậy mà nói nhầm đơn giản vậy ư?
Khi được hỏi trên bức ảnh của gian hàng Việt Nam có chữ Việt Nam hay không? Ông Tuấn trả lời:
“Có chữ Việt Nam rất to. Không thể có chuyện nhầm lẫn ngô nghê vào gian hàng Việt Nam lại hỏi mua tour Trung Quốc được. Đấy là nhầm lẫn của ai đó không để ý và ngô nghê thôi. Rất rõ thông điệp Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn trên đó. Làm sao lại có sự nhầm lẫn đến thế được. Ai viết thông tin đó tôi khẳng định là không đúng. Tôi bác bỏ thông tin đó.
Ngay cả việc bảo tôi là trưởng đoàn cũng không đúng.
Thực ra vấn đề cũng đơn giản thôi, không nên làm nó phức tạp thêm. Sự cố này xảy ra một cách đáng tiếc. Nhưng nó cũng đã được phát hiện, ngăn chặn và chưa có hậu quả gì ghê gớm cả.
Việc bức ảnh có lỗi của phía xây dựng gian hàng, cũng có trách nhiệm của Tổng cục. Nhưng sự cố đó đã được phát hiện khắc phục. Về phía Tổng cục đã yêu cầu rà soát toàn bộ quy trình để làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, từng đơn vị tham gia.
Nỗ lực tham gia một hội chợ như thế rất lớn. Dù sự cố đã được khắc phục nhưng đó là điều đáng tiếc, nhưng phải rút kinh nghiệm và không để nó lặp lại. ”
Thiết nghĩ với những lời giải thích trên là không thỏa đáng cho lắm! Trước hết sai lầm phải thuộc về ban lãnh đạo tổng cục du lịch. Trách nhiệm phải thuộc về chính công tác quản lí.
Rõ ràng ban lãnh đạo, điều hành quản lí tốt tại hội chợ du lịch quốc tế Đức thì gian hàng Việt Nam làm gì có bức ảnh quảng bá cho du lịch Trung Quốc.
Đây không phải là lần đầu tiên trách nhiệm thuộc về công tác quản lí ở chúng ta. Vì vậy cần rút kinh nghiệm nghiêm khắc và hi vọng rằng sẽ không còn bất kỳ một sự cố đáng tiếc tương tự xảy ra như vậy nữa.

Đôi chút tìm hiểu về CONAN DOYLE và SHERLOCK HOLMES

Theo tiengnoitre

      Bất cứ ai là fan của tiểu thuyết trinh thám thì không thể không đọc Sherlock Holmes của nhà văn thiên tài Conan Doyle.Sự nghiệp vĩ đại của Arthur Conan Doyle (1858-1930) luôn luôn gắn liền với tên tuổi của nhà thám tử đại tài Sherlock Holmes.Hình ảnh người đàn ông gầy gò ở ngôi nhà 221b Phố Baker đã trở nên thân thuộc với triệu triệu độc giả ở khắp nơi trên thế giới và với mọi thế hệ.

 Capture

       Conan Doyle đã tạo ra một Sherlock Holmes –chàng thám tử thiên tài và lãng mạn,khác biệt hẳn với  Maigret,Hercule Poirot…những thanh tra cảnh sát thuần túy,điều mà các độc giả luôn mong mỏi tìm thấy trong các tiểu thuyết trinh thám.Chiếc mũ phớt và làn khói thuốc bay ra từ chiếc tẩu thuốc đã hằn sâu vào hình dung của độc giả thế giới như chàng thám tử đại tài với những cuộc phiêu lưu đầy kì thú và cái địa chỉ 221b Phố Baker kia đã tồn tại thực sự,mặc dù nó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng vĩ đại Conan Doyle.

       Dốc hết tâm huyết cho đứa con tinh thần Sherlock Holmes,nhiều khi Conan Doyle cũng thực sự cảm thấy mệt mỏi vì phải chịu quá nhiều áp lực từ phía độc giả.Nhiều lần ông đã định để Holmes chết,nhưng cuối cùng ông lại trở nên phụ thuộc vào nhân vật và không thể kết liễu đứa con tinh thần của mình vì Holmes cũng đã nổi tiếng như chính cha đẻ của mình.

