Album ảnh

Những bằng chứng lịch sử khẳng định Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam!

Do hoàn cảnh đất nước thường xuyên có chiến tranh, nên tài liệu lịch sử của Việt Nam đã bị tàn phá hoặc thất lạc rất nhiều. Về việc tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam  và Trung Quốc đã diễn ra từ sau khi Tập Cận Bình đưa ra đường lói phát triển kinh tế dựa trên việc mở rộng, dòm ngó các nguồn lực bên ngoài, trong đó có nguồn năng lượng của  Biển Đông đã khiến dã tâm của Trung Quốc lên cao hơn bao giờ hết. Việt Nam đã đưa ra những tài liệu lịch sử và địa lý đủ để chứng minh rằng mình đã khám phá ra hai quần đảo này từ lâu, đã chiếm hữu tượng trưng cũng như thực sự và hành xử chủ quyền trên hai quần đảo qua nhiều đời vua và trải qua ít nhất là ba thế kỷ. Bài viết xin giới thiệu tới độc giả những chứng cứ lịch sử về những triều vua của Việt Nam đã từng thực hiện quyền tài phán của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

bản đồChủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Từ thế kỷ XV, các ngư dân Việt Nam đã sống trên hai quần đảo này và khai thác đảo từ lâu đời. Tài liệu sớm nhất mà Việt Nam còn có được là quyển “Tuyển tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ đồ thư” của Đỗ Bá, viết vào thế kỷ XVII. Danh từ “Tuyển tập” cho ta thấy tài liệu này được thu nhập từ nhiều tài liệu trước nữa. Trong quyển này, Đỗ Bá đã tả những quần đảo này rất chính xác, và xác nhận rằng Chúa Nguyễn đã lập Đội Hoàng Sa để khai thác quần đảo từ thế kỷ XVII. Đoạn trích do sử gia kiêm nhà Hán học Võ Long Tê dịch như sau:

     “Tại làng Kim Hộ, ở hai bên bờ sông có hai ngọn núi, mỗi ngọn có mỏ vàng do nhà nước cai quản. Ngoài khơi, một quần đảo với những cồn cát dài, gọi là “Bãi Cát Vàng”, dài khoảng 400 lý, và rộng 20 lý nhô lên từ dưới đáy biển, đối diện với bờ biển từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh. Vào mùa gió nồm Tây Nam, những thương thuyền từ nhiều quốc gia đi gần bờ biển thường bị đắm dạt vào những đảo này; đến mùa gió Đông Bắc, những thuyền đi ngoài khơi cũng bị đắm như thế. Tất cả những người bị đắm trôi dạt vào đảo, đều bị chết đói. Nhiều hàng hoá tích luỹ trên đảo. Mỗi năm, vào tháng cuối của mùa đông, Chúa Nguyễn đều cho một hạm đội gồm 18 thuyền đi ra đảo để thu thập những hoá vật, đem về được một số lớn vàng, bạc, tiền tệ, súng đạn. Từ cửa Đại Chiêm, ra tới đảo mất một ngày rưỡi, nếu đi từ Sa Kỳ thì chỉ mất nửa ngày.”

trường sa

     Theo sử gia Võ Long Tê, mặc dù quyển sách của Đỗ Bá được viết vào thế kỷ XVII (vào năm 1686), đoạn thứ nhất của hai đoạn trên được trích từ phần thứ ba của quyển Hồng Đức Bản Đồ –Hồng Đức là tên hiệu của vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497).  Như vậy, Việt Nam đã khám phá hoặc biết tới những đảo này ít ra cũng từ thế kỷ XV. Danh từ Bãi Cát Vàng chứng tỏ rằng những đảo này đã được những người Việt Nam ít học nhưng hiểu biết nhiều về biển khám phá và khai thác, từ lâu trước khi chính quyền Chúa Nguyễn tổ chức khai thác đảo. Dân Việt Nam đã sinh sống ở đó từ nhiều thế kỷ, và chính quyền nhà Nguyễn từ thế kỷ XVII đã biết tổ chức khai thác đảo có hệ thống. Những yếu tố này, nhất là sự khai thác của nhà nước từ thế kỷ XVII qua rất nhiều năm, đã tạo nên từ thời đó một chủ quyền lịch sử cho Việt Nam trên những đảo này.

      Lê Quý Đôn là quan dưới thời nhà Lê, phụ trách vùng Thuận Hoá, Quảng Nam. Ông đã viếtPhủ biên tạp lục vào năm 1776, tại Quảng Nam, nên đã sử dụng được rất nhiều tài liệu của chính quyền các Chúa Nguyễn để lại. Đoạn sau đây nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

      “… Phủ Quảng Ngãi, ở ngoài cửa biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn có núi gọi là cù lao Ré, rộng hơn 30 dặm, trước có phường Tứ Chính, dân cư trồng đậu ra biển bốn canh thì đến; phía ngoài nữa, lại có đảo Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hoá vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi ba ngày đêm thì mới đến, là chỗ gần Bắc Hải”.

