Cà phê Việt Nam “đang thua trên sân nhà”

Trong một thời gian dài, cà phê Việt Nam chỉ tập trung cho xuất khẩu và dường như bỏ quên thị trường trong nước rất tiềm năng. Khi xuất khẩu gặp khó khăn, cà phê Việt Nam mới hướng về thị trường trong nước, nhưng quá trình chiếm lĩnh thị phần trong nước còn gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới với sản lượng xuất khẩu cà phê hàng năm đạt khoảng 21,5 triệu bao (thứ 2 thế giới sau Brasil với 47,5 triệu bao). Cà phê đang là mặt hàng xuất khẩu có đóng góp lớn cho nền kinh tế và là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã bước đầu gây dựng thương hiệu trên thi trường quốc tế.

Lễ hội cà phê tại Đắc Lắc – một trong những hoạt động quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam

 (Ảnh: Quang Trung)

Tuy vậy, giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam chưa cao, mới chỉ tập trung vào xuất khâu thô, dạng hạt mà chưa tập trung vào lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thành phẩm để nâng cao giá trị, lợi nhuận. Do đó, giá trị gia tăng của sản phẩm cà phê chưa cao.
Mặt khác, do khủng hoảng kinh tế thế giới, việc tìm kiếm thị trường mới, gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay gặp nhiều khó khăn. Trước xu thế đó, buộc các doanh nghiệp cà phê Việt Nam phải nghiên cứu thị trường, cấu trúc lại hoạt động sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển trong thời kỳ khủng hoảng. Trong khi đó, thời gian qua, có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã bỏ quên thị trường trong nước với gần 90 triệu dân và có khoảng 7% dân số thường xuyên sử dụng cà phê. Tận dụng khoảng thời gian này, các doanh nghiệp nước ngoài như Nestle… đã tranh thủ thời cơ, chiếm lĩnh được thị phần quan trọng này.
Do vậy trong thời gian tới, để từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước, đòi hỏi các doanh nghiệp cà phê trong nước có được chiến lược phát triển toàn diện. Một là, cần làm tốt công tác xây dựng và khẳng định thương hiệu, làm tốt công tác quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam, đầu tư nhiều hơn cho việc quảng cáo sản phẩm.
Hai là, cần nghiên cứu mở rộng hệ thống các của hàng bán lẻ và giới thiệu sản phẩm vì đang có một thực tế là, có những thương hiệu cà phê Việt Nam rất nổi tiếng trên thị trường quốc tế, nhưng lại không được biết đến ở Việt Nam.
Ba là, cần đưa ra các cam kết chất lượng sản phẩm và đổi mới công nghệ để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi, chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao giá trị thương hiệu và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Từ đó hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh ít nhất khoảng 50% thị phần trong nước. Có như vậy, cà phê Việt Nam mới không thua trên sân nhà…
——-Minh Anh——–

Một mùa xuân mới lại về trên quê hương Việt Nam

Hòa trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày mùa thu lịch sử, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ra sức học tập, thi đua chào mừng ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( 2/9/1945-2/9/2013). Trong giờ phút thiêng liêng lịch sử của 68 năm về trước, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, chính quyền nhà nước thuộc về tay nhân dân. Đây là một bước ngoặt lịch sử quan trọng, phản ánh sự tất yếu, khách quan phù hợp với yêu cầu bức thiết của lịch sử, phù hợp với ý chí, nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân.

Capture

Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 đã mở ra cho toàn thể dân tộc Việt Nam một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập tự do, kỷ nguyên nhân dân làm chủ đất nước. Đã lâu lắm rồi, nhân dân ta mới có những ngày tháng “độc lâp – tự do – hạnh phúc”, được làm chủ vận mệnh đất nước. Điều đó là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. 68 năm đã trôi xa, nhưng những ngày tháng 9 lịch sử năm ấy vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim dân tộc Việt Nam. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam có truyền thống anh hùng, bất khuất, tôi cảm thấy hạnh phúc khi mình là người con của đất nước Việt Nam, càng hạnh phúc và tự hào hơn khi trong cơ thể mình đang chảy dòng máu của Dân tộc Việt. Lúc còn ấu thơ, tôi vẫn thường nghe Bà kể về những ngày tháng đấu tranh vì độc lập dân tộc của ông cha. Trong trí tưởng tượng non nớt của tôi lúc ấy chỉ biết có rất nhiều máu và nước mắt đã đổ xuống cho dân tộc. Một đứa trẻ như tôi lúc ấy làm sao hiểu nỗi những khổ đau, mất mát mà dân tộc ta đã phải chịu đựng. Ánh mắt tròn xoe của tôi nhìn vào khuôn mặt khắc khổ của Bà, tôi hỏi: “Tại sao phải chiến tranh hả Bà?”. Bà nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến, Bà nói: “Vì độc lập, tự do, vì một cuộc sống không còn sự áp bức, bóc lột của quân xâm lược, chúng ta phải cầm súng chiến đấu, cháu à”. Thì ra là thế! Bà tôi nói không sai, chỉ có độc lập tự do thì mới có cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Khi lớn lên, chân lý đó càng thấm đượm vào tư tưởng của tôi. Chiến tranh đã lùi xa, tôi và những bạn trẻ trên đất nước Việt Nam chỉ biết chiến tranh qua sách vở, qua những lời ru, tiếng hát của các bà các mẹ. Nhưng sâu thẳm trong trái tim chúng tôi đó là tình yêu quê hương đất nước tha thiết, niềm tin sâu sắc vào Đảng. Đảng đã cho chúng tôi cuộc sống tốt đẹp hôm nay, cho chúng tôi hiểu về tinh thần cách mạng cao cả, chân chính là gì, rèn luyện chúng tôi vượt qua khó khăn thử thách, chống lại bọn phản cách mạng, bọn bán nước cầu vinh.

Một mùa xuân mới lại về trên quê hương Việt Nam, đó là mùa của chiến thắng, mùa của độc lập tự do được gieo mầm trên chính mảnh đất anh hùng này. Ngày 2/9/1945, cả thế giới phải ngước nhìn dân tộc Việt Nam, từ một dân tộc bị hai tầng áp bức, bóc lột đã kiên cường đập tan xiềng xích của kẻ thù, rủ bùn đứng dậy và dõng dạc tuyên bố rằng: “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chỉ có sức ảnh hưởng to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, mà còn là nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức, bóc lột đứng lên tự giải phóng dân tộc.

Thắng lợi đó là nhờ vào sự lãnh đạo tài giỏi của Đảng, nhờ vào sự đoàn kết mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam. Điều quan trọng hơn đó chính là nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, được xây dựng, vun đắp trong đấu tranh cách mạng. Ngoài ra, sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là kết quả của mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với quần chúng nhân dân. “Nhân dân là của Đảng, Đảng là của Nhân dân” chân lý đó mãi mãi trường tồn cùng thời gian. Cho dù các thế lực thù địch có điên cuồng chống phá như thế nào đi chăng nữa thì Đảng và quần chúng nhân dân vẫn là một mà thôi. Nhìn lại chặng đường 68 năm đã đi qua, từ khi nhà nước thuộc về nhân dân đầu tiên ra đời ( nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa), nước ta đã có những bước phát triển đột phá quan trọng, nền kinh tế phát triển ổn định, đời sống nhân dân ngày càng sung túc hơn. Từ một nước lúc mới thành lập chỉ có khoảng 1,2 triệu đồng trong kho bạc, nay đã phát triển cao, tổng GDP năm 2011 của cả nước ước khoảng 119 tỷ USD và GDP đầu người đạt 1.300 USD/người/năm. Những số liệu này chứng tỏ, đất nước ta đang trên đà phát triển, vị thế đất nước được nâng cao trên trường Quốc tế.

Trong không khí sục sôi, phấn khởi của những ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hôi Chủ nghĩa Việt Nam, cả nước hướng về thủ đô Hà Nội, nơi của 68 năm về trước đã từng diễn ra thời khắc lịch sử của đất nước. Hàng triệu con tim đập chung một nhip đập, hòa trong bài hát “Tiến quân ca” để kỉ niệm những ngày tháng hào hùng đó. Chúng tôi, những thế hệ tương lai của đất nước mãi mãi khắc trong tim tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và xin hứa sẽ ra sức học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh để xứng đáng là thế hệ tương lai của đất nước.