        Holmes cùng với người bạn thân của mình-bác sĩ Watson lao đầu vão những cuộc phiêu lưu vô cùng hấp dẫn nhưng cũng không kém phần nguy hiểm.Bằng lời kể của bác sĩ Watson,trải qua từng câu truyện ứng với từng cuộc phiêu lưu của hai người bạn,từng cung bậc cảm xúc được thể hiện thật lôi cuốn ,sinh động.Khi thì hào hứng,tò mò khi lại khó hiểu,phức tạp nhưng khi đã tìm được đáp án thì thật là phấn khích sung sương,nhưng đôi lúc cũng không chánh khỏi những bế tắc,ngõ cụt.Còn không kẻ đến nguy hiểm luôn dình dập mọi nơi,mọi lúc.

        Conan Doyle là một bác sĩ khá nổi tiếng,vì thế ông  am hiểu rõ về y học thì không cần phải nói đến,nhưng ông cũng hiểu biết rất sâu rộng về các thuộc địa của Anh lúc bấy giờ.Chính sự hiểu biết về những vùng đất rộng lớn đó mà những cuộc phiêu lưu của Holmes rất thú vị,phong phú, mang đặc điểm từng miền rất rõ ràng khác biệt.Nhờ đó người đọc có được nhưng trải nghiệm lớn, mở mang hiểu biết  và như được cùng phiêu lưu khắp nơi với Holmes và Watson.

        Với vốn hiểu biết Conan Doyle tạo ra Holmes sắc sảo,thông minh,suy luận như thần mà lại mang chút lãng mạn nghệ sĩ ; táo bạo và liều lĩnh,kiên quyết,hết sức cứng dắn nhưng lại đầy lòng vị tha.Holmes có óc hài hước,quen biết rộng lại hay giúp đỡ người khác nên cũng nhận được sự giúp đỡ từ khắp nơi.Cách suy luận và làm việc phá án của Holmes cũng hết sức khác ngườ kì quái,nhưng sự khác biệt đó đã mang lại hiệu quả lớn bất ngờ.

         Tuy nhiên,Holmes không thể thành công như thế nếu thiếu đi người bạn đồng hành cũng là người bạn thân duy nhất của mình-Bác sĩ Watson.Watson là một vị bác sĩ tài ba và tận tình với công việc,nhưng cũng là một người bạn đồng hành tuyệt vời.Watson tinh tế,dịu dàng,biết lắng nghe và tiếp thu vận dụng kiến thức rất nhanh.Tuy không có khả năng suy luận tài tình như Holmes nhưng Watson lại giúp Holmes rất nhiều,là cánh tay phải đắc lực của Holmes trong rất nhiều vụ án.Có lẽ là bạn thân duy nhất của Holmes,bác sĩ Watson cũng không kém phần táo bạo,gan dạ và hết sức liều lĩnh nhưng sự thông minh cũng thật tuyệt.Một bộ đôi hết sức ăn ý thực thi công việc của pháp luật.

       Chính sự hồi hộp gay cấn trong  từng vụ án và óc suy luận phán đoán tài tình cùng với lòng dũng cảm của hai con người tài ba đó mà độc giả cũng như đang hòa mình vào những tình tiết của vụ án,để rồi hồi hộp theo dõi cho đến khi tìm ra câu trả lời đúng đăn nhất.