      Một đoạn rất dài khác cũng trong Phủ biên tạp lục nhưng cần phải trích dẫn vì nó cung cấp nhiều chi tiết quan trọng liên quan đến cách Chúa Nguyễn tổ chức khai thác hai quần đảo một cách hệ thống:

     … Phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh, ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy. Trên đảo có vô số yến sào; các thứ chim có hàng ngàn, hàng vạn, thấy người thì đậu vòng quanh không tránh. Trên bãi vật lạ rất nhiều. Ốc vân thì có ốc tai voi to như chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc đục, không như ngọc trai, cái vỏ có thể đẽo làm tấm bài được, lại có thể nung vôi xây nhà; có ốc xà cừ, để khảm đồ dùng; lại có ốc hương. Các thứ ốc đều có thể muối và nấu ăn được. Đồi mồi thì rất lớn. Có con hải ba, tục gọi là Trắng bông, giống đồi mồi nhưng nhỏ hơn, vỏ mỏng có thể khảm đồ dùng, trứng bằng đầu ngón tay cái, muối ăn được. Có hải sâm tục gọi là con đột đột, bơi lội ở bến bãi, lấy về dùng vôi sát quan, bỏ ruột phơi khô, lúc ăn thì ngâm nước cua đồng, cạo sạch đi, nấu với tôm và thịt lợn càng tốt.

      Các thuyền ngoại phiên bị bão thường đậu ở đảo này. Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng ba nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hoá vật của tầu, như là gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, vòng sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng tám thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về. Lượm được nhiều ít không nhất định, cũng có khi về người không. Tôi đã xem sổ của cai đội cũ là Thuyên Đức Hầu biên rằng: Năm Nhâm Ngọ lượm được 30 hốt bạc; năm Giáp Thân được 5.100 cân thiếc; năm Ất Dậu được 126 hốt bạc; từ năm Kỷ Sửu đến năm Quý Tỵ năm năm ấy mỗi năm chỉ được mấy tấm đồi mồi, hải ba. Cũng có năm được thiếc khôi, bát sứ và hai khẩu súng đồng mà thôi.

      Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Thứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, tìm lượm vật của tầu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản. Chẳng qua là lấy các thứ hải vật, còn vàng bạc của quý ít khi lấy được”.

     Đoạn này cho thấy việc khai thác hai quần đảo của Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải kéo dài từ thế kỷ XVII sang đến cuối thế kỷ XVIII. Hoạt động của hai đội này được tổ chức có hệ thống, đều đều mỗi năm ra đảo công tác 8 tháng. Các thuỷ thủ do nhà nước tuyển dụng, hưởng bổng lộc của nhà nước, giấy phép và lệnh ra công tác do nhà nước cấp.

     Các bộ sử như Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam nhất thống chí, Hoàng Việt địa dư chí, đều có đoạn ghi các Chúa Nguyễn tổ chức khai thác hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và cả các đảo khác nữa: Đội Thanh Châu phụ trách các đảo ngoài khơi Quy Nhơn lấy tổ chim yến, Đội Hải Môn hoạt động ở các đảo Phú Quý, Đội Hoàng Sa chuyên ra quần đảo Hoàng Sa, sau đó lại tổ chức Đội Bắc Hải thuộc đội Hoàng Sa nhưng phụ trách các đảo xa ở phía Nam trong đó có quần đảo Trường Sa, đảo Côn Lôn và các đảo nằm trong vùng vịnh Thái Lan thuộc chủ quyền của Việt Nam.

     Đặc biệt là bộ Lịch triều hiến chương loại chí: Dư địa chí của Phan Huy Chú (1782 – 1840). Phan Huy Chú và các tác phẩm của ông được Gaspardone nghiên cứu. Bộ sử này viết vào đầu thế kỷ XIX và gồm 49 quyển nằm ở École Fransaise d’Extrême Orient.

      Chủ quyền được tiếp tục hành xử qua thế kỷ XIX, dưới thời nhà Nguyễn (là thời đại kế vị chính quyền các Chúa Nguyễn).

      Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn, Vua Gia Long, đã củng cố thêm quyền lịch sử của Việt Nam bằng cách chính thức chiếm hữu hai quần đảo. Năm 1816, Vua đã ra lệnh cho Đội Hoàng Sa và hải quân của triều đình ra thăm dò, đo thuỷ lộ, và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để biểu tượng cho chủ quyền của Việt Nam. Đoạn sau đây của bộ Việt Nam thực lục chính biên chứng minh điều này:

      “Năm Bính Tý, năm thứ 15 đời Vua Gia Long (1816)

      Ra lệnh cho lực lượng hải quân và đội Hoàng Sa đổ bộ lên quần đảo Hoàng Sa để thanh tra và khám xét thuỷ trình.”