Nguyễn Anh

Thánh vật sông To Lịch – Tác phẩm của gã hàng xóm xấu bụng

songtolich2

1. Tóm lược sự việc thánh vật sông Tô Lịch

Tóm lược sự việc như sau, vào ngày 27/9/2001, đội thi công số 12 -Thuộc Công ty xây dựng VIC ,trong khi nạo vét sông Tô Lịch,thuộc địa phận làng An Phú – Phường Nghĩa Đô – Quận Cầu giấy – HÀ NỘI đã phát hiện được di vật cổ rất lạ và huyền bí. Đó là 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông, tạo thành một đa giác đều, tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ đó. Ngoài ra còn phát hiện được tấm gỗ Vàng tâm có hình Bát quái, một số đồ Gốm, xương Voi, Ngựa, dao, tiền đồng. Sau khi đã rút những cọc gỗ đó lên, lấy các bộ hài cốt đem lên Bát Bạt -Hà tây ( là nơi nghĩa trang chôn cất chung của TP.Hà nội ), thấy có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ xẩy ra. Nào là các việc chuẩn bị tiến hành thi công bị rối tung lên, máy xúc KOMATSU tự nhiên lao xuống sông;. Nào là một số người đang làm việc tự nhiên ngã lăn ra đất, chân tay co rúm, cứng đờ, lưỡi thè ra ngoài và trở nên hoàn toàn mất tư thức trong nhiều giờ; Địa tầng của cả khu vực thi công tự nhiên biến đổi, không giống như khảo sát ban đầu; Thử đưa la bàn vào khu vực đó thấy kim la bàn quay tít. Một năm sau sự việc trên, có hàng loạt sự kiện ngẫu nhiên xẩy ra, gây kinh hoàng cho toàn đội xây dựng số 12, là đội đã trực tiếp thi công khu vực trên. Bản thân, gia đình, anh em của những người công nhân trực tiếp ngụp lặn vớt hài cốt, nhổ cọc đóng dưới lòng sông liên tục bị các tai nạn thảm khốc như chết, bệnh tật, tai nạn. Sự việc lên đến đỉnh cao khi có tới 43 người thợ bỏ không dám tiếp tục làm việc tại công trường nữa. Trong số đó nhiều người không nói rõ lý do, cũng không đòi hỏi vật chất mà đáng ra họ được hưởng.

Ngày 9/10/2001 những người thợ đã mời một thày theo đạo Tứ phủ đến giải thích, theo nhận định của Thày thì đây là một đạo Bùa Bát quái trận đồ được chôn yểm lâu đời để trấn yểm Long mạch của khu vực này. Sau đó các công nhân lại tiếp tục mời Thượng tọa Thích Viên Thành tới. Thượng tọa Thích Viên Thành đã cho 5 đệ tử lập đàn tràng, làm lễ Hàn lại Long mạch. Chỉ hơn 1 tháng sau, Thượng tọa Thích Viên Thành đã bị bệnh chết. Các nhà khoa học đã có những đánh giá sơ bộ, song cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào khả dĩ có thể lý giải và khắc phục các sự việc trên.

2. Tác phẩm của Cao Biền

Theo Việt sử lược : Thành Đại La được xây dựng vào thế kỷ 7 có tên là Tống Bình. Năm thứ 2 niên hiệu Trường khánh (Nhâm Dần -822 ), Vua Mục Tông nhà Đường dùng Nguyên Hỷ làm quan đô hộ. Nguyên Hỷ thấy cửa thành có dòng nước ngược sợ rằng dân ở thành có ý đồ phản nghịch, liền sai Thầy bói gieo 1 quẻ. Thầy bói nói rằng, sức ông không đủ để bồi đắp thành lớn, 50 năm sau, có một người họ Cao đóng đô tại đây mà xây dựng Vương phủ. .
Tới đời vua Đường Y Tôn (841 -873 ), Cao Biền được cử sang đất Việt làm Tiết Độ sứ. Cao Biền là một con người đa hiệu: Vừa là một vị Tướng, vừa là một nhà Phù thủy, một Đạo sĩ, cũng là một nhà Phong thủy có tài. La Thành được Cao Biền sửa chữa, chỉnh đốn lại cho hợp Phong Thủy vào các năm : 866, 867, 868. Theo truyền thuyết, khi Cao Biền xây dựng lại thành Đại La, thì khu vực thi công có hiện tượng sụp lở đất. Cao Biền liền tiến hành chấn yểm Thần sông Tô lịch và một số điểm khác như đền thờ Thần Bạch mã, núi Tản Viên. Sau đó công viêc xây dựng mới có thể hoàn tất.

Vùng đất từ đầu nguồn sông Tô Lịch kéo dài đến Cổ Loa – Đông Anh HÀ NỘI là một vùng đất có địa tầng địa chất không ổn định. Ta cũng cần phải nhớ rằng : Núi Tản viên nằm ở hướng Tây Hà Nội. Mặt khác phía Tây và Tây Bắc của La Thành là một vùng núi non trùng điệp của các tỉnh HÒA BÌNH, SƠN LA, LAI CHÂU…Theo định nghĩa của môn Phong Thủy, Long Mạch xuất phát từ những rặng núi cao. Núi mà từ đó khởi nguồn Long mạch gọi là Tổ sơn. Ngoài ra Long mạch còn xuất phát từ những khu vực khác gọi là Thiếu sơn. Ta cũng biết rằng thiên khí từ trên trời luôn có tính chất giáng xuống, các đỉnh núi cao là những antena tiếp thu sinh khí. Từ những sự việc trên, ta cảm nhận được rằng có một Long mạch rất lớn bắt nguồn từ núi Tản Viên và các rặng núi phía Tây, Tây bắc của Thành Đại la kéo dài qua thành Đại La theo dọc sông Tô Lịch (khí thường đi theo nước ), chạy qua khu vực Hồ Tây bây giờ (Hồ Tây trước kia là một khúc của dòng sông Hồng ), sau đó sang tới tận địa phận Cổ Loa -Đông Anh – HÀ NỘI và còn theo hướng Đông, Đông Bắc đi tiếp .

Chính vì có Long mạch này mà Cao Biền phải vô cùng bận tâm, khổ trí nhằm tiêu diệt hoặc chấn yểm. Có rất nhiều tryền thuyết về Cao Biền liên quan đến các khu vực khác nhau của Long mạch này, và đây cũng chính là tác phẩm Cao Biền để lại trên sông Tô Lịch mà năm 2001 chúng ta phát hiện ra gây xôn xao dư luận.

Trước khi sang nước Nam, vua Đường cho vời Cao Biền vào và nhủ rằng : “Công học địa lý, tối vi linh diệu, trẫm văn An nam đa hữu thiên tử quý địa, Công đương dụng lực ngụ mục, hoặc hữu áp chi, triển bình sinh chi kinh luân, thuật thánh hiền chi quy củ, đoạt thần công nhi cải thiên mệnh, nhiên vi tiễu thảo trừ căn, chi đồ thứ cơ vô hậu lệ, tường suy phong thủy, kiến lãm sơn xuyên, nhất nhất diễn ca lập kiểu, trẫm đắc tiện văn giả..

Dịch ra có nghĩa là:

“…Khanh học địa lý tối vi linh diệu, trẫm nghe An Nam có nhiều quý địa kết phát tới thiên tử, sản xuất ra nhiều nhân tài, anh kiệt nên luôn luôn nổi nên chống đối. Qua bên đó, khanh nên tường suy phong thủy, kiến lãm sơn xuyên và làm tờ tấu biểu kèm theo lời diễn giải các kiểu đất, gửi về cho Trẫm xem trước. Rồi ở bên đó khanh đem tài kinh luân, đoạt thần công, cải thiên mệnh, trấn áp các kiểu đất đó đi. Đó là cách nhổ cỏ thì nhổ tận gốc vậy, để tránh hậu họa sau này…”

Cao Biền vâng lệnh sang Việt nam, ông đã bỏ công xem xét. Và nhận thấy rằng có một mạch đất cực lớn thuộc loại Đại cán long xuất phát từ Côn Lôn sơn chạy qua, đến Việt nam chia làm ba chi lớn, trong đó có tới 27 ngôi đất kết phát tới thiên tử, còn lại là hàng nghìn ngôi đất lớn nhỏ kết phát các anh tài kiệt xuất. Ông đã xem xét. Ghi chép, diễn ca được 632 huyệt chính, 1517 huyệt bàng thuộc các tỉnh trên lãnh thổ Bắc Việt Nam:

Hà Đông: 81 chính, 246 bàng

Sơn Tây : 36 chính, 85 bàng

Vĩnh yên, Phúc yên, Phú thọ : 65 chính, 155 bàng

Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An : 183 chính, 483 bàng

Gia Lâm, Bắc ninh, Đáp cầu, Bắc giang, Lạng sơn : 134 chính, 223 bàng

Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình : 133 chính, 325 bàng

(chi tiết các địa danh huyệt kết và diễn ca này xin để dịp khác vì dài dòng quá, tôi không đưa vào đây)

Sau khi thống kê, diễn giải tường tận, Cao Biền làm sớ tấu gửi về cho vua Đường Trung Tông. Bản tấu này có tên là “Cao Biền Tấu thư địa lý kiểu tự”. Bản tấu thư này được nhà Đường cất giữ rất bí mật, coi là bí thư.