1

      Sherlock Hlomes được dịch và xuất bản không biết bao nhiêu lần và ở khắp nơi trên thế giới.Conan Doyle sáng tác tất cả 4 tiểu thuyết và 56 truyện ngắn về Sherlock Holmes,60 tác phẩm-một con số rất đẹp cả với phương Đông và phương Tây.Ông đã tự tay sắp xếp chúng vào 9 tập sách gồm:

Tập 1-Chiếc nhẫn tình cờ

Tập 2-Truy tìm đấu bộ tứ

Tập 3-Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes

Tập 4-Hồi ức về Sherlock Holmes

Tập 5-Sherlock Holmes trở lại

Tập 6-Con chó săn của dòng họ Baskerville

Tập 7-Thung lũng khủng khiếp

 Tập 8-Cung đàn sau cuối

 Tập 9-Tàng thư của Sherlock Holmes

       Trong đó, cuốn Tàng thư của Sherlock Holmes là lời nói đầu mà Conan Doyle mượn lời bác sĩ Watson cũng là một lời chia tay thực sự của Holmes với độc giả khắp nơi.Sherlock Holmes là một tác phẩm trinh thám vĩ đại,có thể nói nó là tác phẩm hay nhất của thể loại đòi hỏi óc sáng tạo và tầm hiểu biết  rộng lớn này.Conan Doyle là nhà văn vĩ đại,ông cũng như đứa con tinh thần Sherlock Holmes của mình sẽ còn sống mãi trong lòng triệu triệu độc giả thế giới.

LĂNG KÍNH VẠN HOA VỀ VIỆT NAM

Mây Mây

Hiện nay, để làm mất đi cái nhìn khách quan của nhân dân thế giới về Việt Nam, một số nhà xuất bản của nước ngoài đã cho ra đời những cuốn sáng với nội dung xuyên tạc, bôi nhọ Việt Nam, với ý đồ làm mất đi hình ảnh tươi đẹp của Việt Nam trong mắt nhân dân Thế giới, chúng làm cho nhân dân Thế giới hiểu sai về Việt Nam, từ đó kích động chống lại Việt Nam, chống lại chế độ chủ nghĩa xã hội của ta. Mặt khác, chúng muốn nhân dân trên Thế giới mà đặc biệt là những người Việt Nam ở nước ngoài không dám tới, không dám trở về Việt Nam, chúng khiến cho trong tiềm thức của nhân dân Thế giới thì Việt Nam là một nước “mà chỉ nghĩ tới thôi đã thấy sợ rồi”. Tuy nhiên, vẫn có những con người đã “mạo hiểm” một lần thử tới Việt Nam và họ đã thấy được sự thật, từ đó họ viết những cuốn sachs mang đúng sự thật đến với tất cả mọi người trên Thế giới về Việt Nam, mà ngoại giao kỳ cựu Ma-ri-ô Xi-ca (Mario Sica) là một ví dụ. Mong muốn có được một món quà ý nghĩa làm quà tặng đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – I-ta-li-a (1973-2013) đã thúc đẩy nhà ngoại giao kỳ cựu Ma-ri-ô Xi-ca (Mario Sica) viết nên cuốn sách “Những lữ khách Ý trong hành trình khám phá Việt Nam”.

 

Cuốn sách là một tuyển chọn những ghi chép, bút ký của các lữ khách người I-ta-li-a đã từng đặt chân đến Việt Nam từ thời kỳ xa xưa: Từ thời nhà thám hiểm Mác-cô Pô-lô (Marco Polo) đến những nhà truyền giáo, nhà tự nhiên học, địa lý học, nhà văn, nhà ngoại giao người I-ta-li-a đặt chân tới Việt Nam sau này. Với những câu chuyện kể thú vị, cuốn sách là một lăng kính vạn hoa cung cấp những cái nhìn độc đáo và thú vị về Việt Nam.