      Sự chiếm hữu hai quần đảo theo lệnh của Vua Gia Long cũng được chứng nhận bởi các tài liệu của phương Tây.

      Bài của M.A. Dubois de Jancigny viết như sau:

      “… Từ hơn 34 năm, Quần đảo Paracel, mang tên là Cát Vàng hay Hoàng Sa, là một giải đảo quanh co của nhiều đảo chìm và nổi, quả là rất đáng sợ cho các nhà hàng hải, đã do những người Nam Kỳ chiếm giữ. Chúng tôi không biết rằng họ có xây dựng cơ sở của mình hay không, nhưng chắc chắn rằng vua Gia Long đã quyết định giữ nơi này cho triều đại mình, vì rằng chính ông đã thấy được rằng tự mình phải đến đấy chiếm lấy và năm 1816 nhà vua đã trịnh trọng cắm ở đây lá cờ của Nam Kỳ”.

       Một bài khác của Jean Baptiste Chaigneau cũng ghi nhận điều trên:

       “Nam Kỳ, mà nhà vua hiện nay là hoàng đế bao gồm bản thân xứ Nam Kỳ, xứ Bắc Kỳ, một phần của Vương quốc Campuchia, một số đảo có người ở không xa bờ biển và quần đảo Paracel gồm những bá đá ngầm, đá nổi không có người ở. Chỉ đến năm 1816 hoàng đế hiện nay mới chiếm lĩnh những đảo ấy.”

       Năm 1833, vua Minh Mệnh cho đặt bia đá trên quần đảo Hoàng Sa và xây chùa. Vua cũng ra lệnh trồng cây và cột trên đảo. Bộ Đại Nam thực lục chính biên, quyển thứ 104, viết như sau:

      “Tháng tám mùa thu năm Quý Tỵ, Minh Mệnh thứ 14 (1833)… Vua bảo Bộ Công rằng: Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một mầu, không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn thường (mắc cạn) bị hại. Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết ngõ hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời”.

      Năm sau, Vua Minh Mệnh ra lệnh cho Đội Hoàng Sa ra đảo lấy kích thước để vẽ bản đồ. Quyển Đại Nam thực lục chính biên (1834), quyển thứ 122 ghi nhận điều này:

      “Năm Giáp Ngọ, thứ 15, đời Minh Mệnh:

       … Vua truyền lệnh cho Đội trưởng Trương Phúc Sĩ và khoảng trên 20 thuỷ thủ ra quần đảo Hoàng Sa để vẽ bản đồ…”.

     Đến năm 1835 thì lệnh xây miếu, dựng bia đá được hoàn tất và được ghi nhận trong quyểnĐại Nam thực lục chính biên, quyển thứ 154:

      Tháng sáu mùa hạ năm Ất Mùi, Minh Mệnh thứ 16 (1835)… Dựng đền thờ thần (ở đảo) Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi. Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía Tây Nam có miếu cổ, có tấm bài khắc 4 chữ: “Vạn Lý Ba Bình” (1). Còn Bạch Sa chu vi 1.070 trượng, tên cũ là Phật Tự Sơn, bờ đông, tây, nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phía bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than Thạch. Năm ngoái vua toan dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, nhưng vì sóng gió không làm được. Đến đây mới sai cai đội thuỷ quân Phạm Văn Nguyên đem lính và Giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách toà miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá; phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong, rồi về.

Đoạn sau đây của cùng bộ sách, cho thấy vua nhà Nguyễn không những quan tâm đến việc khai thác đảo mà còn nhận thức được vị trí chiến lược của hai quần đảo, xem chúng như là lãnh thổ biên phòng của Việt Nam và tổ chức cả một chương trình dài hạn để củng cố biên cương đó – theo Đại Nam thực lục chính biên, quyển thứ 165:

      “Năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mệnh thứ 17 (1836), mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1…

      Bộ Công tâu: Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Trước kia, đã phái vẽ bản đồ mà hình thể nó xa rộng, mới chỉ được một nơi, cũng chưa rõ ràng. Hàng năm, nên phái người đi dò xét cho khắp để thuộc đường biển. Từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, xin phái thuỷ quân và vệ Giám thành đáp một chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Ngãi, bắt hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định thuê 4 chiếc thuyền của dân, hướng dẫn ra đúng xứ Hoàng Sa, không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào; khi thuyền đi đến, cũng xét xem xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi, và nước biển xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, bình dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ. Lại xét ngày khởi hành, từ cửa biển nào ra khơi, nhằm phương hướng nào đi đến xứ ấy, căn cứ vào đường đi, tính ước được bao nhiêu dặm. Lại từ xứ ấy trông vào bờ biển, đối thẳng vào là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, đối chênh chếch là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, cách bờ biển chừng bao nhiêu dặm. Nhất nhất nói rõ, đem về dâng trình”.