Ở Việt nam, Cao Biền tiến hành trấn yểm các kiểu đất lớn. Thủ pháp của Cao Biền để trấn yểm là : Bắt đồng Nam, đồng Nữ, mổ bụng moi hết nội tạng, sau đó nhét cỏ bấc vào trong, cho ngồi giả phụ đồng. Sau đó đăng đàn làm phép, khu thần tróc quỷ, gọi các thần linh cai quản các ngôi đất lớn đến nhập đồng. Nếu thấy các tử thi cử động thì liền dùng gươm phép tẩm máu gà, máu chó mà trừ khử cho mất thiêng đi.

(Theo thuật Địa lý, một ngôi đất kết là do khí mạch của đất thăng lên, và các ngôi đất đó do các thần linh cai quản nuôi dưỡng, đất càng lớn thì thần linh càng mạnh. Cho nên khi trấn yểm, nếu muốn phá được ngôi đất ấy thì trước hết phải trừ được thần linh cai quản, sau đó mới yểm bùa, triệt phá. Do vậy nếu nói về Địa lý, ngoài việc nghiên cứu lý thuyết, muốn làm thầy, táng được huyệt còn phải có tài khu thần tróc quỷ, sai khiến quỷ thần mới có thể đặt được các ngôi đất lớn. Nếu không có phép ấy, ắt sẽ bị phản hại mà mang họa vào thân)

Cao Biền đã tiến hành trấn yểm các ngôi đất lớn nhưng hầu hết đều thất bại, chuyện đó sẽ nói tiếp trong kỳ sau.

Trở về với ngôi đất thành Thăng long, Cao Biền đã diễn ca ngôi đất như sau :

Thăng Long đệ nhất đại huyết mạch, Đế vương quý địa :

Giao châu hữu chi địa -(đất Giao Châu có một ngôi đất)

Thăng long thành tối hùng -(thăng long tối hùng mạnh)

Tam hồng dẫn hậu mạch -(ba con sông lớn dẫn hậu mạch, tiếp khí cho mạch là sông Thao, sông Lô, sông Đà).

Song ngư trĩ tiền phương -(hai con cá dẫn đường, chính là bãi Phúc Xá ngoài sông Hồng)

Tản lĩnh trấn Kiền vị -(núi Tản Linh trấn tại phương Kiền – tây bắc)

Đảo sơn đương Cấn cung -(núi tam Đảo giữ phương Cấn – Đông bắc)

Thiên phong hồi Bạch hổ -(nghìn ngọn núi quay về Bạch hổ)

Vạn thủy nhiễu Thanh long -(muôn dòng nước từ ba con sông Thao, Lô, Gâm đều tụ lại tại nga ba Việt trì, chảy về nhiễu Thanh Long)

Ngoại thế cực trường viễn -(thế bên ngoài rất rộng và xa, tất cả cá núi non trên suốt mạch sông Hồng từ Việt trì đến Ninh Bình đều chầu về)

Nội thế tối sung dong -(thế bên trong rất mạnh mẽ, đầy đặn)

Tô giang chiếu hậu hữu -(sông Tô lịch dẫn mạch từ phía sau, bên phải)

Nùng sơn cư chính cung -(núi Nùng đóng tại chính cung)

Chúng sơn giai củng hướng -(tất cả núi non đều hướng về rất đẹp)

Vạn thủy tận chiều tông -(là nơi tận cùng, hợp lưu của mọi dòng nước từ thượng nguồn dẫn khí mạch về)

Vị cư cửu trùng nội -(là nơi ở của vua chúa (cửu trùng), đất làm kinh đô)

Ức niên bảo tộ long -(có thể bền vững tới 10 vạn năm)

Cầu kỳ Hổ bất bức -(…….)

Mạc nhược trung chi đồng -(…….)

Mặc dù rất ngắn gọn, nhưng bài diễn ca trên đã nói nên cái thế đất của thành Thăng long cực lớn. Các nhà địa lý đời sau phân thế, gọi là Bát tự Phân lưu Hư hoa Hà nội (là nơi nước phân lưu như hình chữ bát). Trong bài diễn ca trên, ngoài các mô tả chung, cần chú ý tới mấy điểm đặc biệt :

Thứ nhất, là vị trí huyệt kết, thông thường định huyệt kết rất khó khăn, nhưng ở đây Cao Biền đã nói rõ “Nùng sơn cư chính cung”, đó chính là nơi huyệt kết chính cung. Núi Nùng bây giờ không còn nữa, mọi người thường nhầm với gò đất ở trong vườn hoa Bách thảo, theo các nhà khảo cổ đánh giá, có lẽ nó nằm tại vị trí gần khu Hoàng thành cổ, đền Bạch mã là khu vực chân núi.

Thứ hai, trong bài diễn ca trên, câu đầu tiên “Thăng long thành tối hùng”, rất nhiều người dịch là thành Thăng long, nhưng cái tên Thăng long là mãi đến đời Lý mới có. Theo ý kiến các nhà Địa lý, “Thăng long” ở đây có lẽ là nói về cái thế đất, khí mạch thăng lên. Mạch đang đi chìm, đến vị trí này nổi nên kết phát nên gọi là Thăng Long. Và đây cũng là một cơ sở của cái tên Thăng long sau này, chưa hẳn đã là theo truyền thuyết đức Lý thái tổ nhìn thấy rồng bay lên mà đặt tên. Quan điểm này còn nhiều tranh cãi.

Thứ ba, Trong bài diễn ca trên có hai câu cuối rất khó hiểu, nhiều người dịch, mỗi người một ý. Nhưng theo đa phần các nhà Địa lý đều thống nhất một ý như sau: (bỏ qua phần văn phạm dịch thuật). “Cầu kỳ Hổ bất bức, Mạc nhược trung chi đồng” có nghĩa là nếu không bức được Bạch Hổ thì bất quá cũng chỉ là nơi đồng không mà thôi.

Trong thuật Địa lý, nước dẫn khí mạch về để kết huyệt, Long Hổ hai bên lưu giữ khí mạch cho khỏi thoát, khỏi bị phong suy. Nhưng Thanh long là cát thần, ngôi trưởng, Bạch hổ là hung thần, ngôi thứ, cho nên Long phải dài hơn Hổ, phải nằm bên ngoài Hổ, phải khống chế được Hổ thì mới yên, ngược lại là loạn, thứ tất đoạt trưởng, sinh nhân hung ác, phản nghịch, tất sinh biến. Nếu khí mạch khi nhập huyệt mà lại nghịch hướng, hoặc quá lớn mà tản mát sẽ nuôi dưỡng cả Long và Hổ. Nếu nuôi dưỡng Long thì lành, nuôi dưỡng Hổ thì hung. Đối với thành Thăng Long, khi nhập huyệt, khí mạch được ba con sông Tô lịch, Kim ngưu, và Thiên phụ (cái tên sông này không biết có chính xác không, tôi chưa tra cứu được) dẫn về, trong đó sông Tô lịch nằm đằng sau, phía Phải hơi chệch đường, nuôi dưỡng cho Bạch hổ. Ba con sông này tập trung tại khu vực cuối đường Bưởi gần Hồ Tây, là chỗ mà người ta đã đào được trận đồ bát quái. Đây chính là nơi Thủy Khẩu.

Nhận thấy đây là một Quý địa, là nơi đế đô có thể bền vững tới 10 vạn năm, nếu trị được ngôi đất này có thể làm đất kinh đô được. Cho nên Cao Biền ra tay trấn yểm, không phải với mục đích là triệt phá thế đất Thăng long mà mục đích là khống chế khí mạch không cho nuôi dưỡng Bạch hổ nữa (Thực ra có muốn triệt phá cũng không thể đủ sức, đủ tài làm việc này, vì ngôi đất này cực lớn). Nơi trấn yểm được ông chọn là Thủy khẩu, nơi con sông Tô lịch dẫn khí mạch về bên Bạch Hổ. (xin chú ý đây là nói về nội Long và nội Hổ, vì thế đất Thăng Long có nhiều tầng Long Hổ). Với mục đích là chọn đất đặt Kinh Đô, nhằm đô hộ lâu dài đất Giao Châu.