                                                                  
                                                                                                                   Việt Nam tươi đẹp
Ông Ma-ri-ô Xi-ca cho biết, khi bắt tay vào làm cuốn sách này, ban đầu ông chọn tổng cộng 28 người từng đặt chân đến Việt Nam, sau đó chọn ra 17 người, những người được cho là quan trọng nhất và có nhận xét hấp dẫn nhất. “Việc lấy thông tin và tìm hiểu thông tin không hề dễ dàng bởi trong các tài liệu cũ, tên Việt Nam không xuất hiện. Tên Việt Nam chỉ bắt đầu xuất hiện ở châu Âu từ năm 1949, còn trước đấy người ta hay nói đến Đông Dương hoặc Đông Nam Á. Vì thế tôi phải lọc ra đâu là vùng đất thuộc địa phận của Việt Nam bây giờ mà các lữ khách I-ta-li-a đã đặt chân đến. Mác-cô Pô-lô, người lữ khách đầu tiên xuất hiện trong cuốn sách, là một ví dụ. Với những trải nghiệm của mình, nhà thám hiểm Mác-cô Pô-lô đã phác họa những đường nét tiêu biểu của người Việt cổ và kể lại những câu chuyện thần thoại về nguồn gốc hay tín ngưỡng thờ cúng của họ. Hay câu chuyện của Phran-xe-xcô Vin-xen-ti Ma-rê-ri (Francesco Vincenti Mareri), Trưởng lãnh sự ở Sài Gòn năm 1945, từng viết rằng: “Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh có uy tín, danh tiếng và được xem là người cha của dân tộc Việt Nam”.
Tuy nhiên, những câu chuyện thú vị về Việt Nam được dừng lại ở giai đoạn 1949-1950. Theo tác giả, giai đoạn này được lựa chọn làm mốc lịch sử bởi vì trong khoảng thời gian này, cùng với “Giải pháp Bảo Đại” và Hiệp ước Elysée ký kết ngày 8-3-1949 (dẫn tới việc cái tên Việt Nam, vốn trước đó bị thay bằng những cái tên do Pháp đặt ra là Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ, đã xuất hiện trở lại trong từ điển phương Tây), lịch sử Việt Nam đã chuyển sang một bước ngoặt mới. Ông Ma-ri-ô Xi-ca cho rằng, trong bối cảnh đó, bất kỳ bằng chứng nào của I-ta-li-a cũng có thể làm mất đi tính đặc trưng của Việt Nam.
“Có bột mới gột lên hồ”, để viết cuốn sách này, ông Ma-ri-ô Xi-ca đã phải lục tìm tư liệu ở Thư viện quốc gia ở Rô-ma, Kho lưu trữ của Bộ Ngoại giao cũng như báo cáo, ghi chép của các nhà truyền giáo… Ông cho biết, không có quá nhiều khó khăn để tiếp xúc với những tài liệu trên nhưng khó khăn lớn nhất chính là việc hiểu rõ ngôn từ sử dụng bởi một số lữ khách ở thế kỷ 16 sử dụng từ cổ hoặc khái niệm phức tạp. “Để thuận lợi cho người dịch, tôi đã phải làm một bản chú thích khá dài”, ông Ma-ri-ô cho hay.
Nếu so về số lượng ghi chép chứng thực, I-ta-li-a không sánh được với Pháp, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, song ông Ma-ri-ô vẫn tự hào bởi “nhờ có Mác-cô Pô-lô, I-ta-li-a có thể tự hào là quốc gia châu Âu đi tiên phong trong việc miêu tả lại những vùng đất đai thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay”. “Một điểm khác biệt của cuốn sách chính là sự tương đồng về địa lý giữa I-ta-li-a và Việt Nam. Hai nước có diện tích, dân số tương đương nhau, đều trải dài về mặt địa lý, chia thành ba miền Bắc-Trung-Nam. Với những điểm tương đồng như vậy, các lữ khách I-ta-li-a sẽ dễ dàng hòa đồng khi đến với Việt Nam”, ông Ma-ri-ô Xi-ca chia sẻ.
Ông Ma-ri-ô Xi-ca cũng hy vọng, cuốn sách song ngữ bằng tiếng I-ta-li-a và tiếng Việt sẽ là nhịp cầu để nhân dân hai nước xích lại gần nhau, hiểu biết thêm về nhau.

Sẽ không chỉ có một Đại sứ Du lịch

Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa thông báo sẽ kéo dài thời gian nhận hồ sơ ứng viên Đại sứ Du lịch Việt Nam đến hết tháng 10-2013 và sẽ chọn Đại sứ Du lịch theo từng vùng. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Nhất Hoàng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến VH-TT&DL – đơn vị tiếp nhận hồ sơ để làm rõ hơn về vấn đề này.

PVTheo thông báo, có thể có nhiều Đại sứ Du lịch và có Đại sứ du lịch cho từng vùng. Ông có thể cho biết rõ hơn về điều này?