    “Vua y lời tâu, phái suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi, chuẩn cho mang theo 10 cái bài gỗ, đến nơi đó dựng làm dấu ghi (mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, mặt bài khắc những chữ “Minh Mệnh thứ 17, năm Bính Thân, thuỷ quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ”.

       Sau đó, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được vẽ trên bản đồ của triều đình Vua Minh Mệnh. Những đoạn trên đây cho thấy chủ quyền lịch sử của Việt Nam đã tiếp tục được hành xử bởi các vua nhà Nguyễn. Đội Hoàng Sa và Bắc Hải được trao thêm nhiều nhiệm vụ: tuần tiễu, đi lấy kích thước đảo để vẽ bản đồ, thăm dò địa hải, vẽ thuỷ trình,… Những Đội này cũng có nhiệm vụ thu thuế những người tạm sống trên đảo.

      Hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải hoạt động cho đến khi Pháp xâm lược Việt Nam. Ít nhất từ thế kỷ XVII (và có thể từ thế kỷ XV hoặc trước nữa), từ thời Chúa Nguyễn, trải qua các triều đại vua nhà Nguyễn, trong 3 thế kỷ,  hai đội này đã có nhiều hoạt động khai thác, quản trị và biên phòng đối với hai quần đảo. Đây là những hoạt động của nhà nước, do nhà nước tổ chức. Những hoạt động này kéo dài suốt 300 năm không có một lời phản đối của Trung Hoa thời đó. Nhà Nguyễn cũng ý thức được trách nhiệm quốc tế của mình từ thời đó và cho trồng cây trên đảo để các thuyền bè khỏi bị đắm và mắc cạn. Rõ ràng đây là những sự hành xử chủ quyền của một quốc gia trên lãnh thổ của mình.

      Như vậy, chủ quyền của Việt Nam được thụ đắc qua hai phương pháp phối hợp nhau: (1) quyền lịch sử bắt nguồn từ sự sử dụng và chiếm hữu lâu đời một lãnh thổ vô chủ dưới thời các Chúa Nguyễn, thế kỷ XVII và XVIII (consolidation par titre historique), và (2) chủ quyền bắt nguồn từ sự chính thức chiếm hữu và hành xử chủ quyền một cách liên tục dưới thời các vua nhà Nguyễn, thế kỷ XIX (prise de possession, occupation et effectivité). Thực ra việc thụ đắc bằng phương pháp (1) cũng đã đủ để tạo chủ quyền cho Việt Nam, và như vậy, Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ thế kỷ XVII. Quyền này lại được củng cố thêm khi các vua nhà Nguyễn chính thức chiếm hữu đảo. Đội Hoàng Sa và Bắc Hải không hiện diện thường xuyên trên đảo vì điều kiện sinh sống ở các đảo không cho phép. Tuy nhiên, lệ án quốc tế đã mềm dẻo đối với những nơi này luật không bắt buộc phải có một sự hiện diện thường xuyên của quốc gia chiếm hữu. Trong vụ án Clipperton, Pháp chỉ cho tàu chiến thanh tra đảo, mà không đặt một cơ quan công quyền nào hiện diện thường xuyên tại đảo. Trọng tài Quốc tế đã cho rằng như vậy cũng đủ để hành xử chủ quyền, vì điều kiện ở đảo không cho phép sống thường xuyên trên đó. Trong trường hợp Việt Nam, mặc dù không ở lại đảo thường xuyên, hai Đội Hoàng Sa và Bắc Hải cũng sống ở đó 8 tháng mỗi năm đến khi gió nồm bắt đầu thổi, tức là mùa bão biển tới, họ mới trở về đất liền 4 tháng, và đến tháng giêng lại trở ra các đảo đóng ỏ đó 8 tháng và hàng năm đều như vậy. Với hoàn cảnh thời đó, thuyền của các quốc gia khác, kể cả thuyển của Trung Hoa đều sợ không dám đến đảo, trong khi Việt Nam cho quân đến đóng ở các đảo 8 tháng mỗi năm. Như vậy, đã vượt tiêu chuẩn ấn định bởi vụ án Clipperton, và quá đủ để xem như Việt Nam đã chiếm hữu hai quần đảo từ thời các Chúa Nguyễn (thế kỷ XVII).

hoangsa truong sa

 Trần Ái Quốc

41 comments on “Những bằng chứng lịch sử khẳng định Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam!