Khi Cao Biền trấn yểm, có lẽ do linh khí núi sông linh thiêng, do anh linh bao đời của dòng giống Lạc Hồng bất khuất đã hiển linh xuất thánh, không để cho Cao Biền thực hiện ý định đóng đô lâu dài nên đã ra sức cản phá, kết hợp với nhân dân lúc bấy giờ tìm mọi cách ngăn cản cho nên Cao Biền đã thất bại. Ông đã không xây dựng được nơi chính huyệt, Cao Biền đành chuyển ra bên cạnh đóng đô nơi thành Long Biên, là tòa thành đã có từ trước. Cũng chính vì vậy mà sự nghiệp của Cao Biền ở nước Nam đã không kéo dài được. Và thành Long Biên sau này cũng chỉ là một thành nhỏ, trước đây không một đời vua nào đóng đô ở đây được lâu bền cả, như Mai Thúc Loan, Lý Bí … cũng đều đóng đô ở Long biên, nhưng chỉ được thời gian rất ngắn ngủi.

Các vị thần được phong là Thăng long Tứ Trấn đã có công giữ thành, giữ đất, đến nay vẫn được nhân dân Nam Việt biết ơn, thờ phụng. Công đức của các ngài gắn liền với đất Thăng Long – Hà Nội. Và các ngài đến nay vẫn giúp cho cháu con nước Việt gìn giữ một Kinh thành với thế đất nổi danh quý địa Bát tự phân lưu.

Chi tiết các đợt trấn yểm của Cao Biền sẽ được Trần Ái Quốc chuyển tải tới độc giả vào kỳ sau với tên: “Trấn yểm long mạch nước Nam – âm mưu thâm độc của phong kiến phương Bắc”.

Trần Ái Quốc

ANH THĂNG BỚT PHIÊU VÀ CÓ MẶT ĐÚNG LÚC

Vụ chìm tàu ở Cần Giờ là một ngày đen tối trong lịch sử ngành giao thông vận tải Việt Nam. Thật khó nhọc để có thể viết nên cảm xúc của mình.
Mạng người chứ đâu phải cỏ rác
Vụ chìm tàu chở 30 người, mất tích 9 người ở Cần Giờ buộc chúng ta phải nhìn nhận lại cách quản lý của Bộ Giao thông Vận tải do anh Thăng đứng đầu. Đáng lẽ câu chuyện đau lòng như thế này sẽ không xảy ra nếu như anh Thăng quản lý tốt hơn cái bộ máy của mình. Nói như thế không chỉ để trách anh Thăng, mà trách cả bộ máy của anh nữa. Giá như họ tận tâm hơn, trách nhiệm hơn, giá như họ có hiểu biết hơn.v.v..Nhưng đáng tiếc, sự việc đã và vẫn có thể xảy ra.
Điều còn an ủi là vẫn còn cơ may tìm thấy xác của những nạn nhân xấu số. Họ là nạn nhân của thiên tai địch họa là một câu chuyện khác, nhưng điều tồi tệ là họ lại là nạn nhân của thói tắc trách, quan liêu và coi thường luật pháp.
Một chút an ủi nữa, dù nhỏ nhoi nhưng còn hơn không là ngay lập tức, anh Thăng trong vai trò là Bộ trưởng đã có mặt. Đã có nhiều báo nói đó là sự có mặt kịp thời, nhưng tôi cho đó là lối nói tuyên huấn.
Tôi giận anh lắm, mạng người chứ đâu phải cỏ rác.
Quan “phụ mẫu” mà thương dân còn hơn “công bộc” xa dân
Những người may mắn thoát chết hiện đang được điều trị tại Trung tâm Y tế xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, anh Thăng đã tới thăm và tặng quà (?). Thôi thì của ít lòng nhiều, những người sống sót cũng cảm thấy ấm lòng. Nếu so với chị Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế, thì anh Thăng đã rút được kinh nghiệm để có thể trở thành chính khách.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng thăm hỏi, động viên những người bị nạn được cứu vớt.
Điều đáng nói là anh Thăng cũng không quên những y sĩ, bác sĩ của trung tâm y tế đã chăm sóc, điều trị cho các nạn nhân, và những người tham gia cứu hộ cứu nạn. Anh chia sẻ cho mỗi đơn vị 20 triệu đồng để động viên họ làm tốt nhiệm vụ. Tôi không biết anh Thăng lấy mấy chục triệu đó ở đâu để giúp đỡ và động viên những người bị nạn, người cứu hộ, người chăn sóc chữa trị cho các nạn nhân, nhưng sự quan tâm của anh tôi tin là thật lòng, và đáng trân trọng.
Tôi tâm đắc sự so sánh của ai đó, rằng: Ngày xưa, dân gian nói người làm quan có tài đức luôn thương dân như con. Nhưng thời nay đã khác, quan không phải là phụ mẫu mà là công bộc. Thôi thì phụ mẫu hay công bộc gì cũng được, miễn sao dân chúng được đối xử tử tế và tôn trọng. Thà hãy cứ nói quan chức là “phụ mẫu” nhưng thương dân, còn hơn là “công bộc” mà đối xử với dân không ra gì, coi dân như cỏ rác.
Vụ chìm tàu cướp đi 9 sinh mạng rõ ràng là một sự kiện đen tối trong thời anh Thăng làm Bộ trưởng. Mọi khi, người ta vẫn nghĩ anh Thăng phiêu lắm, nhưng hôm nay anh đã khác hơn bởi sự gần dân. Sự có mặt của anh không chỉ nói lên trọng trách của một vị Bộ trưởng, mà là tấm lòng của một người biết thương cảm với người dân.
Mặc dù vậy, tôi chưa hết giận anh.

HÃY SỐNG NHƯ ANH TRẦN HỮU HIỆP

Khoảng 21 giờ ngày 2.8 một tàu khách chở theo 30 người bị nạn gần bãi tắm Cần Giờ. Đây là một tai nạn thảm khốc, nhiều người chết và mất tích. Trong lúc hoạn nạn ai cũng lo giữ mạng sống của mình, vẫn có người nhường lại sự sống cho người khác. Đó là anh Trần Hữu Hiệp.
Khi tai nạn xảy ra, trong lúc bơi bám vào thành tàu, thấy một phụ nữ chới với chuẩn bị chìm, anh Hiệp đã cởi áo phao mình đang mặc và nhường lại cho người phụ nữ này. Trong một cơn sóng mạnh, anh bị cuốn trôi mất tích.
Anh Nguyễn Văn Dương, nạn nhân trên chuyến tàu định mệnh kể lại: “Khi chiếc tàu đã chìm, áo phao được nhường cho những phụ nữ và người có sức yếu. Tuy nhiên, trong cơn hoạn nạn, anh Trần Hữu Hiệp đã tự nguyện nhường lại chiếc áo phao đang mang trên người cho một phụ nữ đang chới với dưới dòng nước”.
Anh Nguyễn Văn Dương kể lại hành động nghĩa hiệp của anh Hiệp.
Nhường xong chiếc áo, anh Hiệp bám vào thành tàu cùng anh em nhưng liên tục bị nhiều cơn sóng khác đánh dạt ra. Tôi cùng mấy anh em bơi vào lại nhưng chỉ được một lúc lại bị đánh ra xa tiếp. Nhiều con sóng khác lại ập vào, anh Hiệp lúc này đã kiệt sức lại trôi ra xa, chúng tôi cố gắng níu giữ anh Hiệp. Tuy nhiên lúc này anh đã quá kiệt sức, không thở được nữa. Mấy anh em bám tàu cố gắng níu giữ lại anh Hiệp nhưng một cơn sóng khác lại đánh anh em ra xa”.
Chúng tôi dù đã rất cố gắng nhưng bị sóng đánh tơi tả, không còn níu được anh Hiệp, xác anh ấy trôi mất hút trong đêm tối”. Anh Dương buồn kể về người đồng nghiệp có hành động nghĩa hiệp trong cơn hoạn nạn.
Trelang xin bày tỏ sự cảm phục đối với nghĩa cử cao đẹp của anh Trần Văn Hiệp và xin chia buồn cùng gia đình anh.