Ông Trần Nhất Hoàng: Đây là một quyết định cởi mở của Bộ và cũng là cách làm rất phổ biến của tất cả các nước trên thế giới. Chúng ta có thể cho những người đang sinh sống, định cư ở nước ngoài, thậm chí là người nước ngoài yêu mến, hiểu biết về đất nước Việt Nam làm Đại sứ Du lịch cho chúng ta. Bởi đặc thù ở các khu vực rất khác nhau, nên nếu chúng ta lựa chọn được từng đại sứ với các khu vực cụ thể thì công tác quảng bá sẽ càng hiệu quả hơn.

nguoidep
PV
Nhìn vào hồ sơ ứng viên Đại sứ Du lịch trong nước thường là các diễn viên, người mẫu. Liệu công tác quản lý có khó khăn khi họ là Đại sứ mà có thể có những hình ảnh chưa đẹp?Trước mắt, chúng tôi sẽ thí điểm một vài trường hợp và hướng đến những người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài yêu mến Việt Nam.

Ông Trần Nhất Hoàng: Chúng tôi sẽ có cơ chế chặt chẽ để liên lạc và giám sát hình ảnh của Đại sứ.

PV: Ban đầu, Bộ VH-TT&DL đã công bố thời hạn nhận hồ sơ là hết tháng 3, giờ lại là hết tháng 10. Có phải vì ít ứng viên nên Bộ muốn kéo dài thời gian lựa chọn Đại sứ Du lịch?

Ông Trần Nhất Hoàng: Không phải vì ít người đăng ký mà lùi thời gian chọn Đại sứ. Vì đúng thời điểm Bộ công bố hết hạn, Lý Nhã Kỳ rút hồ sơ thì một tuần sau đó, báo chí tham gia bàn rất sôi động. Việc này đã thu hút thêm gần chục người đề nghị. Chúng tôi rất phấn khởi vì càng nhiều người tham gia thì càng dễ lựa chọn được những người phù hợp. Mong muốn của chúng ta là tìm người có nhiều cống hiến cho đất nước. Hai là qua thẩm định chúng tôi nhận thấy các hồ sơ ứng cử đều chưa được thực hiện một cách kỹ lưỡng, chưa có chương trình hành động. Việc mở rộng thời gian là để các ứng viên có thể tìm hiểu kỹ lưỡng hơn và hoàn thiện hồ sơ của mình.

Xin cảm ơn ông!

Theo QDND

Bác Hồ và những mùa xuân xa xứ

    NHẬT MINH

            Trong 79 mùa xuân của Bác có 30 mùa xuân tha hương, cộng thêm hai mùa xuân vừa tha hương vừa nằm trong ngục Tưởng Giới Thạch. Dù phải trải qua biết bao gian khổ nhưng với niềm tin tưởng và tinh thần lạc quan cách mạng, Người đã có những mùa xuân tươi đẹp nhất.

Ngày 5/6/1911, Bác Hồ rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Lần đầu tiên, Bác Hồ ăn Tết xa quê hương là tại nước Mỹ. Đó là mùa xuân năm Nhâm Tý khi Bác Hồ đang ở Niu-Oóc. Trên đất khách quê người, mùa xuân vất vả năm ấy, Bác Hồ vẫn dành thời gian rảnh rỗi để học tập, đi xe điện ngầm tới thăm “khu Hác-lem” của người da đen và nhiều khu vực khác ở Niu-Oóc.

Năm 1914, Bác Hồ đón giao thừa ở Luân Đôn, thủ đô nước Anh. Tháng giêng năm Giáp Dần ấy, Bác đến làm thuê ở khách sạn Draytơn Coốc, rồi sau đó là Cáclơtơn… Năm 1918, Bác Hồ đón Tết Mậu Ngọ tại Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Khoảng rằm tháng giêng năm Tân Dậu (1921), lúc này Bác đã mang tên là Nguyễn Ái Quốc, được Bộ trưởng thuộc địa Pháp An-be Xa-rô gọi đến đe dọa. Đây là mùa Xuân thứ 10, Bác Hồ xa quê hương.