  1. Những bằng chứng lịch sử không thể chối cãi của ông cha ta về chủ quyền của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã khẳng định một lần nữa cho bọn trung quốc và cả thế giới thấy được Hoàng sa ,Trường Sa là của Việt Nam. ngay từ ngày xưa người trung quốc cũng chấp nhận điều đấy mà bây giời có được tí phát triển là bọn chúng lật mặt định cướp nước. Bọn Trung Quốc chúng mày hãy nhìn cho rõ vào để xem còn chối cãi được nữa không?

    • Bằng chứng về chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Trường Sa và Hoàng Sa lúc nào cũng rõ ràng và đầy đủ. Quan trọng là “người bạn hàng xóm” của chúng ta có dám tranh luận công khai với chúng ta hay không thôi

  2. lịch sử đã chứng minh không thể chối cãi được trường sa và Hoàng sa là của Việt nam chúng ta ,bọn Trung quốc và các nước khác đừng có hòng xâm chiếm được dù có phải hy sinh chúng tao sẽ vẫn bảo vệ đến cùng,chúng mày tưởng là 1 nước lớn thích làm gì thì làm ah.

  3. lại phải chứng minh một lần nữa cho bọn ngu dốt thấy rằng Trường sa và Hoàng sa là của Việt nam.bao nhiêu công sức máu thịt của anh cha ta đi trước thì bỏ đi đâu chúng mày nghĩ chúng tao được cái gì,bọn cướp cạn Trung quốc,bọn Trung quốc chúng mày có bao nhiêu đất mà còn chưa đủ ah còn đi dòm ngó xung quanh chứ trước sau thì chúng mày cũng bị sụp đổ mà thôi

  4. nước Việt Nam có đầy đủ chủ quyền về lãnh thổ bất khả xâm phạm của Biển Đông mà chúng ta đã gìn giữ trong quá khứ. Từ thế kỷ XV, các ngư dân Việt Nam đã sống trên hai quần đảo này và khai thác đảo từ lâu đời. Lê Quý Đôn là quan dưới thời nhà Lê, phụ trách vùng Thuận Hoá, Quảng Nam. Ông đã viếtPhủ biên tạp lục vào năm 1776, tại Quảng Nam, nên đã sử dụng được rất nhiều tài liệu của chính quyền các Chúa Nguyễn để lại. Đoạn sau đây nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

  5. Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng sa và Trường Sa là không thể chối cãi được. Trên đây là một số minh chứng để chứng minh cho sự thật không thể chối cãi đó mà thôi. Tôi đã bắt gặp rất nhiều tài kiệu lịch sự chứng minh cho sự thật đó, đặc biệt cách đây không lâu, ở Nha Trang đã trưng mày rất nhiều tài liệu, hiện vật khẳng định chủ quyền xứng đáng của Việt Nam ở hai quần đảo này. Có thể nói những tài liệu đó là minh chứng sắt đá nhất, hùng hồn nhất để Việt Nam chúng ta tự tin mà làm chủ hai quyền đảo Trương Sa và Hoàng Sa.

  6. Là người dân Việt Nam, là người yêu chuộng hào bình, tôi kịch liệt phản đối những hành động sai trái của Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam chúng tôi. Chúng ta là những nước láng giêng, nên đoàn kết lại, mà trước hết là phải tôn trọng lẫn nhau. Hành động của Trung Quốc là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, Việt Nam chúng tôi sẽ không tha thứ cho những hành động đó của các ông nếu các ông không dừng lại.

  7. Lãnh thổ Việt Nam kéo dài và bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, minh chứng lịch sự, tài liệu lịch sự đã thừa nhận và ghi lại điều đó. Ngay đến các triều đại phong kiến xa xưa của Trung Quốc cũng đã thừa nhận điều đó cơ mà. Cho nên cái đường lưỡi bò của Trung Quốc là cái đường xâm lược, cái đường phi lí nhất. NHân dân Việt Nam chúng tôi thà chết chứ không để các ông thích lấy cái gì thì lấy của chúng tôi như thế đâu.

  8. Chủ quyền của Việt Nam đã được lịch sự ghi nhận như thế, cớ sao bọn Trung Quốc kia lại dẫm đạp lên lịch sự như thế chứ. Các ông tham lam nó vừa vừa thôi chứ, ngày xưa đã bao lần đem quân xâm lược đất nước chúng tôi rồi, giờ lại muốn thực hiện tiếp âm mưu đó sao. Lịch sự các người chưa một lần đánh bại được nước Nam chúng tôi, thì mãi mãi các ông cũng không thể đánh được chúng tôi đâu. Mãi mãi các ông không thể dùng đường lưỡi bò để liếm đi chủ quyền của dân tộc chúng tôi đâu.

    • Chủ yếu là tại “người bạn láng giềng” của chúng ta mặt dày, k dám tranh luận bằng chứng công bằng thôi. Toàn lôi vũ lực ra để dọa nạt các quốc gia khác. Chúng ta kiên quyết k để cho mục đích bành trướng của chúng thành hiện thực

  9. Những bằng chứng lịch sử không thể chối cãi của ông cha ta về chủ quyền của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã khẳng định một lần nữa cho bọn trung quốc và cả thế giới thấy được Hoàng sa ,Trường Sa là của Việt Nam. ngay từ ngày xưa người trung quốc cũng chấp nhận điều đấy mà bây giời có được tí phát triển là bọn chúng lật mặt định cướp nước. Bọn Trung Quốc chúng mày hãy nhìn cho rõ vào để xem còn chối cãi được nữa không?

    • Việt Nam luôn luôn có đầy đủ bằng chứng về chủ quyền trên 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nhưng quan trọng là TQ không dám tranh cãi công khai với thế giới mà thôi

  10. Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng sa và Trường Sa là không thể chối cãi được. Trên đây là một số minh chứng để chứng minh cho sự thật không thể chối cãi đó mà thôi. Tôi đã bắt gặp rất nhiều tài kiệu lịch sự chứng minh cho sự thật đó, đặc biệt cách đây không lâu, ở Nha Trang đã trưng mày rất nhiều tài liệu, hiện vật khẳng định chủ quyền xứng đáng của Việt Nam ở hai quần đảo này. Có thể nói những tài liệu đó là minh chứng sắt đá nhất, hùng hồn nhất để Việt Nam chúng ta tự tin mà làm chủ hai quyền đảo Trương Sa và Hoàng Sa.

  11. lại phải chứng minh một lần nữa cho bọn ngu dốt thấy rằng Trường sa và Hoàng sa là của Việt nam.bao nhiêu công sức máu thịt của anh cha ta đi trước thì bỏ đi đâu chúng mày nghĩ chúng tao được cái gì,bọn cướp cạn Trung quốc,bọn Trung quốc chúng mày có bao nhiêu đất mà còn chưa đủ ah còn đi dòm ngó xung quanh chứ trước sau thì chúng mày cũng bị sụp đổ mà thôi

    • Bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa lúc nào cũng đầy đủ và rõ ràng. TQ ỷ là một nước lớn nên muốn dùng vũ lực để đe dọa ta. Nhưng chúng ta kiên quyết không bao giờ chịu khuất phục trước bất kì 1 thế lực xâm lược nào. Lịch sử dựng nước và giữ nước của nước ta đã minh chứng rõ ràng sự mạnh mẽ đó của dân tộc Việt Nam

  12. sẽ còn rất nhiều bằng chứng khác chứng minh hai quần đảo là của Việt Nam. thực tế và sự thực là như vậy nhưng người TQ bất chấp công lí thực hiện việc chiếm đóng trái phép với quần đảo hoàng sa. đó là hành vi của những tên cướp. chúng ta tự tin rằng sẽ có ngày người TQ phải trá giá cho những việc làm của họ đã từng gây ra. công lí luôn ủng hộ việt Nam và sẽ luôn như vậy

  13. chúng ta biết được lịch sử về quần đảo hoàng sa và trường sa đã là của Việt Nam trong những năm khai phá của nhà Nguyễn thậm chí trước đó chúng ta đã có nhiều tài liệu chứng minh chủ quyền với hai quần đảo này. nhiều dòng họ lâu đời trong xã hội cũng đã đưa ra những bằng chứng cho đất nước về chủ quyền hai quần đảo này. đó quả là những đóng góp vô cùng giá trị của nhân dân với xã hội với đất nước. Tranh chấp vẫn đang diễn ra mặc dù chúng ta đều biết sự thật về chủ quyền. người TQ đang thể hiện sự bất tôn trọng lịch sử hay quyền bất khả xâm phạm cũng như luật pháp quốc tế để thực hiện âm mưu cướp đoạt của mình

  14. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Việt Nam luôn luôn có những bằng chứng khẳng định chủ quyền trên 2 quần đảo này tại Biển Đông. Quan trọng là TQ không dám tranh luận công khai, công bằng về chủ quyền 2 quần đảo này mà thôi

  15. Trung Quốc có thể hơn Việt Nam về tiềm lực quân sự cũng như sức mạnh về kinh tế nhưng trung quốc không bao giờ có thể hơn Việt Nam về lòng yêu nước tinh thần đoàn kết và những bằng chứng pháp lí về chủ quyền lãnh thổ trên biển đông. Vậy nên chúng ta không có gì phải sợ hãi trước những hành động của trung quốc mà cần phải có những biện pháp chiến lược để ngăn chặn những hành động của trung quốc. Chúng ta không nên đối đầu với trung quốc về quân sự quốc phòng bởi vì như thế rất có thể xảy ra chiến tranh và hậu quả của nó thì quá lớn. Thế nên cần phải có những cách khác để có thể giải quyết nó cho thật hợp lí đảm bảo được các yêu cầu khác.

  16. Cuộc tranh chấp ở Biển đông sẽ còn kéo dài bởi những lợi ích không thể bỏ qua của vùng biển này. Việt Nam rất cần tranh thủ sự đồng tình của thế giới trong vấn đề chứng minh chủ quyền của mình. Tuy Việt Nam đang có lợi thế về bằng chứng nhưng hành động ngang ngược của Trung Quốc không thể không đề phòng chúng bất chấp.

  17. Bằng chứng chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông đã rõ ràng như ban ngày, Việt Nam cũng được sự đồng tình của cộng đồng thế giới. Nhưng cuộc tranh chấp này vẫn chưa thể kết thúc bởi những hành động bất chấp và ngang ngược của phía Trung QUốc. Chúng ta vẫn cần kiên trì, cố gắng dùng lý lẽ để chiến thắng.

  18. Đã quá rõ chủ quyền vùng biển Đồng là thuộc về Việt Nam, hành động của Trung Quốc là hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế. Nhưng lợi ích của biển Đông là quá lớn khiến Trung QUốc vẫn không dừng lại những hành động ngang ngược ấy, và cả sự nhúng tay của Mỹ vào cuộc tranh chấp. Việt Nam cần cẩn thận khôn khéo trong việc bảo vệ lãnh hải của mình.

  19. Trung Quốc có thể có những lợi thế về quân sự nhưng Trung Quốc lại hoàn toàn không hề có bằng chứng pháp lí về chủ quyền lãnh thổ đối 2 quần đảo này. Thế nên những hành động của Trung Quốc đang rõ ràng là vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và vi phạm luật cũng như công ước của quốc tế. Vậy nên chúng ta hãy quyết tâm đoàn kết để có thể bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta.

  20. Lịch sử đã chứng minh và hiện thực vẫn vậy! Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. TQ có nhiều lợi thế về quân sự, nhân lực và tiền của. Cậy mạnh hiếp yếu nhưng Việt Nam đâu chịu để yên cho TQ muốn làm gì thì làm, trái lại Việt Nam còn cho TQ thấy được những bài học đắt giá cho hành động của mình trong lịch sử. Ngày nay cũng vậy nhân dân Việt Nam quyết giữ vững chủ quyền, niềm tự tôn của dân tộc.

  21. Việt Nam chúng ta có đủ bằng chứng để chứng tỏ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam chúng ta và quốc tế cũng công nhận điều này, nhưng điều khó ở đây khiến cho vấn đề biển Đông vẫn nóng đó là việc Trung Quốc không chịu chấp nhận sự suy xét công bằng của luật pháp quốc tế, và cứ cố giữ nguyên lập trường là của người ta điều này khiến cho không chỉ người dân nước ta mà dư luận thế giới đang lên tiếng rất mạnh mẽ

  22. rõ ràng vấn đề biển Đông nếu xử lý theo luật pháp quốc tế thì quá rõ ràng rồi, nước ta có đủ các bằng chứng lịch sử để chứng minh biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của nước ta, và điều đó được nhiều nhà nghiên cứu sử, nghiên cứu luật pháp trên thế giới công nhận điều đó. Nhưng vấn đề ở đây đó là các nước tranh chấp với ta không chịu ra tòa án quốc tế, họ cố chấp vì họ biết họ sai

  23. bằng chứng và những lý lẽ thì nước ta có đầy đủ để chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của nước ta và dư luận thế giới cũng chấp nhận điều này, vấn đề là trung quốc đã không chấp nhận ra tòa án quốc tế mà vẫn cứ tiếp diễn những hành động ngang ngược trên biển Đông, mà cũng đúng thôi, Trung Quốc là kẻ đi xâm chiếm mà, làm gì có lý lẽ và chứng cứ gì để bảo là của trung quốc chứ. Nên chúng ta cần phải tận dụng dư luận thế giới hơn nữa để áp lực lên trung quốc

  24. Dù chúng ta có tìm ở mọi tài liệu hay những bằng chứng lịch sử thì chúng ta đều có thể thấy được một điều rằng chủ quyền hai quần đảo Hoàng sa và trường sa là của Việt nam.Vậy nên chẳng có lí do gì mà trung quốc hay nước nào khác có thể được phép xâm chiếm cả.Đảng nhà nước và nhân dân việt nam sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

  25. Có rất nhiều bằng chứng cũng như là những chứng cứ lịch sử đều khẳng định chủ quyền của Việt Nam là hai quần đảo Hoàng sa và trường sa.Vậy mà trung quốc lại ngang nhiên nhận vơ chủ quyền đó là của họ.Dù có nói thế nào đi chăng nữa thì cũng không bao giờ có chuyện đó xảy ra cả.Hãy dừng lại và cũng hãy biết thế nào là nhục nhã đi tàu Khựa ạ.

  26. Có rất nhiều bằng chứng chứng minh cho việc Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực thu thập thêm nhiều bằng chứng chứng minh cho chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa đề có thể chống lại được sự lộng ngôn của Trung Quốc về hcur quyền đối với 2 quần đảo này!

  27. Có rất nhiều bằng chứng chứng tỏ cho việc Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Hiện nay, chúng ta đã có rất nhiều những bằng chứng chứng minh cho việc đó. Vậy nên, dù Trung QUốc có làm gì đi nữa, dù Trung Quốc có lộng hành thế nào đi nữa thì những hành động của Trung Quốc cũng không thể nào cãi lại được những bằng chứng hùng hồn về chủ quyền của ta đối với 2 quần đảo này!

  28. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, đó là sự thật không thể chối cãi. Việt Nam đã có trong tay rất nhiều những bằng chứng hùng hồn chứng minh cho chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vậy nên, Trung Quốc dù cho có cố gắng và dùng bao nhiêu thủ đoạn đi nữa để chiếm đảo thì rồi cũng sẽ thất bại mà thôi!

  29. Những bằng chứng này sẽ là một bức tường lớn để dân tôc ta có thể bảo vệ chủ quyền đất nước dựa trên luật quốc tê. Trung Quốc sẽ không dám ra tòa án quốc tế với chúng ta đâu, vì những chứng cứ của chúng ta là có thật và có giá trị lịch sự to lớn, được nhiều nước thừa nhận.

  30. Bằng chứng hùng hồn và thuyết phục nhất là thủ tướng đức merkel tặng cho chủ tịch trung quốc tập cận bình bức bản đồ. Điều này giúp chúng ta không nhỏ trong việc quảng bá việc hoàng sa và trường sa không thuộc lãnh thổ trung quốc ngay khi mà cả thế giới đang bất bình về chính sách của trung quốc trên biển đông. Từ sự kiện philippine kiện trung quốc vừa tuần trước. Sao tôi thấy sướng quá :)))))))

  31. Việc trung quốc có những hành động sai trái đối với vùng lãnh thổ của đất nước của dân tộc ta là không thể nào chấp nhận được bởi vì những hành động đó đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam cũng như công ước quốc tế. Tuy nhiên không phải vì thế mà ta cũng có những hành động sai trái nóng vội được mà cần phải có những biện pháp đấu tranh cho hợp lí hơn để nó thật sự hiệu quả đặc biệt trong xã hội hiện nay không phải lúc nào dùng vũ lực cũng mang lại được hiệu quả được.

  32. Đây là những bằng chứng quan trọng nó sẽ giúp cho việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của đất nước ta của nhân dân ta sẽ ngày càng hiệu quả hơn. Chúng ta rất cần những tư liệu những bằng chứng để đấu tranh dùng luật pháp khi đó các thế lực thù địch không thể nào có thể làm gì được trên lãnh thổ của đất nước ta.

  33. chúng ta có rất nhiều bằng chắc chứng minh cho chủ quyền của chúng ta về 2 quần đảo trường sa và hoàng sa cả lịch sử lẫn hiện tại, lợi thế của chúng ta là đây, chúng ta còn được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế nữa vì vậy tôi nghĩ chúng ta sẽ giữ vững được chủ quyền biển của mình, lấy lại đươc những đảo đã bị TQ chiếm đòi lấy sự công bằng cho các chiến sĩ đã phải hi sinh bảo vệ biển đảo quê hương

  34. Đây là những bằng chứng rất quan trọng và nó sẽ giúp cho những biện pháp đấu tranh của đất nước ta sẽ thêm phần hiệu quả hơn giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta bởi vì hiện này chúng ta đang sử dụng luật pháp để đấu tranh với những hành vi vi phạm đến chủ quyền lãnh thổ. Có thể nói những bằng chứng này nó như những sự khẳng định đanh thép về chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta.

  35. Đây chính là những bằng chứng rất quan trọng nó sẽ giúp cho chúng ta có thêm những điều kiện để khẳng định để đấu tranh trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thông qua biện pháp là dùng luật pháp dùng ngoại giao. Thế nên chúng ta cần phải có thêm nữa những bằng chứng như thế này để củng cố thêm vào những chứng minh của ta về chủ quyền này để mang lại hiệu quả nhất trong việc này.

Gửi phản hồi cho Mạnh Tuấn Hủy trả lời