KHI “THÁNH ĐƯỜNG” Y KHOA BỊ VẤY BẨN

SGTT.VN – Đâu đó ở những trường đại học của nước ta, sự thánh thiện và tốt đẹp lại bị vấy bẩn bởi thói giả dối và tham lam của chính những người giảng dạy, vậy liệu người trẻ sẽ học được gì từ một môi trường như thế?
  Sinh viên trường đại học Y dược Cần Thơ đang thực tập (Ảnh minh họa). Ảnh: TTXVN
1. Vậy là học sinh cả nước đã bước qua kỳ thi tuyển sinh đại học – cao đẳng đợt hai 2013 trong đó có các trường y dược (khối B). Sáng 9.7, có dịp đi qua một số trường thuộc quận 5 – TP.HCM là địa điểm thi của đại học Y dược TP.HCM, nhìn những thí sinh háo hức bước vào trường thi, người viết mới cảm nhận được sự khát khao trở thành bác sĩ của họ.
Nghề nghiệp nào cũng đáng quý, nhưng cùng với một số ít ngành nghề đặc biệt, nghề y luôn được xã hội tôn vinh vì gắn liền với việc cứu người. Có lẽ thế, mà ở một số quốc gia trên thế giới, nghề y không được xem là một nghề nghiệp đơn thuần, mà là một “thiên hướng” (vocation) – hay theo cách gọi tôn giáo là “một ơn kêu gọi của thượng đế”. Phải là “thiên hướng”, vì nếu không trong suy nghĩ bình thường chẳng ai chọn một nghề có thu nhập khiêm tốn nhưng làm việc vất vả lại luôn đòi hỏi tinh thần phục vụ, trách nhiệm, hy sinh, cống hiến ở mức cao nhất.
Thế nhưng chẳng biết từ bao giờ xã hội nước ta lại dành cho người làm ngành y một ánh mắt cay nghiệt khi chứng kiến sự xuống cấp về y đức của nghề này. Nếu trước đây từng xảy ra chuyện bác sĩ kê đơn thuốc ăn hoa hồng, thờ ơ trước yêu cầu của bệnh nhân, nhận tiền bồi dưỡng của bệnh nhân rồi mới chữa trị; thì giờ đây lại có chuyện bác sĩ “ăn phim”, y tá “ăn vắcxin”, bác sĩ sàm sỡ với bệnh nhân, dường như không có hành vi tệ hại nào ngoài xã hội có mà bệnh viện lại không có.
Trò chuyện với một giảng viên y khoa kỳ cựu, người này buồn bã thừa nhận đạo đức ngành y đang xuống cấp nặng nề, bất chấp nhiều giải pháp đặt ra trong những năm qua như đưa bộ môn y đức vào giảng dạy trong trường đại học, phát động phong trào nói không với phong bì trong bệnh viện. Giảng viên này nói: “Có lẽ nên tập trung từ những sinh viên mới chân ướt chân ráo bước vào ngưỡng cửa y khoa. Nhưng vấn đề hiện nay là sinh viên cần những hình mẫu để noi theo chứ không phải mớ lý thuyết từ chương và sáo rỗng về y đức”.
2. Nhưng hình mẫu nào cho sinh viên y khoa thời nay? Một lãnh đạo bệnh viện sau khi bị thanh tra kết luận có vấn đề trong quản lý đã xin từ chức và chuyển về một trường y khoa giảng dạy. Lạ thật, trường này vẫn tiếp nhận. Trước đó, một lãnh đạo cơ sở y tế mắc nhiều sai phạm trong đấu thầu, tài chính, hành chính nhận kỷ luật cảnh cáo cũng “hạ cánh” chuyển về một cơ sở y khoa giảng dạy. Cơ sở này đồng ý. Rồi tại trường đại học y khoa nọ, người đứng đầu một bộ môn vẫn thường xuyên lên các phương tiện truyền thông đại chúng dùng hình ảnh của mình để quảng cáo cho những sản phẩm dinh dưỡng. Cũng lạ, hành vi này kéo dài nhiều năm qua nhưng trường đại học này không hề có biện pháp chấn chỉnh.
Đối với nhiều nước trên thế giới, trường đại học được ví như một ngôi thánh đường vì nơi đó chỉ hiện diện những điều tốt lành và trong trẻo; bởi từ đây sẽ cho ra đời một lớp thanh niên biết sống lý tưởng, cống hiến, phụng sự những điều cao cả của nhân loại. Thế nhưng đâu đó ở những trường đại học của nước ta, sự thánh thiện và tốt đẹp lại bị vấy bẩn bởi thói giả dối và tham lam của chính những người giảng dạy, vậy liệu người trẻ sẽ học được gì từ một môi trường như thế? Buồn thay, ngôi thánh đường xuống cấp đó lại là những cơ sở giảng dạy y khoa, nơi cung cấp cho xã hội những con người có nhiệm vụ chia sẻ và giải quyết nỗi đau của đồng loại – nỗi đau cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.
3. Thỉnh thoảng tạt qua trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Văn Truyền, nguyên phó giám đốc trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM (tiền thân của đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch), tôi vẫn được ông say sưa kể về những người thầy đáng kính của mình hoặc người quen mà ông từng biết. Đó là GS Hồ Đắc Di (1900 – 1984), hiệu trưởng đầu tiên của đại học Y Hà Nội, dù sống nhiều năm ở Pháp, tiếp xúc với lối sống phương Tây, nhưng khi về nước làm việc vẫn giữ phong cách thanh bạch, giản dị, không màng tiền tài, vật chất và luôn trung thực trong nghiên cứu khoa học. Đó là GS Trần Quang Đệ (1905 – 1997), giảng viên đại học y khoa Sài Gòn, thường dặn dò sinh viên đừng lợi dụng nghề y để làm điều trái luân thường đạo lý vì nếu không sẽ rơi vào cảnh “nhất thế y, tam thế suy” như người xưa thường nói. Hay như GS Phạm Biểu Tâm (1913 – 1999), nguyên khoa trưởng đại học Y khoa Sài Gòn, nguyên phó trưởng khoa Y đại học Y dược TP.HCM, người trong bất cứ cuộc giải phẫu nào dù lớn hay nhỏ cũng tự mình thực hiện mọi giai đoạn của phẫu thuật, từ rửa sát trùng đường mổ, trải khăn mổ, rạch vết dao đầu tiên, khâu mũi chỉ cuối cùng rồi băng vết mổ. Vị giáo sư khả kính này từng nổi tiếng với câu chuyện mà thế hệ ngành y trước đây đều biết, đó là khi làm chủ tịch hội đồng thi đại học ông từ chối cho người con gái của cố vấn Ngô Đình Nhu học ngành y vì thi không đạt điểm, bất chấp sự can thiệp của bộ trưởng giáo dục thời đó.
Trong tác phẩm ăn khách Ngàn mặt trời lộng lẫy (A thousand splendid suns), văn sĩ kiêm bác sĩ người Afghanistan, Khaled Hosseini, nói một câu ngắn ngủi nhưng nhiều ý nghĩa: “Hôn nhân có thể trì hoãn, nhưng giáo dục thì không thể”. Đúng thế, hãy bắt đầu giáo dục ngay điều tốt đẹp cho người bác sĩ tương lai từ năm đầu tiên của đại học. Và không có sự giáo dục nào hiệu quả hơn cho bằng việc cung cấp cho người trẻ hình ảnh tốt lành chân thật về người thầy của họ, một hình ảnh không vấy bẩn bởi vật chất, công danh và lợi lộc. Muốn như thế, hãy trả trường đại học lại thành ngôi thánh đường thiêng liêng, hình ảnh thật sự của nó.
NGUỒN: SGTT
PHAN SƠN

Việt Nam – nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Trung Quốc

Việt Nam – nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Trung Quốc

Nhiều chuyên gia cho rằng thực chất đây là cái bẫy của thương mại tự do khiến chúng ta dễ trở thành bãi phế thải các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc…

Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn, có nguy cơ phá hoại nền kinh tế và đầu độc sức khỏe người dân.

Nhiều chuyên gia cho rằng thực chất đây là cái bẫy của thương mại tự do khiến chúng ta dễ trở thành bãi phế thải các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc. Xây dựng một hàng rào kỹ thuật thương mại nghiêm ngặt là việc chúng ta cần phải làm ngay, không thể chậm trễ.

Sự quyến rũ chết người

Không thể không thừa nhận Trung Quốc với 1,3 tỷ dân và một nền kinh tế đứng thứ hai thế giới là một thị trường quyến rũ. Nhưng như nhận định của dư luận thế giới, đó là sự quyến rũ chết người.

Hàng chục nước trên thế giới đang có vấn đề trong thương mại, đầu tư với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng đang tỏ ra là nước sử dụng thành thạo việc kết hợp các sức ép ngoại giao, chính trị song hành với kinh tế để trả đũa các nước khác mỗi khi có “vấn đề” với Trung Quốc.

Bán cái chết cũng là chủ đề của cuốn sách đang nổi tiếng tại các nước phương Tây bàn về chất lượng hàng hóa Trung Quốc. Cuốn “Chết dưới tay Trung Quốc” được viết bởi Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, Irvine, Peter Navarro. Một loạt những vụ bê bối về thực phẩm độc hại của Trung Quốc trong suốt thời gian qua đã khiến cả thế giới phải rùng mình.

Mỗi ngày qua đi lại có thêm một vụ thực phẩm bẩn, độc hại xuất hiện. Những “sát thủ giấu mặt” đó vẫn hàng ngày hàng giờ hiện diện trên bàn ăn của mỗi gia đình. Không chỉ thực phẩm mà cả những hàng hóa rẻ tiền, chất lượng kém, phát hiện có chất độc của Trung Quốc cũng đang làm nhiễu loạn thị trường thế giới. Nhiều nước đã đồng loạt tẩy chay hàng Trung Quốc.

Thương lái Trung Quốc hoành hành – đâu là bộ mặt thật?

Từ việc thương lái Trung Quốc thu gom móng trâu bò của đồng bào dân tộc, tận thu gốc rễ, gốc cây tiêu ở Tây Nguyên, thu mua hạt chè ở Thái Nguyên cho đến việc lừa đảo mặt hàng hải sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hoa hồng ở Đà Lạt, mua đỉa ở khắp nơi, mua lá xoài khô, mua nguyên liệu đông dược trên mọi cánh rừng trong cả nước… Gần đây nhất, thương lái trung Quốc lại tìm mua rễ cây rừng ở xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Hàng trăm câu chuyện mua bán với thương nhân Trung Quốc đã để lại những hậu quả xấu. Điển hình là năm 2011, người dân các huyện Hóc Môn, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh ồ ạt rủ nhau đi bắt đỉa, gom về bán cho các đầu nậu.

Nhưng sau đó, các đầu nậu bỏ đi, để lại những cánh đồng đầy đỉa và nỗi lo sợ cho người dân. Thương nhân Trung Quốc đã tổ chức mua móng trâu bò với giá cao, thậm chí chỉ bốn cái chân trâu, bò giá trị đã bằng nửa con trâu, bò.

Vậy là dân đua nhau giết trâu bò đem bán. Từ đó, toàn bộ sức kéo nông nghiệp một vùng núi phía bắc bị hủy hoại. Lúc đó thương nhân Trung Quốc lại sang gạ bán trâu với giá cao gấp hai lần, đưa máy kéo nhỏ sang bán. Hết trâu bò rồi thì phải mua thôi.

Ở Cao Bằng, Lạng Sơn thương nhân Trung Quốc mua rễ cây hồi với giá cao. Vậy là hàng loạt cánh rừng hồi bị phá hủy bởi những kẻ đào trộm rễ hồi đem bán. Rồi các thương lái lại mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh trúng vào cái dạ dày đồng bào.

Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu của các nhà máy chè Việt Nam.

Hoặc việc Trung Quốc thu mua cây phong ba có khả năng làm sạch không khí sẽ ảnh hưởng đến môi trường cũng như giá trị kinh tế về lâu dài. Cây mật gấu là cây thuốc quý, nằm trong sách đỏ Việt Nam, dùng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm gan, vàng da, nhưng mấy năm nay, cây mật gấu bị khai thác mạnh làm thương phẩm bán sang Trung Quốc. Vì vậy cây mật gấu có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn.

Họ mua dây đồng vụn giá cao nhắm tới đường dây tải điện, mua cáp quang phế liệu nhắm tới đường truyền cáp quang… Họ mua gạo Việt Nam, nhưng đề nghị chúng ta trộn gạo thường vào gạo thơm rồi đem bán gây dư luận xấu về chất lượng gạo Việt Nam, mua tôm rồi bơm chất chất bẩn vào và đem bán ngay trên thị trường chúng ta…

Càng ngày, danh sách những thứ lạ đời mà thương lái Trung Quốc tìm mua tại Việt Nam càng được nối dài. Dù mua bán công khai hay lén lút với thương lái Trung Quốc thì đa số người dân cũng không rõ “Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì”. Những chiến dịch mua bán của họ chỉ sau vài năm mới lộ ra ý đồ thật sự.

Đầu độc người dân Việt Nam

Cục Bảo vệ thực vật đã công bố nho Trung Quốc chứa hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần, được bày bán tại Việt Nam dưới mác “nho Mỹ” để đánh lừa người tiêu dùng với giá 40.000-60.000 đồng nhưng giá gốc trên hóa đơn chỉ có 6.000 đồng/kg.

Táo Trung Quốc được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại. Lê Trung Quốc chứa thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.

Với lợi thế giá rẻ và không bị ràng buộc về mặt chất lượng, nên các mặt hàng phổ thông, có tác động trực tiếp đến sự an toàn của người dân như đồ gia dụng, rau củ quả, trái cây “Made in China” được nhập về Việt Nam một cách thoải mái qua con đường tiểu ngạch.

Tính trung bình, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn trái cây được nhập về Việt Nam. Ngày 21-4, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 5 người dân tộc Dao, tại bản Phố Vây, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ đã phải nhập viện do ăn phải hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau đó, 1 bệnh nhân tử vong là cháu Tẩn U Mẩy (5 tuổi).

Báo chí cả trong nước lẫn quốc tế từ lâu đã cảnh báo mối họa nhập hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như: gạo giả, sữa bột giả, trứng giả, trái cây nhuộm chất hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu, thịt đông lạnh hư thối… cho tới cả tiền giả đang phá hoại nền kinh tế Việt Nam một cách âm ỉ và có hệ thống.

Thủ đoạn kinh doanh

Thủ đoạn kinh doanh của các thương lái Trung Quốc đã bộc lộ rõ bản chất: thiếu đạo đức kinh doanh. Ban đầu, các thương nhân Trung Quốc thu mua nông sản ồ ạt, họ đặt trạm gom hàng nông sản khiến nhu cầu tăng đột biến, giá nông sản tăng nhanh.

Các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được đành chịu thiếu nguyên liệu sản xuất. Sau khi đã thao túng được thị trường, tất cả thương nhân Trung Quốc bắt đầu hạn chế và dừng mua đột ngột khiến giá giảm nhanh chóng. Đến khi giá giảm rất thấp thì họ bắt đầu quay trở lại ép giá thấp hơn nữa và bắt đầu thu mua.

Họ tự đặt ra các tiêu chuẩn “kì lạ” để có lý do ép giá nhiều hơn (ví dụ khoai lang củ to không mua, bắt phải giảm giá). Như trường hợp khoai lang tím, sau khi giá giảm chỉ còn 300,000 đồng/tạ, nông dân đã chủ động kéo dài thời gian thu hoạch, khoai lớn củ hơn nhưng giá lại bị ép xuống còn 250,000 đồng/tạ.

Với cùng một thủ đoạn lặp đi lặp lại, các thương nhân Trung Quốc đã có thể ép giá dứa giảm hơn một nửa, khoai lang tím giảm tới 70%, và giá dừa thậm chí giảm đến 90%, còn gạo thì đang giảm giá liên tục và vẫn loay hoay tìm kiếm thị trường thay thế.

Chúng ta đã có không ít hệ luỵ từ rất nhiều bài học trên thương trường mang tên “Trung Quốc” như những vụ thu mua một lượng lớn nông sản với giá trên trời, đến khi người dân đổ xô khai thác, thu hoạch thì các thương lái Trung Quốc lặn mất tăm.

Trung Quốc còn sử dụng “chiêu” đơn phương hủy các hợp đồng thương mại, sử dụng rào cản kiểm dịch và cố tình làm chậm việc thông quan hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các cửa khẩu trên biên giới hai nước đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam thiệt hại, nhất là đối với các mặt hàng nông sản mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc.

Đó là các thiệt hại trực tiếp cho nông dân, còn đối với các doanh nghiệp cần hàng sản xuất thì thiệt hại lại đau đớn hơn nhiều khi nguồn cung nguyên liệu của thị trường rất lớn nhưng họ lại không thể mua được và phải sản xuất dưới công suất do không thể cạnh tranh thu mua với thương lái Trung Quốc.

Việt Nam đang thành bãi phế thải của Trung Quốc

Vì Việt Nam thiếu các hàng rào kỹ thuật để kiểm soát hàng kém chất lượng nên lâu nay chúng ta đã trở thành nơi tiêu thụ “thượng vàng hạ cám” của Trung Quốc. T

rên thị trường Việt Nam đủ các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vứt đi vẫn đang tồn tại đầy rẫy ngoài chợ, thậm chí cả trong siêu thị: gà thải loại, trứng gà giả, trái cây, rau quả tẩm ướp hóa chất độc hại, gừng tỏi, gia vị, và thậm chí các loại phụ gia gây ung thư cũng được nhập về và bày bán khắp nơi.

T.S Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng điều này đã tạo ra 2 mối nguy cho Việt Nam: trước hết đó là hàng hóa thực phẩm giá rẻ tràn vào nhưng không được kiểm soát tốt về chất lượng, thứ hai, nguy hiểm hơn là Trung Quốc có chiến lược “đẩy” hàng nghìn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ thành “bãi phế thải” công nghệ, bãi phế thải của những hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.

TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương: Có dấu hiệu phá hoại nền kinh tế

Hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam? Nhập siêu luôn tăng qua các năm. Là một chuyên gia kinh tế, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Hàng Trung Quốc càng ngày càng nhập ồ ạt vào Việt Nam, từ cái tăm cho đến trang thiết bị dẫn đến nhập siêu rất lớn. Các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam mua hàng có dấu hiệu phá hoại nền kinh tế của chúng ta như mua lá cây hồi, mua lá cây điều… Điều này diễn ra với tất cả các nước, đặt biệt là những nước có biên giới chung với Trung Quốc.

Tôi sang Thái Lan, Thái Lan cũng kêu. Miến Điện cũng kêu nhưng với Việt Nam đặc biệt nghiêm trọng vì Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc rất dài. Thứ hai là hàng Trung Quốc làm ra rất rẻ, chất lượng nhiều mặt hàng kém. Họ sản xuất được nhiều mặt hàng tốt nhưng họ xuất đi nước khác chứ không xuất sang Việt Nam. Xuất sang nước ta là có chính sách, có chủ ý, những mặt hàng có chất lượng thấp, giá rất rẻ.

Ông có thể giải thích rõ hơn vì sao hàng Trung Quốc độc hại và kém chất lượng như vậy nhưng chúng ta vẫn ồ ạt nhập về?

Có mấy lý do: Chênh lệch giá giữa hàng của chúng ta và hàng Trung Quốc quá lớn, ví dụ như quả trứng gà. Trứng gà thải loại Trung Quốc có giá 500 đồng, đó là họ bán phá giá. Thứ hai là chúng ta đã ký hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc trong đó chúng ta cam kết các thuế nhập khẩu của hàng Trung Quốc vào Việt Nam được giảm từ 0-5%.

Và điều quan trọng nhất là những rào cản kỹ thuật về thương mại chúng ta làm quá chậm nên giờ chúng ta đối phó rất khó. Nhiều người dân ở vùng biên giới nghèo nên đi làm cửu vạn để chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Chúng ta đã bắt nhưng không bắt được người cầm đầu cho nên bắt cóc bỏ đĩa, bắt người này thì lại có những người khác.

Hệ lụy của tình trạng này là gì, thưa ông?

Về kinh tế là rất đáng báo động. Đó là những điều hết sức đáng lo ngại cả về mặt kinh tế và sức khỏe của người dân, về ổn định trật tự xã hội.

Chúng ta có thể có những giải pháp nào để hạn chế việc nhập khẩu và tiêu thụ hàng Trung Quốc độc hại tại Việt Nam?

Chúng ta đã ký hiệp định thương mại nên không thể nói là tẩy chay hàng Trung Quốc. Chúng ta chỉ có thể cực lực tố cáo những mặt hàng có hại cho sức khỏe, kêu gọi người dân không sử dụng những hàng hóa đó. Ví dụ ăn một quả trứng 500 đồng nhưng mang bệnh vào người và phải bỏ ra 100 triệu đồng để chữa trị. Cần phải nói rõ để mọi người dân hiểu.

Doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam cần làm gì để bảo vệ mình?

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tham gia tích cực, có những rào cản kỹ thuật và những biện pháp để bảo vệ. Người Việt Nam cần dùng hàng Việt Nam trước hết để bảo vệ sức khỏe của mình, sau là bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam, chứ không phải là người tiêu dùng mù quáng. Doanh nghiệp tự đổi mới, cải tiến để nâng cao tính cạnh tranh.

Ví dụ chúng ta thấy những năm gần đây dệt may Việt Nam được đánh giá rất cao, người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam thay vì hàng Trung Quốc. Hay bia Vạn Lực trước đây bán tốt nhưng gần đây không bán được nữa. Và bản thân người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình và gia đình mình.

Cơ quan quản lý hàng nhập khẩu là Bộ Công thương. Ông có ý kiến gì về các biện pháp quản lý của Việt Nam?

Tôi thấy biện pháp của Bộ Công thương rất kém hiệu quả. Bộ Công thương rất chậm chạp trong việc có hàng rào kỹ thuật. Thí dụ ta xác định những mặt hàng nào độc hại thì phải phối hợp với Bộ Y tế là có những biện pháp kiểm soát rất nghiêm ngặt.

Vừa qua chúng ra đã làm chiến dịch ngăn chặn gà lậu qua biên giới và kêu gọi các cơ quan liên ngành vào cuộc nên có những kết quả và biến đổi bước đầu. Nhưng cần làm quyết liệt và đồng bộ hơn ở nhiều mặt hàng khác.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn Tiengnoicuadan

Kiều bào đóng góp tài liệu khẳng định chủ quyền của đất nước

 

        Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là vẫn đề đang nóng dân lên trên các diễn đàn trong nước và quốc tế. Việt Nam đã có rất nhiều tài liệu khẳng định chủ quyền của mình ở Biển Đông và được cộng đồng quốc tế công nhận những bằng chứng này là có thật và có giá trị lịch sự rất lớn, là cơ sở pháp lí hoàn hảo để Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình ở Biển Đông.

      Tuy đã có nhiều tài liệu quý giá như thế, nhưng trên thế giới hiện đang có rất nhiều tài liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam mà chưa được tim thấy.

 

      Mới đây, một kiều bào của chúng tá ở Mĩ, Ông Trần Thắng. Ông làm việc tại một công xưởng sản xuất động cơ máy bay ở Hoa kì, đồng thời ông là chủ tịch viện Văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ đã trao thêm cho UBND TP. Đã Nẵng những tài liệu lịch sự về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

     Tính đến nay ông Trần Thắng đã trao tặng cho Viện nghiên cứu kinh tế-xã hội TP. Đà Nẵng tổng cộng 170 bản đồ trong đó có 137 bản đồ góc, còn lại là bản đồ được Scan lại từ những bộ sưu tập bản đồ từ nước ngoài. Đây là những bản đồ được xuất bản ở các nước Anh, Đức, Úc, Canada, Mĩ, Hồng Kông trong khoảng thời gian từ 1626 đến 1980. Trong đó có 80 bản đồ ghi nhận lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, 50 bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa  nằm sát lãnh thổ Việt Nam, 20 bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam.

 

     Đặc biệt, ông Trần Thắng còn sưu tập được 3 tập bản đồ do chính quyền Trung Quốc sản xuất trước đây, trong đó có thể thấy giới hạn lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.

Có thể nói, những tấm bản đồ, tài liệu mà ông đã trao tặng đều là những tấm bản đồ có giá trị chính trị, lịch sự rất lớn, cực kì giá trị, được đánh giá là những tài liệu then chốt để đập tan luận điệu sai trái, cắt đứt Đường lưỡi bò của Trung Quốc đang vẽ ra ở Biển Đông.

     Để ghi nhận và biết ơn những đóng góp tích cực trong việc nghiên cứu, sưu tập những tài liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Ông, UBND TP. Đà Nẵng đã tặng bằng khen Ông Trần Thắng.

 

    Hành động thiết thực và có ý nghĩa của ông Thắng thật đáng hoan nghênh, và hi vọng rằng trong thời gian tới không chỉ Ông Thắng mà tất cả đồng bào ta ở nước ngoài sẽ có những đóng góp thiệt thực với tổ quốc để giúp đất nước tìm và tích lũy những tài liệu quý nhằm hoàn thiện và nâng tính pháp lí, giá trị lịch sự của dân tộc đối với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Cùng với hành động hướng về đất nước trên lĩnh vực kinh tế, thì những đóng góp như ông Thắng là những đóng góp có giá trị chính trị to lớn, thể hiện sự yêu nước của kiều bào trên tất cả mọi lĩnh vực.

 

Nguồn Blog congdanvietnam2

 

Phật giáo và tự nhiên

Phật giáo

Nếu phải chỉ ra một tôn giáo nào có cái nhìn tiến bộ nhất về tự nhiên thì xin chỉ ra rằng đó là đạo Phật. Ngay từ thuở sơ khai, Đức Phật đã chỉ ra chân lý rằng muôn loài (chúng sinh) sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết với nhau, sự sinh tồn của loài này là điều kiện tồn tại của loài kia và ngược lại sự chấm dứt sự sống của một loài sẽ kéo theo sự diệt vong của loài khác, có cái này sẽ có cái kia, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt.

Không phải đợi đến ngày nay, vấn đề bảo vệ môi trường mới được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết của toàn nhân loại.

Những hậu quả nhãn tiền của việc hủy hoại môi trường đang đưa sự sống của loài người chúng ta đến gần hơn với những hiểm họa diệt vong. Đâu phải ngẫu nhiên mà những cơn bão lũ, những trận động đất, sóng thần, lốc xoáy đều để lại những hậu quả khôn lường, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn con người? Cơn giận dữ của tự nhiên buộc chúng ta phải tỉnh ngộ, thay đổi nhận thức về môi trường, các quốc gia, các tổ chức và toàn xã hội đang nỗ lực để tìm ra những đối sách phù hợp. Phật giáo cũng không nằm ngoài số đó. Họ đã đề ra và thực hiện những giải pháp của mình để góp phần cải thiện vấn đề môi trường.

Tác nhân gây nên những vấn đề môi trường, môi sinh hiện nay không ai khác chính là con người. Sự bùng nổ của các ngành công nghiệp, sức ép về dân số, sự đô thị hóa nhanh chóng, vấn đề biến đổi khí hậu, mất cân bằng về sinh thái, khai thác kiệt quệ các nguồn tài nguyên tự nhiên… do con người trực tiếp hay gián tiếp gây ra đã làm thay đổi cuộc sống của chính con người. Do đó, việc giải quyết vấn đề môi trường cũng phải bắt đầu từ cái gốc ý thức cá nhân. Vấn đề này đã được Phật giáo đề cập và khuyến khích tín đồ, Phật tử thực hành từ khi Đức Phật còn tại thế. Đối với Phật giáo đồ, con đường giác ngộ thành Phật phải trải qua nhiều thử thách và một trong những điều kiện tiên quyết đối với người Phật tử là tâm từ bi đối với mọi chúng sinh.

Tất cả mọi loài sinh ra đều mang trong mình sự sống, bởi thế, đều cần được tôn trọng và bảo vệ. Đức Phật đã giáo hóa cho hàng đệ tử về ngũ giới cấm, một trong số đó là vấn đề cấm sát sinh. Ngoài nội dung giáo dục mang tư tưởng nhân đạo, tôn trọng sự sống muôn loài, thì giới cấm sát sinh trong đạo Phật cũng giúp việc giải quyết vấn đề môi trường, đó là bởi vì việc sát sinh nhằm phục vụ các nhu cầu của con người sẽ dẫn đến việc mất cân bằng sinh thái, tác động trực tiếp đến sự sống của con người. Những người sống bằng việc khai thác tài nguyên rừng, tài nguyên biển, những người cấy trồng, sản xuất nông nghiệp nếu chỉ khai thác tự nhiên bằng cách tận thu và tận diệt mà không để những tài nguyên đó có thời gian tái tạo sẽ làm kiệt quệ tài nguyên, khoáng sản. Đó là chưa kể việc khai thác những tài nguyên khó tái tạo được như than, dầu mỏ… sẽ làm cho các vấn đề môi trường thêm nghiêm trọng.

Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau, sự sinh tồn của loài này là điều kiện tồn tại của loài kia và ngược lại sự chấm dứt sự sống của một loài sẽ kéo theo sự diệt vong của loài khác, có cái này sẽ có cái kia, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt. Chân lý đó của Đức Phật hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh tồn tự nhiên, cái mà Đác- uyn mãi tận thế kỷ XIX mới khám phá ra. Trong chuỗi tự nhiên đó, loài này là nguồn sống của loài kia và vì vậy, nếu một mắt xích trong chuỗi đó bị cắt đứt sẽ làm đảo lộn, thay đổi và dẫn đến tuyệt diệt.

Đề ra giới cấm sát sinh, Đức Phật đang giáo hóa để hàng đệ tử của mình thực thi giáo lý từ bi nhưng cũng là trở về với tự nhiên, sống hòa mình với tự nhiên, hạn chế can thiệp vào tự nhiên để thỏa mãn mục đích của mình, đó cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính con người.

Trong xã hội văn minh, hiện đại ngày nay, con người đã đạt đến trình độ khoa học kỹ thuật cao, điều đó cho phép con người lý giải được nhiều hiện tượng tự nhiên mà trước đây chưa thể giải thích được. Điều đó cũng khiến cho con người cho rằng mình đã chế ngự được tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục tùng và vì thế con người cũng làm nhiều việc trái với tự nhiên, khai thác, bóc lột tự nhiên một cách thái quá làm ảnh hưởng, tác động đến chính cuộc sống của mình. Đức Phật đã chỉ ra rằng, tất cả những việc làm đó đều bắt nguồn từ tam độc tham, sân, si của mỗi con người.

Thực tế cho thấy những cá nhân hay phe nhóm vì lòng tham vô bờ của mình đã khiến họ trở nên mù quáng và tàn ác. Họ sẵn sàng sát hại, gây chiến tranh, làm cho nghèo đói, bệnh tật lan tràn, tiêu hủy mạng sống của con người, của các loài và môi sinh cũng từ đó ngày càng hư hoại thêm. Hoặc để thu được những nguồn lợi trước mắt, song song với việc khai thác tài nguyên bừa bãi, họ còn xả chất độc hại vào lòng đất, vào sông ngòi, vào không khí, làm ô nhiễm môi sinh, tác hại đến sức khỏe và gây bệnh tật cho nhiều người. Đức Phật giáo hóa đệ tử đưa những giáo lý của Phật giáo vào ngay cuộc sống hiện tại, không tham lam, không tàn ác, không mù quáng làm những việc tác hại đến muôn loài, qua cách sống thiểu dục, tránh những ham muốn làm ảnh hưởng đến muôn loài. Đó là cách sống hiểu biết và cao thượng, hạn chế tâm vị kỷ, không vì làm lợi cho riêng mình mà gây tổn hại đến người khác, đến các sinh vật khác, sống hài hòa với thiên nhiên, không phá hủy môi sinh, không khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, chỉ khai thác những gì thiết yếu và khai thác có mức độ để tự nhiên có thời gian tái tạo, để những thế hệ kế tiếp của mình có thể tiếp tục được khai thác và hưởng lợi từ tự nhiên.

Khẳng định tinh thần Phật dạy về nếp sống hài hòa với thiên nhiên, những ngôi tự viện của Phật giáo cũng thường được xây cất trên đồi núi, hay trong khu rừng. Những ngôi tự viên với cây cối xanh tươi, rợp bóng mát, tỏa không khí trong lành và nếp sống an bình, yên tĩnh đang trở thành những điểm thu hút tăng ni, tín đồ cũng như khách thập phương thường tìm đến để hưởng được chốn tu tập lý tưởng và tìm thấy sự thanh thản cho tâm hồn và khỏe mạnh cho thân thể.

Cũng theo giáo luật của Phật giáo, hàng năm, chúng đệ tử xuất gia có ba tháng an cư kiết hạ để tập trung tu học giáo lý, kiểm chứng lại quá trình tu tập của mỗi tăng ni. Truyền thống đó của Phật giáo xuất phát từ tư tưởng từ bi của Đức Phật, ba tháng an cư của tăng đoàn cũng trùng vào mùa mưa của nước Ấn Độ xưa, việc hạn chế đi lại vào ba tháng mùa mưa cũng là để tránh vô tình sát hại những sinh linh nhỏ bé như các loại sâu bọ, côn trùng. Đó vừa là minh chứng về tinh thần bác ái mà đạo Phật chủ trương, vừa là hành động tích cực thể hiện tình yêu thiên nhiên và thái độ có trách nhiệm đối với môi trường của mỗi người con Phật.

Còn theo truyền thống của Phật giáo Bắc tông, vấn đề ăn chay của tăng ni, Phật tử cũng là một giải pháp hữu ích đối với vấn đề môi trường. Ngoài những tác dụng với con người về mặt sức khỏe đã được chứng minh, việc thực hành ăn chay cũng đem lại những tác dụng thiết thực cho vấn đề môi trường, giúp cải tạo và cân bằng môi trường sống. Việc hạn chế và không sử dụng những sản phẩm từ động vật sẽ giúp một số loài tránh khỏi nguy cơ diệt chủng, vĩnh viễn không còn tồn tại trên thế giới. Việc chủ trương ăn chay do Phật giáo Bắc tông khởi xướng không chỉ đem lại những lợi ích thiết thực cho người phát tâm thực hiện, tạo chuyển biến trong suy nghĩ của mọi người về vấn đề môi trường và việc giữ gìn, bảo vệ môi trường.

Trong những phương pháp bảo vệ môi trường thiết thực của đạo Phật thì ăn chay hiển nhiên là phương pháp đứng đầu. Việc ăn chay ngoài việc bảo vệ sức khỏe chính bản thân người ăn chay, đó còn là cách hiệu quả và khả thi nhất mà một người có thể làm ngay để bảo vệ môi trường sống. Chúng ta có thói quen ăn thịt từ lâu nên việc thay đổi là rất khó, do đó, người Phật tử bằng nhận thức và sự giác ngộ của mình, một cách thật nhẹ nhàng thực hiện việc ăn chay. Hiểu lợi ích của việc ăn chay để làm tăng niềm tin trong bản thân, để đủ lý lẽ và nghị lực cho việc ăn chay cũng chính là cách tốt nhất để người Phật tử thực hiện giáo lý của Đức Phật đồng thời đem lại những lợi ích cho việc bảo vệ môi trường, bảo đảm tương lai tốt đẹp cho thế hệ mai sau.

Quan điểm, giáo lý của đạo Phật về vấn đề môi trường quả đáng trân trọng!

Theo congdanvietnam2