Nhiệm vụ của báo chí Việt Nam

          Gần đây có nhiều quan điểm phản ánh báo chí Việt Nam đang “hôn mê và hổ thẹn từ tiềm thức đến vô thức”. Vậy quan điểm đúng đắn là như thế nào? Và giải quyết gia sao? Tôi có những quan điểm như sau.

–         Nước ta với quy mô gần hơn 700 tờ báo lớn nhỏ vậy sự quản lý và quy hoạch và quản lý là điều quan trọng, và hơn thế nữa là bảo vệ nó trước những tư tưởng xấu là điều quan trọng. Vì nó là tiếng nói của Quốc gia. Mục đích của báo chí là đúng sự thật cập nhật, thực tiễn và giúp ích cho đời sống nhân dân. Sự quản lý lỏng lẻo của các tờ báo là quan trọng vì khi những nhà viết báo chưa nhận thức được tầm quan trọng của thông tin mình đăng có thể gây ảnh hưởng đến một cá nhân tổ chức nào đó, vậy nên nếu không quản lý việc đăng của các tờ bào vô tình đã làm hại các nhà viết báo và cũng chính tờ báo đó, một phần khác nếu đăng bừa bãi nó sẽ là cơ hội tốt cho các phẩn tử quá khích trọc ngoáy, bôi nhọ nền báo chí trong nước, chúng còn có thể tiếp tay, cung cấp thông tin cho nước ngoài làm hại đến chính sách của Đảng, và vi phạm quyền và lợi ích của nhân dân. Nhiều những vấn đề nóng vừa qua như “Đoàn Văn Vươn”, “báo Thanh Niên suýt bị khởi tố vì mạo phạm Ngân hàng nhà nước qua bài Rửa vàng”… những vấn đề nóng đã bị các đối tượng xấu xuyên tạc, lợi dụng nó để bôi nhọ chính quyền, và lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước.

Capture

–         Hiện nay nhiều tờ báo thường hay đưa những vấn đề như giật gân, cướp, hiếp dâm… nhưng vấn đề đó nóng và cần có những bộ óc sang suốt để chọn lọc thông tin, loại bỏ những tin tức không tốt, tiếp thu kinh nghiệm, giáo dục quản lý con cái chứ không phải là phê phán nó. Xã hội rất nhiều tệ nạn, điều quan trọng nhận là nhận thức của người dân cần suy nghĩ và đánh giá vấn đề đó một cách khách quan, từ đó rút ra những bài học.

–         Vấn đề đất đai là vấn đề nhạy cảm và không phải bất cứ vấn đề nào cũng đưa lên báo. Nó cần được giải quyết ổn thỏa để chấp hành theo chính sách của Đảng và Nhà Nước. Nếu đưa lên thì sẽ làm rạn nứt tình đoàn kết của Đảng, Nhà Nước và Nhân dân.

–         Những trang mạng như: basam, Bauxite Vietnam, Quechoa, Chuacuuthe… luôn muốn nganh hàng như các tờ báo khác, nhưng những thông tin mà các blogst này đăng tải đều là những thông tin khoét sâu vào mẫu thuẫn của quần chúng nhân dân với chính quyền, mà nó không được tháo gỡ, đề ra phương pháp giải quyết. Lúc nào cũng nêu cao khẩu hiệu đa nguyên đa đảng, ủng hộ biểu tình… Những blogger này đều không công khai, thậm chí chúng còn không được một văn bản pháp lý nào công nhận thì lấy đâu mà đòi chuyên nghiệp hóa báo chí, đội ngũ cộng tác viên tăng trưởng, lấy đâu ra mà đòi quyền lợi được như các tờ báo có uy tín trong nước. Những tờ báo trong nước đều được Nhà Nước hỗ trợ tạo điều kiện, còn các blog này nguồn vốn chủ yếu từ nước ngoài, cộng tác viên là các phần tử cơ hội chính trị, chống đối, thù hằn giai cấp, thậm chí là sự chỉ đạo của nước ngoài.

–         Hơn thế nữa báo chí phải tuân theo luật báo chí, đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân, Để phát huy vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, Căn cứ vào Điều 4, Điều 67 và Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một số phương pháp, hướng đi, mục tiêu cho báo chí trong nước.(trích lời nói của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)

Một là, báo chí nước ta cần phát huy truyền thống tốt đẹp của mình, ra sức khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, tiếp tục tuyên truyền có hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương, Nghị quyết của Bộ Chính trị và phản ánh kịp thời việc học tập, nghiên cứu, triển khai ở các cấp, các ngành, địa phương nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận về chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng và toàn xã hội. Đổi mới công tác tuyên truyền và nâng cao hiệu quả việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Tuyên truyền, cổ vũ, động viên mọi người dân và doanh nghiệp trong cả nước thực hiện có kết quả các Nghị quyết của Quốc hội và các chính sách, pháp luật, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, cùng nhau nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước ta.

Tuyên truyền, nhân rộng các phong trào thi đua yêu nước, các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến, những gương người tốt, việc tốt; quảng bá hình ảnh tốt đẹp của đất nước và con người Việt Nam; tăng cường hữu nghị và hợp tác cùng có lợi, cùng phát triển với các nước.

Hai là, báo chí cần thực hiện tốt hơn nữa, chính xác hơn nữa việc phát hiện và phê phán mạnh mẽ tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; góp phần tích cực ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống. Báo chí của chúng ta phải luôn là một lực lượng nòng cốt, quan trọng trong đấu tranh phản bác các quan điểm, các thông tin sai trái, vu khống, xuyên tạc tình hình của đất nước; cũng như những thông tin gây phân tâm, làm phức tạp tình hình và không có lợi cho đất nước.

Ba là, các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp, các Bộ, Ban ngành và các cơ quan Trung ương phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chăm lo xây dựng đội ngũ những người làm báo “vừa hồng, vừa chuyên”; thực hiện nghiêm túc quy định về phát ngôn, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho báo chí; xử lý đúng pháp luật các việc làm sai trái trong hoạt động báo chí. Thực hiện tốt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (số 919/CT-TTg 19/6/2010) về việc Tiếp tục nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam.

Bốn là, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thời cơ thuận lợi và thách thức khó khăn đều lớn, đan xen nhau, đòi hỏi những người làm báo của chúng ta phải luôn tu dưỡng, rèn luyện để không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nhanh nhạy tiếp cận với thông tin mới, công nghệ làm báo mới mà còn phải có phẩm chất tốt đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, nhạy cảm và tỉnh táo trong xử lý thông tin và đưa thông tin. Mọi thông tin trên báo chí phải xuất phát từ cái tâm trong sáng của nhà báo cách mạng Việt Nam, tất cả vì lợi ích của quốc gia dân tộc, vì quyền lợi chính đáng của người dân và phải nhằm tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Năm là, tiếp tục tổ chức thật tốt Giải Báo chí quốc gia. Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa, thu hút ngày càng nhiều những tác phẩm báo chí xuất sắc; có hình thức tôn vinh và động viên khen thưởng kịp thời, xứng đáng đối với những nhà báo trong sáng, kiên định, dũng cảm, sáng tạo, có những tác phẩm tốt cả về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện. Phát huy và nhân rộng ảnh hưởng và giá trị xã hội của Giải Báo chí quốc gia sau 7 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng, khoa học, hiện đại và chuyên nghiệp.

—Kinh Vân Bộ—

53 comments on “Nhiệm vụ của báo chí Việt Nam

  1. Thực tiễn ngày thêm sáng tỏ rằng, ở Việt Nam, đã thực sự có tự do ngôn luận, tự do báo chí trên cơ sở từng nhà báo thực hiện đúng pháp luật, nêu cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người cầm bút trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nếu ai đó cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để công khai chống Đảng, Nhà nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc đều bị xử lý bình đẳng, nghiêm minh bằng hành chính hoặc bằng pháp luật. Điều này là hiển nhiên và không có gì khác biệt so với bất cứ một quốc gia độc lập có chủ quyền nào!

  2. Dù trong bất kỳ xã hội nào thì tự do báo chí chỉ mang tính tương đối, bởi tự do báo chí phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, bị pháp luật điều hành, quản lý và phù hợp điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước. Chúng ta đang phấn đấu xây dựng một nền báo chí tự do, trong đó nhà báo được tự do hành nghề, tự do cống hiến sức sáng tạo của mình để phục vụ công chúng theo đúng lương tâm và trách nhiệm của người làm báo chân chính vì mục đích cao cả của đất nước, của dân tộc. Sự tự do của báo chí không phải là để cho nó sẽ gây ra những tác hại những nguy cơ xấu cho sự phát triển cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân được.

  3. Các thế lực cơ hội, thù địch từng la lối: “Việt Nam đàn áp những người bất đồng chính kiến”. Đây là sự quy chụp, vu cáo trắng trợn, vì trong thực tế, một số người bị ta xử lý về hành chính hoặc pháp luật chính là vì họ đã sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin xuyên tạc, bịa đặt, kích động chống lại Đảng, Nhà nước ta. Cần phải hiểu rõ một điều rằng không thể có “tự do báo chí tuyệt đối.” Tự do sáng tạo trong báo chí trước hết thể hiện ở việc nhà báo phải cung cấp thông tin trung thực, chính xác, phục vụ sự tiến bộ của xã hội, vì lợi ích của đại đa số nhân dân.

Bình luận về bài viết này