Album ảnh

Quốc tế tiếp tục quan ngại về tình hình biển Đông!

Ngay khi giàn khoan HD981 được kéo vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 Hải lý của Việt Nam, các nước trong cộng đồng quốc tế đã hết sức quan ngại cho hành động bàng trướng được cho là “xâm lược” lần này của Trung Quốc, đại diện các ngoại trưởng và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Nhật Bản,…đã có những phát biểu đánh giá về hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông. Nga dù không muốn đã phải lên tiếng, tuy nhiên, Nga đang cần sự hậu thuẫn của Trung Quốc trong giải quyết vấn đề Crưm do vậy tiếng nói của Nga quá yếu ớt, không tương xứng với mối bang giao truyền thống giữa Việt Nam và Liên Xô cũ, nay là Nga trong những thập kỷ qua. Trung Quốc mong chờ rằng các nước ASEAN sẽ không ra được tuyên bố chung, nhưng tại cuộc họp này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được bạn bè quốc tế đánh giá cao về những nỗ lực của Việt Nam duy trì một nền hòa bình, thịnh vượng trên biển Đông, điều này Trung Quốc chưa bao giờ ngờ đến quốc tế lại có cái nhìn và cách đánh giá sự tồi tệ của Trung Quốc một cách chính xác như vậy.

Trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc, dư luận quốc tế tiếp tục dậy sóng, vào ngày 4/6/2014, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã gặp Chủ tịch Thượng viện Pháp Giăng Jean-Pierre Bel và Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nhân dịp Bà tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu lần thứ 24 tại Paris, Pháp. Phó Chủ tịch nước đã thông báo tình hình căng thẳng hiện nay trên Biển Đông và thể hiện cho nước Pháp biết chủ trương nhất quán của Việt Nam không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết vấn đề thông qua đối thoại hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc; đồng thời cảm ơn Chính phủ, Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Pháp-Việt và nhiều tổ chức của Pháp đã lên tiếng ủng hộ lập trường nêu trên của Việt Nam. Chủ tịch Thượng viện và các Thượng Nghị sĩ thuộc Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Pháp-Việt tham dự cuộc gặp đều bày tỏ tình cảm, sự ngưỡng mộ đất nước, nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây và xây dựng đất nước hiện nay; nhấn mạnh quan hệ hết sức tốt đẹp giữa Việt Nam và Pháp; đồng thời họ bày tỏ quan ngại về sự leo thang căng thẳng hiện nay tại Biển Đông, mong muốn sớm tìm được giải pháp hòa bình thông qua đối thoại, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời khẳng định Thượng viện sẽ tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong vấn đề này.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan hội kiến với Ngoại trưởng Fabius (ảnh VOV)

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan hội kiến với Ngoại trưởng Fabius (ảnh VOV)

 Về Biển Đông, Pháp luôn theo dõi chặt chẽ và bày tỏ quan ngại trước tình hình căng thẳng hiện nay; khẳng định Pháp sẽ nỗ lực cùng Việt Nam thúc đẩy giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Tiếp đó, trong ngày 5/6/2014 trong cuộc họp thượng đỉnh nhóm G7 (nhóm các nước công nghiệp phát triển) đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời kêu gọi các nước không sử dụng vũ lực mà giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế. Tuyên bố trên được đưa ra ngay trong ngày nhóm họp đầu tiên của G7 tại Brussels, Bỉ, sau khi Mỹ đã cảnh báo Bắc Kinh về thái độ ngày càng quyết liệt trong tranh chấp chủ quyền của nước này.

Các lãnh đạo G7 quan ngại sâu sắc về căng thẳng tại Biển Đông
Các lãnh đạo G7 quan ngại sâu sắc về căng thẳng tại Biển Đông

Đại diện các nhà lãnh đạo G7 khẳng định “Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước những căng thẳng tại biển Đông và Hoa Đông”, các nhà lãnh đạo khẳng định trong một tuyên bố chung. “Chúng tôi phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải thông qua việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa, ép buộc”.

Những hành động của Trung Quốc trong thời gian qua, như việc di chuyển giàn khoan sát về đảo tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đồng thời điều các tàu hộ vệ tên lửa, các tàu Hải quân ra khu vực giàn khoan HD 981 để bảo vệ việc bành trướng của Trung Quốc đã làm cho dự luận trong và ngoài nước vô cùng căm phẫn. Có thể nói Trung Quốc đã triển khai một lực lượng vô cùng mạnh mẽ và hùng hậu ra biển Đông để đối phó với ngư dân và lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam. Chủ trương Việt Nam trước sau như một kiên quyết đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế trong giải quyết tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền đối với 2 quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Xin khẳng định rằng Trung Quốc đang càng ngày càng đi quá xa so với xu thế chung của thế giới và giới hạn của sự chịu đựng, để trở thành một nước đứng đầu thế giới mà đối xử ngang ngược coi thường chủ quyền của nước khác, coi thường tính mạng của nhân dân nước khác thì hành động đó há phải của “người quân tử”- cái mà Trung Quốc luôn tự hào là mình có từ bao đời nay. Dư luận quốc tế sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí  nhân để thay cường bạo” là chìa khóa thành công cho Việt Nam trong cuộc chiến lâu dài này./.

Trần Ái Quốc

8 comments on “Quốc tế tiếp tục quan ngại về tình hình biển Đông!

  1. Pingback: Trung Quốc sợ gì nhất trên biển Đông? | Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ

  2. Những hành động của Trung QUốc khiến cho cả thế giới lo lắng và lên án những hành động xấu xa đó của chúng, phải nói rằng một Trung Quốc độc ác và tàn bạo, ngang nhiên xâm chiếm lãnh thổ các nước đang được cả thế giới chú ý, coi như đó là những bài học để dè chừng trước đất nước xấu xa này

  3. Đã có rất nhiều các nước lên tiếng phản đối những hành động độc ác, trắng trợn không tuân thủ luật pháp quốc tế và dùng sức mạnh quân sự để xấu xa muốn cướp đi biển Đông của những nước trong khu vực, đặc biệt là với Việt Nam. Rồi lũ giặc Trung QUốc này sẽ bị cô lập rồi thất bại mà thôi

  4. Những hành động của Trung Quốc trong thời gian qua đối với các nước xung quanh nhất là Việt Nam đã làm cho làn sóng dư luận quốc tế sục sôi. Thật không hiểu một đất nước lớn như Trung QUốc lại có thể trở lên xấu xa và đáng ghét như vậy

  5. Không một quốc gia nào ủng hộ những hành động xấu xa và tàn độc, sẵn sàng bất chấp tất cả để đạt được mục đích như Trung Quốc cả. Chính vì thế các nước trên thế giới đang ngày ngày lên tiếng Trung Quốc, rồi chúng sẽ bị cô lập. Cái giá mà Trung Quốc phải trả là không thể tránh khỏi

  6. Qua những hành động gây hẫn của TQ tại biển đông thì thế giới cũng không thể ngồi yên! biển đông một con đường hàng hải quan trọng vận chuyển hoàng hóa thông thương đến các vùng trên thế giới! và trong một thế giới của sự đa phương hóa hợp tác hóa hành động của TQ sẽ phá hỏng đi tất cả mọi thứ!
    Quan ngại về TQ là một quan ngại có cơ sở và đúng đắn

  7. Với tình hình chính trị căng thẳng ở biển đông như vậy có thể ảnh hưởng đến kinh tế, đối ngoại, quốc phòng của nhiều nước trên thế giới! qua đây cho thấy được vai trò của các nước trong việc thực hiện đảm bảo an ninh thế giới cũng như việc TQ thiếu đi tinh thần trách nhiệm của một đất nước có vị thế để đảm bảo vấn đề an ninh toàn cầu như thế này

  8. Có quá nhiều cuộc hội họp bàn về biển đông, trong đó các bên đều lên án hành động ngỗ ngược, vô lý của trung Quốc nhưng lại không thể ra một thông cáo chung cho hành động ấy? câu hỏi ở đây là Why?
    đơn giản vì lợi ịch của các quốc gia là trên hết, và nhiều khi lợi ích nước nhỏ là cái để các nươc lớn ngồi ăn chia với nhau.

Bình luận về bài viết này