Ngày 1/2/1922, tức ngày mồng 5 Tết, ngày kỷ niệm nghĩa quân Tây Sơn đại thắng quân Thanh, Bác Hồ đã hoàn thành việc chuẩn bị cho ra đời tờ báo Le Paria và khai bút viết bài kêu gọi mua báo Le Paria “tờ báo vì lợi ích của công lý và tiến bộ…”

Mùa xuân năm Quý Hợi (1923), Bác Hồ cùng đồng bào người Việt sống ở Pa-ri đón mừng năm mới. Năm Quý Hợi đó, theo dương lịch, ngày mồng một Tết là ngày thứ sáu (ngày 16/2). Đa số Việt kiều là dân thợ thuyền làm nghề bồi bếp và phục vụ, hoặc nghề tự do, chỉ có một số ít là công chức hoặc sinh viên. Để khỏi ảnh hưởng đến công việc làm ăn, bữa tiệc đón mừng năm mới được chuyển sang tối mồng hai Tết, tức tối thứ bảy ngày 17/2/1923.

Mùa xuân năm Giáp Tý (1924), Bác Hồ bí mật sang Nga, ở trong khách sạn Lux, số 10 phố Tvecskaia, Mát-xcơ-va, những mong gặp Lê-nin thì Lê-nin đã qua đời. Tết năm ấy, dưới trời tuyết lạnh, Bác Hồ tay chân lạnh cóng, áo không đủ ấm, xúc động, lặng lẽ tiễn biệt Lê-nin. Đây là mùa xuân đầu tiên Bác Hồ ở Liên Xô.

Xuân Ất Sửu (1925), Bác Hồ với tên mới là Vương, là Lý Thụy… đã đón giao thừa ở Quảng Châu, Trung Quốc, mở lớp huấn luyện chính trị cho các thanh niên yêu nước Việt Nam “gieo mầm cách mạng cho Tổ quốc Việt Nam”.

Ngày mồng một Tết Bính Dần (1926), Bác Hồ khai bút viết thư gửi đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, đề nghị gửi tài liệu để phục vụ tập san “Nông dân” sắp ra mắt. Mồng hai Tết năm ấy, Đoàn chủ tịch Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Quốc dân Đảng Trung Quốc đã mời một nhà cách mạng Việt Nam tên là Vương Đạt Nhân đến phát biểu ý kiến. Vương Đạt Nhân đã tố cáo thực dân Pháp đàn áp nhân dân Việt Nam, phá hoại cách mạng Trung Quốc… và kêu gọi: “Cùng nhau liên hiệp lại, không phân biệt nước nào, dân tộc nào… Tất cả hãy đứng lên chống kẻ thù chung…” Vương Đạt Nhân ấy chính là Nguyễn Ái Quốc, là Bác Hồ của chúng ta.

Mùa xuân năm 1927, Bác Hồ chủ trương ra tờ báo “Lính cách mệnh” nhằm mục đích tuyên truyền giác ngộ binh lính Việt Nam, xuất bản tại Quảng Châu. Sau đó ba tháng, Bác Hồ rời Trung Quốc trở lại Liên Xô. Tết năm 1928, Bác Hồ ăn Tết với những bát cháo và bánh mì rẻ tiền tại một cửa hàng ăn của công nhân Béc-lin.

Từ năm 1934 đến năm 1938, năm mùa Xuân trên đất Liên Xô, Bác Hồ chỉ học, đọc sách, dịch tài liệu cho Phòng Đông Dương của Viện Các vấn đề dân tộc thuộc địa. Tháng 10/1938, Bác Hồ từ Liên Xô trở lại Trung Quốc. Giữa năm 1940, xe tăng của phát xít Đức tràn vào Pa-ri và ngày 20/6/1940, nước Pháp đầu hàng.

Sau 30 năm đi tìm đường cứu nước, qua nhiều quốc gia ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, Bác Hồ về đến Tổ quốc vào mùa Xuân Tân Tỵ ngày 8/2/1941 để trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam.