Album ảnh

Chủ quyền biển đảo là máu, là thịt không thể tách rời của Việt Nam (Phần 1)

Bảo vệ chủ quyền nói chung và biển đảo Việt Nam nói riêng là truyền thống quý báu của dân tộc ta suốt hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước. Có thể đơn cử những chiến công hiển hách của ông cha ta như: Ngô Quyền đã đánh tan quân xâm lược Nam Hán với trận Bạch Đằng vào năm 938; Lê Hoàn đánh quân xâm lược Tống với trận Bạch Đằng lần thứ hai vào năm 981; Lý Thường Kiệt tiến công địch ở Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu vào năm 1075, chặn đứng quân Tống ngoài biển năm 1077. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba vào năm 1288, quân và dân ta dưới sự chỉ huy thiên tài của Trần Quốc Tuấn đã lập được chiến công vang dội nhất trên sông Bạch Đằng lịch sử, tiêu diệt toàn bộ đạo quân thủy gồm sáu vạn tên, bắt các tướng Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ, buộc Thoát Hoan phải rút quân chạy trốn về nước. Những vị tướng giỏi về chỉ huy quân đội tác chiến trên sông biển như Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái… đã lập nhiều chiến công xuất sắc, làm rạng rỡ nền nghệ thuật thủy chiến của dân tộc ta.

Thế kỷ thứ XVI, XVII và những năm đầu thế kỷ thứ XVIII, thủy quân Việt Nam cũng chiến thắng các đội thủy quân xâm lược của chủ nghĩa tư bản châu Âu như đánh thắng hạm đội của thực dân Tây Ban Nha năm 1595, hai lần đánh thắng hạm đội của thực dân Hà Lan trong các năm 1642 – 1643; đánh thắng hạm đội của thực dân Anh năm 1702. Thời kỳ Tây Sơn, Nguyễn Huệ đã tổ chức phát triển mạnh kinh tế biển, xây dựng được một đội quân thủy hùng mạnh vào bậc nhất ở Đông Nam Á. Thủy quân Tây Sơn đã nhiều lần vào Nam ra Bắc đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn, chấm dứt cảnh đất nước bị chia cắt hơn 200 năm. Năm 1785, Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy quân thủy tiến công và chiến thắng quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút trong trận quyết chiến chiến lược lịch sử. Các chiến binh Việt Nam thuộc các triều đại phong kiến có truyền thống chiến đấu giỏi trên biển, trên sông và luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng thủy binh với lực lượng bộ binh. Những trận thủy chiến ở trên sông, biển đã diễn ra hết sức oanh liệt mà ngày nay đã được khái quát là “truyền thống Bạch Đằng” chống ngoại xâm.

Trong thời đại ngày này, trước những hành vi xâm lấn của Trung Quốc và đường lưỡi bò phi lý mà Trung Quốc dựng lên để xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta nhất quán trước sau như một giải quyết vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, điều này vừa thể hiện được quyết tâm của Việt Nam không run sợ trước bất cứ thế lực thù địch nào, vừa thể hiện được khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam anh hùng.

Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vện lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN…”. Để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, cần kết hợp chặt chẽ các nhân tố cơ bản của sức mạnh quốc phòng gồm: Lực lượng, tiềm lực, thế trận quốc phòng gắn với lực lượng, thế trận an ninh nhân dân trên các vùng biển, đảo; xây dựng biên chế tổ chức lực lượng phù hợp, bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao tiềm lực, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với lực lượng và thế trận an ninh trên các vùng biển, đảo; chăm lo xây dựng thế trận lòng dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện “quân với dân một ý chí”; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, hạn chế tiêu cực, tạo sự đồng thuận xã hội… Tận dụng mọi tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo, động viên, thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, tăng cường quốc phòng, an ninh trên biển; cả nguồn lực trong nước và nguồn lực ngoài nước, vừa hợp tác vừa đấu tranh, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế biển và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo.

Một là, tính chất nhất quán của quốc phòng Việt Nam là: Tự vệ, chính nghĩa, quốc phòng hòa bình, dựa vào sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, LLVT làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực hiện nay đòi hỏi phải tập trung xây dựng các lực lượng: Hải quân, Phòng không-Không quân, Pháo binh, Cảnh sát biển, Biên phòng, Dân quân tự vệ biển… có số lượng hợp lý, chất lượng cao; trong đó, các binh chủng kỹ thuật chiến đấu được trang bị ngày càng hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biển, đảo, là chỗ dựa vững chắc cho các hoạt động phát triển kinh tế biển trong thời bình, đồng thời đáp ứng nhiệm vụ tác chiến trên biển trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Hai là, kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo.

Nguyện vọng và cũng là lợi ích cao nhất của dân tộc Việt Nam là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển… Trước tình hình tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông diễn ra phức tạp, đặt ra yêu cầu cao phải tăng cường tổ chức lực lượng và phát huy sức mạnh của toàn dân, đấu tranh toàn diện, bằng các hình thức, biện pháp linh hoạt, thông qua chủ trương, kế hoạch chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng. Sự kết hợp đó phải được tổ chức thực hiện trong từng lực lượng, bộ, ngành và giữa các bộ, ngành, từ Trung ương đến địa phương, kết hợp cả trong nước và ở ngoài nước.

Để kết hợp đấu tranh hiệu quả, cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật biển, làm cơ sở cho việc xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia; triển khai chặt chẽ việc phân vùng, bố trí dân cư ven biển với tổ chức các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo; ban hành chính sách khuyến khích mạnh mẽ nhân dân định cư sinh sống ổn định lâu dài trên đảo và làm ăn trên biển dài ngày. Các địa phương có biển, đảo cần có chủ trương, giải pháp, kế hoạch phù hợp, nhằm tăng cường nghĩa vụ, trách nhiệm của các doanh nghiệp và nhân dân trong quản lý bảo vệ, khai thác các lợi ích từ biển.

Trên cơ sở các văn bản pháp lý công bố rộng rãi trong nước và quốc tế, cần kiên trì đấu tranh ngoại giao, đàm phán với các nước láng giềng, các nước có tranh chấp thềm lục địa, vùng chồng lấn, phân chia vùng biển lịch sử và đảo; xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển.

Ba là, phát triển kinh tế biển phải gắn với quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên biển.

Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng-an ninh (QP-AN) và hợp tác quốc tế”; Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam, xác định: “Chiến lược biển phải kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh…”.

Phát triển kinh tế biển phải gắn với quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thực chất là quan điểm chỉ đạo: Kết hợp kinh tế với QP-AN, tăng cường sức mạnh QP-AN bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới. Mục đích kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, giữa xây dựng thế trận quốc phòng với thế trận an ninh là làm cho kinh tế và quốc phòng đều mạnh, không làm cản trở nhau, tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược biển Việt Nam mà Đảng ta đã xác định.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011 tại Đại hội XI của Đảng) chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN; QP-AN với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế-xã hội và trên từng địa bàn”. Như vậy, nội dung của sự kết hợp đó phải được triển khai tổ chức thực hiện cụ thể ở tất cả các cấp: Trong quy hoạch tổng thể của quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch tăng cường lực lượng, tiềm lực, thế trận QP-AN, trong nhiệm vụ, trong phương án, kế hoạch tác chiến và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Trong quy hoạch xây dựng các vùng biển, đảo ở địa bàn chiến lược, các phương án bảo vệ cần làm tốt ngay từ khâu thẩm định các khu công nghiệp, kinh tế tập trung, các dự án ven biển, trên đảo; quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng thế trận QP-AN, bao gồm các tuyến đường giao thông, hệ thống các sân bay, bến cảng, kho, hệ thống thông tin… không để ảnh hưởng đến thế bố trí quân sự, thế trận QP-AN.

Làm tốt công tác tuyên truyền, nhằm tạo sự chuyển biến thực sự trong nhận thức của các cấp, ngành và trong nhân dân về vị trí vai trò chiến lược của biển; làm cho tư duy về biển được thể hiện đậm nét, trước hết là trong các chủ trương, chính sách phát triển của các ngành có liên quan và các địa phương có biển. Cần xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối kết hợp hoạt động bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất, nhất là trong xử lý các tình huống phức tạp trên vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.

Bốn là, giải quyết các bất đồng, tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, tôn trọng nhau, bình đẳng cùng có lợi.

Đây là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật biển năm 1982. Đó là thành quả đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, trong đó có dân tộc Việt Nam.

Đối với các bất đồng, tranh chấp trên Biển Đông, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là: Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm sớm tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển.

Trần Ái Quốc

41 comments on “Chủ quyền biển đảo là máu, là thịt không thể tách rời của Việt Nam (Phần 1)

  1. Thế mới biết cha ông ta ngày xưa thế nào, oai hùng, hiên ngang bao nhiêu thì giới trẻ ngày nay càng tệ hại biết bao nhiêu. bây giờ những người trẻ chỉ biết ăn chơi đua đòi, thiếu tiền thì trộm cướp, thậm chí giết người 1 cách tàn bạo, có những kẻ ẻo lả chạy theo văn hóa lai căng, thần tượng những con hàng tận đẩu tận đâu mà quên đi đấng sinh thành, Đất nước như thế thì lấy đâu ra nhân tài, đến lúc nào sánh vai với các cường quốc năm châu cho được.

  2. Đối với các bất đồng, tranh chấp trên Biển Đông, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là: Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm sớm tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển.

  3. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011 tại Đại hội XI của Đảng) chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN; QP-AN với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế-xã hội và trên từng địa bàn”. Như vậy, nội dung của sự kết hợp đó phải được triển khai tổ chức thực hiện cụ thể ở tất cả các cấp: Trong quy hoạch tổng thể của quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch tăng cường lực lượng, tiềm lực, thế trận QP-AN, trong nhiệm vụ, trong phương án, kế hoạch tác chiến và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Trong quy hoạch xây dựng các vùng biển, đảo ở địa bàn chiến lược, các phương án bảo vệ cần làm tốt ngay từ khâu thẩm định các khu công nghiệp, kinh tế tập trung, các dự án ven biển, trên đảo; quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng thế trận QP-AN, bao gồm các tuyến đường giao thông, hệ thống các sân bay, bến cảng, kho, hệ thống thông tin… không để ảnh hưởng đến thế bố trí quân sự, thế trận QP-AN.

  4. Nguyện vọng và cũng là lợi ích cao nhất của dân tộc Việt Nam là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển… Trước tình hình tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông diễn ra phức tạp, đặt ra yêu cầu cao phải tăng cường tổ chức lực lượng và phát huy sức mạnh của toàn dân, đấu tranh toàn diện, bằng các hình thức, biện pháp linh hoạt, thông qua chủ trương, kế hoạch chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng. Sự kết hợp đó phải được tổ chức thực hiện trong từng lực lượng, bộ, ngành và giữa các bộ, ngành, từ Trung ương đến địa phương, kết hợp cả trong nước và ở ngoài nước.

  5. Biển Đông của Việt Nam cũng có thể được ví như Krum của Ukraina bây giờ ấy, có vị trí vô cùng quan trọng nên các nước lớn trên thế giới luôn luôn muốn giành ảnh hưởng. hậu quả là đứa nào cũng muốn dẫn đến đánh nhau tùm lum lên, những người chiu khổ vẫn là người dân của nước sở tại, may mà Việt Nam chơi chính sách không ngã về anh nào cả, không thì suốt ngày bạo động.

  6. biển đảo là một phần của cuộc sống người Việt ta. trải qua bao nhiêu thế kỉ điều đó càng được chứng tỏ qua các bằng chứng từ thời xa xưa tới nay. Tôn trọng luật pháp quốc tế chính vì thế các nước nhòm ngó chủ quyền nước khác thì hãy dưng ngay lại những hành động của mình. Vì chứng cứ của Việt nam không thể nào có thể cãi được

  7. trải qua từng triều đại phong kiến của đất nước Việt Nam đã có không biết bao nhiêu lần người của triều đình đã ra ngoài các quần đảo trường sa và hoàng sa cắm mốc và giờ đây không ít bằng chứng lịch sử được đưa ra để minh chứng cho những hành động đó và kèm theo những lời khẳng định đó là thuộc chủ quyền của Việt nam.

  8. những năm tháng trải qua các thời đại đã có không ít lần các quan được đưa ra các quần đảo đề đo đạc cắm mốc đánh dấu chủ quyền lãnh thổ vậy mà giờ đây có không ít kẻ lại lợi dụng xuyên tạc và rồi chiếm lấy biển đảo mà chủ quền của chúng lại thuộc đất nước việt nam ta. Chính vì thế hãy nhìn và suy nghĩ kĩ trước khi hành động vì chứng cứ mà chúng ta có quá rõ ràng và hoàn toàn khẳng định được chủ quyền của nước ta.

  9. Có lẽ những kẻ tham vọng luôn muốn chiếm đất của nước khác thì mói bất chấp tất cả để đạt được mục đích của bản thân mình mà thôi. thiết nghĩ sao chúng có thể làm như thế được sự thật nó rành rành ra như thế mà sao chúng cứ thực hiện những việc làm bẩn thỉu của chúng. Và chúng ta cũng biết được ái bản chât ccuar chúng. Với những việc làm trằng trợn của Trung Quốc thì không thể nào tha thứ được.

  10. Tình hình biển đảo một số khu vực khá phức tạp và nhạy cảm. Thế nên công tác tuyên truyền để cho nhân dân cũng như bè bạn quốc tế biết được là một điều rất quan trọng. Vì vậy, các phóng viên, biên tập viên cần nắm rõ cơ sở, căn cứ pháp lý về chủ quyền biển, đảo để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự phát triển của quốc gia; tuyên truyền, đấu tranh kiên quyết để bảo vệ chủ quyền biển đảo nhưng cũng bảo vệ môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực.

  11. Giới trẻ có rất nhiều kênh thông tin để cập nhật những kiến thức lịch sử về chủ quyền của dân tộc tuy nhiên cần phải có những hoạt động thiết thực để tuyên truyền để cho giới trẻ nhận thức được tầm quan trọng của chủ quyền biển đảo. Làm được như thế thì giới trẻ mới ý thức về chủ quyền của dân tộc, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa nói riêng và với cả từng tấc đất, từng vùng biển đảo của Tổ quốc. Những hình ảnh, tư liệu này chắc chắn sẽ được nhiều người chia sẻ trên các kênh thông tin, như tôi có thể đăng trên mạng xã hội cá nhân của mình trên facebook.

  12. Tuyên truyền về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa là trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam. Ví dụ như ở cấp độ quản lý thì đỏi hỏi các cơ quan có chức năng cần có những hoạt động mạnh mẽ hơn để khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa một cách hòa bình và theo luật pháp quốc tế với những hình ảnh, tư liệu lịch sử có giá trị có nguồn gốc cả ở trong nước và nhiều nước trên thế giới. Còn ở mỗi người dân thì cần phải giáo dục hay tuyên truyền cho người thân bạn bè hay những người xung quanh biết được để cả xã hội chung tay góp sức bảo vệ chủ quyền dân tộc.

  13. Trong thời gian gần đây, sự biến đổi khôn lường của tình hình thế giới, khu vực và trên biển Đông khiến nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước, nhất là an ninh trên biển trở thành nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức. Để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, điều tiên quyết đặt ra là phải không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển. Trong đó, xây dựng thế trận lòng dân, đảm bảo bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược, mang tính cấp bách, then chốt.

  14. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững. Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN…”. Đó là ý chí sắt đá, quyết tâm không gì lay chuyển được của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và cũng là tinh thần của cả dân tộc ta từ xưa đến nay.

  15. Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay và mai sau. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả đó, hơn lúc nào hết phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn vùng biển nói riêng và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc nói chung, xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

  16. Biển Việt Nam chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn về kinh tế. Vì vậy, để khai thác, sử dụng hiệu quả và biến các tiềm năng ấy thành nguồn lực, động lực đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước cần tập trung đầu tư nguồn lực thích đáng cho các ngành kinh tế mũi nhọn, có thế mạnh ở các vùng ven biển, trên các đảo và quần đảo như: Khai thác, chế biến dầu khí; hệ thống cảng và dịch vụ vận tải biển; khai thác, chế biến hải sản, du lịch…. Chúng ta phát triển mạnh kinh tế biển cũng chính là đang tạo nên một sức mạnh to lớn trên biển để giúp cho việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo.

  17. Lịch sử đã chứng minh, ở bất cứ thời đại, chế độ nào, nguyện vọng sâu xa của nhân dân vẫn là đời sống vật chất và tinh thần được đảm bảo, “khoan thư sức dân” – cách thức tốt nhất để quy tụ lòng dân, làm cơ sở, nền tảng để xây dựng thế trận lòng dân. Vì vậy, cần phải chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân các vùng ven biển và hải đảo, nhất là ở các vùng biển, đảo giữ vai trò quan trọng về quốc phòng, an ninh của đất nước. Chỉ có như thế mới giúp cho chúng ta tạo nên một sự vững mạnh thế trận vững chắc trên biển cũng chính là đóng góp cho việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta.

  18. Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nói chung hay việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển nói riêng nó không phải là việc riêng của các cơ quan có chức năng mà nó là sự nghiệp chung của cả cộng đồng xã hội. Vì vậy cần phải biết tuyên truyền để cho nhân dân có thể hiểu được cũng như thôi thúc lòng yêu nước trong mỗi người dân khi đó sẽ tạo nên sức mạnh toàn dân tộc thì việc bảo vệ chủ quyền sẽ thuận lợi hơn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Vì thế cần phải nâng cao công tác tuyên truyền để có thể cho mỗi người dân có thể nắm bắt được hiểu rõ được nhiệm vụ cao cả thiêng liêng này.

  19. Chúng ta hãy nên có những biện pháp tuyên truyền để cho nhân dân hiểu được và để nhân dân cùng với Nhà nước bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vì đây nó không chỉ là việc riêng của các cơ quan có chức năng mà nó là sự nghiệp của cả xã hội. Công tác tuyên truyền phải được tiến hành sâu rộng trong và ngoài nước, phải gắn kết giữa lịch sử với hiện tại để người dân thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; làm cho mỗi công dân Việt Nam thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với chủ quyền biển, đảo quốc gia. Từ đó đoàn kết, chung sức đồng lòng quyết tâm làm chủ, bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

  20. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay, ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Thế nên chúng ta có thể thấy rõ được chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta hiện nay nó không chỉ là vùng đất liền mà nó còn là vùng trời vùng biển. Chúng ta cần phải có những biện pháp những chiến lược đấu tranh để làm sao không để cho chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta bị xâm phạm bị kẻ địch xâm chiếm như thế mới xứng đáng với những gì cha ông ta đã ngã xuống để đấu tranh mang lại cho chúng ta.

  21. Chúng ta có thể thấy một trong những công tác quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đó chính là công tác tuyên truyền.Công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Việt Nam là việc hết sức cần thiết, cấp thiết và lâu dài. Đó là công cuộc tuyên truyền về lòng yêu nước, về lòng tự hào và trách nhiệm công dân của mỗi người dân Việt Nam đối với chủ quyền của đất nước mình. Hiện nay, chủ quyền quốc gia về Biển Đông đang là vấn đề được cả nước quan tâm hàng đầu. Thế nên để cho công tác này thật sự hiểu quả mang lại được những lợi ích to lớn cần phải có những biện pháp những cách làm hợp lí đúng đắn nhất.

  22. Việt Nam ở vào vị trí một nước có biển rộng, bờ biển dài, nhiều đảo và quần đảo, tiếp giáp với nhiều nước láng giềng có biển hay không có biển và ở vị trí ngã ba đường hàng hải quốc tế. Thế nên việc bảo vệ chủ quyền trên biển cũng là một việc làm hết sức quan trọng hàng đầu trong giai đoạn hiện nay bởi vì đây chính là những vấn đề rất nhạy cảm và nếu ta không có những biện pháp những cách làm hợp lí thì nó không những không giải quyết được vấn đề mà còn mang lại những hậu quả to lớn vô cùng.

  23. Biển và hải đảo có vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngày nay, trong điều kiện nguồn tài nguyên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, không gian kinh tế truyền thống trở nên chật chội, nhiều quốc gia đang hướng ra biển để tìm kiếm, khai thác các nguồn tài nguyên, bảo đảm các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm… Biển và hải đảo ngày càng trở thành nguồn lực kinh tế to lớn và là không gian sinh tồn mới; đồng thời có ý nghĩa rất quan trọng về an ninh, quốc phòng. Vậy nên trong giai đoạn hiện nay công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo là một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.

  24. Từ bao đời nay, tiếp nối liên tục qua rất nhiều thế hệ, ông cha ta đã đổ biết bao công sức và cả máu xương để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày nay, chúng ta cần vận dụng sáng tạo những bài học lịch sử kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao chính nghĩa, lẽ phải, phát huy nội lực đi đôi với tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo. Cần phải khẳng định chủ quyền biển đảo là máu thịt không thể tách rời của Việt Nam ta,

  25. Giữ vững chủ quyền lãnh thổ và giữ vững hoà bình, ổn định ở Biển Đông là những vấn đề mang tính toàn cục. Chúng ta không nên có những hành động nóng vội mà cần phải có những sự tỉnh táo sáng suốt để có những cách những chiến lược đúng đắn hiệu quả. Ví dụ như việc xử lý các vấn đề nảy sinh ở Biển Đông cần đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và trong chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế; không để các thế lực phản động tìm cách lợi dụng, công kích, chống phá sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, chia rẽ quan hệ quốc tế giữa nước ta và các nước có liên quan.

  26. Chúng ta cần phải tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân…”, Đề nghị các cơ quan có chức năng tổ chức biên soạn tài liệu Biển, đại dương và chủ quyền biển, đảo Việt Nam làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy, học tập của giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên trong phạm vi môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh và đào tạo chuyên ngành giáo viên Giáo dục quốc phòng – an ninh, trình độ đại học. Như thế chúng ta mới có thể giáo dục cho giới trẻ để cho giới trẻ có thể nhận thức được tầm quan trọng của việc này.

  27. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu của chiến lược bảo vệ chủ quyền đặc biệt là chủ quyền biển đảo, chúng ta phải tiến hành xây dựng và phát triển đồng bộ trên tất các lĩnh vực kinh tế của đất nước, củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, nhằm bảo vệ vững chắc, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, trong đó có vùng biển, đảo của Tổ quốc. Thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo Việt Nam cho toàn dân, nhất là học sinh, sinh viên là rất quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Như thế chúng ta mới tạo nên sức mạnh tổng hợp toàn dân khi đó mới có thể giữ vững được chủ quyền lãnh thổ.

  28. Để có thể bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ chúng ta cần tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp trên các phương diện, cụ thể như: Nâng cao nhận thức chính trị, xây dựng ý thức làm chủ biển đảo cho mọi tầng lớp nhân dân; bên cạnh các chiến lược quản lý, thăm dò và khai thác thềm lục địa, cần hình thành một hệ thống văn bản pháp luật về thềm lục địa đầy đủ, toàn diện, thống nhất; đồng thời, thành lập cơ quan quản lý chuyên biệt về thềm lục địa. Đầu tư thích đáng về vốn và cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ, chuyên gia trong các lĩnh vực biển và thềm lục địa. Bên cạnh đó là các biện pháp về chính trị, ngoại giao; hợp tác quốc tế; an ninh – quốc phòng; xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ biển của Việt Nam; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp quốc.

  29. Ngay từ xa xưa, ông cha ta cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của biển đảo và biết bao đời nay, dân tộc ta đã biết khai thác nguồn lợi từ biển, nguyện hy sinh xương máu quyết đấu tranh giữ gìn sự bình yên cho đất nước. Vậy nên Đảng và Nhà nước sớm xác định và có quan điểm rõ ràng, cụ thể về chiến lược biển, đưa ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển các lĩnh vực kinh tế, an ninh – quốc phòng, ngoại giao nhằm giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Cần phải xác định rằng chủ quyền biển đảo là máu thịt không thể tách rời của Việt Nam ta.

  30. Trước hết, phải khẳng định rằng, Việt Nam chúng ta là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi, có tiềm năng, lợi thế rất lớn về biển, đảo. Biển, đảo Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ quan trọng và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển, đảo luôn có vai trò, vị trí rất quan trọng, gắn bó mật thiết với sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường của nước ta. Vậy nên cần có những biện pháp những chiến lược cụ thể đúng đắn để giải quyết tốt các vấn đề này.

  31. Cần phải tăng cường công tác tuyên truyền là nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, đảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

  32. Tuyên truyền để cho nhân dân hiểu và nắm bắt được các chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước về những vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo là cách hiệu quả nhắm góp phần bảo vệ chủ quyền nước ta. Cần phải tuyên truyền sâu rộng, có hệ thống trong các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tiềm năng thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; các quan điểm, chủ trương của Đảng, các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà nước ta chủ có như thế thì nhân dân mới cùng với chính quyền với Nhà nước chung tay thực hiện nhiệm vụ cao cả thiêng liêng này.

  33. Tuyên truyền là cách để nâng cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm của nhân dân trong cả nước đối với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang ngày đêm làm nhiệm vụ phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Hiện nay có thể thấy tuyên truyền là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để góp phẩn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc nói chúng và chủ quyền biển đảo nói riêng.

  34. Có thể nói biển, đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta. Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nước là một nét độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam trong lịch sử. Đó cũng chính là nét độc đáo của bản sắc văn hóa Việt Nam, cần được giữ vững và tiếp tục phát huy trong thời đại mới .Và ngày nay chúng ta cần phải xác định rằng chủ quyền biển đảo là máu thịt không thể tách rời của Việt Nam ta.

  35. Phải có cách để những kiến thức liên quan đến chủ quyền biển, đảo đất nước không chỉ nằm trên những tấm bản đồ, tư liệu xơ cứng mà phải thấm sâu vào nhận thức, chảy trong huyết quản và trở thành tâm tình của mọi người dân. Có như thế mới tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ chủ quyền biển, đảo nước nhà. Chúng ta cần phải có những biện pháp những chiến lược kế hoạch cụ thể để tuyên truyền cho nhân dân cũng như bè bạn quốc tế thấy được những bằng chứng chứng minh chủ quyền biển đảo của chúng ta để khẳng định được quyền chủ quyền của chúng ta.

  36. Để hoạt động thông tin tuyên truyền về biển, đảo của Tổ quốc trong thời gian tới đạt chất lượng, hiệu quả, góp phần thiết thực vào việc triển khai thực hiện chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo cũng như phát triển kinh tế biển của nước ta, cần thiết phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo thực trạng công tác tuyên truyền biển, đảo hiện nay. Phân tích kỹ những tồn tại, hạn chế, từ đó có biện pháp triển khai đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả hơn, nhất là về cơ chế quản lý, cung cấp thông tin. Chúng ta cần xác định công tác tuyên truyền giáo dục trong thời kì hiện nay là biện pháp hiệu quả và hợp lí nhất.

  37. Trong công tác thông tin tuyên truyền biển, đảo trong giai đoạn hiên nay cần tăng cường nhiều hơn những thông tin lịch sử, pháp lý và thực địa khẳng định chủ quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc; góp tiếng nói chung, sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế đối với chủ quyền biển, đảo của ta và quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong giải quyết các vấn đề trên biển. Gắn tuyên truyền về những thành quả trong phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Các hoạt động đối ngoại quân sự, đối ngoại nhân dân… góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, hữu nghị, nâng tầm quan hệ truyền thống và tình đoàn kết tốt đẹp với quân đội và nhân dân các nước.

  38. Hoạt động tuyên truyền chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong các trường có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt là đối với giới trẻ trong đó có sinh viên, nhằm tạo điều kiện để các sinh viên tiếp cận những thông tin chi tiết về chủ quyền biển, đảo Việt Nam; hiểu rõ hơn nhiệm vụ thiêng liêng của những người lính đang ngày đêm canh gác bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước. Qua đó, khơi gợi sự quan tâm của các em đối với những khó khăn của cán bộ, chiến sĩ; nâng cao tinh thần, trách nhiệm, cố gắng học tập tốt và có ý thức, hành động đúng đắn giữ gìn an ninh biển, đảo, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; đồng thời nhân lên lòng tự hào, tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi sinh viên.

  39. Cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhất là quyền chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Bên cạnh đó, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành, các lực lượng vũ trang để cùng nhau bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hoàn thành tốt xuất sắc nhiệm vụ cao cả thiêng liêng.

  40. thật lấy lòng biết ơn các bậc ông cha đã xây đựng nước nhà để lớp con cháu bây giờ đang tiếp tục sự nghiệp vĩ đại ấy, ngày đêm xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong đó có những người lính hi sinh thầm lặng bảo về vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc, chẳng ngại xa xôi, chẳng quản sóng gió vẫn hiên ngang đúng đó trên những hòn đảo máu thịt của Việt Nam, tự hào về các anh những người lính đảo!

  41. Biển đảo xa xôi hay đất liền, vùng đất hay vùng trời đã là của nước ta thì đều cao quý và thiêng liêng cả, chúng ta những con người Việt Nam, sẽ mãi mãi giữ gìn và bảo vệ chủ quyện thiêng liêng của tổ quốc, cho dù có khó khăn, vất vả tới đâu. Có thể chúng ta không trực tiếp cầm súng canh giữ nơi đảo xa, không hàng ngày đi tuần nơi biên giới, nhưng chúng ta có lòng tin, có sự đoàn kết cùng chung sức bảo vệ chủ quyền đất nước, trước mọi sự sâm phạm của các thế lực thù địch.

Gửi phản hồi cho bien nhan Hủy trả lời