Album ảnh

Về bức ảnh của TT Nguyễn Tấn Dũng và cái lũ thối mồm!

Theo thông tin từ trang điện tử Chính Phủ (Chinhphu.vn) thì ngày 14/2/2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường đi tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ được tổ chức tại Sunnylands, bang California, Hoa Kỳ từ ngày 15-16/2/2016. Trước khi thông tin chính thống trên được đăng tải, các trang mạng lề trái như BBC Tiếng Việt cùng một lũ sâu mọt núp bóng danh xưng “dân chủ”, “nhân quyền” đã tung tin hoả mù khi đăng các thông tin nói rằng, “Thủ tướng sắp mãn nhiệm Nguyễn Tấn Dũng sẽ không tham dự Thượng đỉnh Mỹ-Asean vào tuần tới” mà “Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh được cử tham dự hội nghị” thay thế vị trí của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nực cười hơn là khi thông tin chính thức từ trang Chinhphu.vn được đăng tải thì bọn chúng lại quay sang xuyên tạc thông tin khi đưa những nhân vật từ “thiên đường” Mỹ như “một quan chức ngoại giáo cao cấp Mỹ” cùng Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã “tác động”“ảnh hưởng” tới sự quyết định “phút cuối” từ Đảng Cộng Sản Việt Nam!
Bức hình một du học sinh chụp ảnh cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị những trang mạng lề trái cùng những “dân chủ” soi mói với những giọng điệu thổi phồng sự thật (Nguồn: FB báo Du học).
 
Và nay, trên các trang cá nhân và các trang mạng như BBC Tiếng Việt, Việt Tân, VOA Tiếng Việt…đang lu loa bàn tán và thi nhau share (chia sẻ) về bức hình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một du học sinh. Được biết, trang fanpage báo Du học trên facebook là trang mạng xã hội đăng tải bức hình này đầu tiên với lời bình:

“Nguyễn Ngọc Mỹ Anh là con gái cả của Bầu Thụy (Nguyễn Đức Thụy, Ninh Bình) là du học sinh ở Mỹ, vừa có cơ hội được đi ăn tối với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại California, đây là là niềm vinh hạnh lớn để một du học sinh Việt tại Mỹ học tốt hơn!”

Bức hình sẽ không có gì để đưa ra bàn luận nếu như trang BBC Tiếng Việt cùng lũ “rận” nhảy vào soi mói và ra rả lên rằng, đây là bức hình phản cảm vì bạn du học sinh quỳ bên cạnh ghế của ông Thủ tướng”. Nhìn vào bức ảnh không thể không thể nghi vấn, liệu nó có phải là sản phẩm của sự can thiệp của phần mềm chỉnh sửa ảnh hay không? Nhưng, để rộng đường dư luận thì tôi xin bình luận bức hình nhằm phản biện lại miệng lưỡi cay độc, đầy soi mói của những kẻ luôn núp bóng danh xưng “dân chủ”, “nhân quyền” nhưng bản chất là luôn tìm sơ hở liên quan đến cá nhân các vị lãnh đạo cấp cao, các tổ chức chính trị, xã hội hòng chống phá Đảng, Nhà nước và sự bình an của nhân dân VN.
Thứ nhất, trong các hoạt động chính trị hay bất cứ các lĩnh vực nào, trong các chương trình nào, trên cương vị Thủ tướng một quốc gia thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải luôn thể hiện mọi hành động của mình trên cương vị là người đứng đầu Chính phủ. Trong bức hình trên, theo thông tin từ báo Du học thì bức hình chụp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng du học sinh Nguyễn Ngọc Mỹ Anh trong một bữa ăn tối tại California thì trên hết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở cuộc sống đời thường, ông vẫn là một người ông, một người cha, một người bác/chú/cậu…
Thứ hai, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sinh năm 1949, năm nay đã 67 tuổi – độ tuổi bậc ông của du học sinh Nguyễn Ngọc Mỹ Anh thì việc du học sinh này quỳ gối để chụp ảnh cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi Thủ tướng ngồi cũng là lẽ thường tình, hợp với lễ kính trên, nhường dưới từ bao đời nay của dân tộc Việt. Facebooker Phan Van Phuong bức xúc bình luận trước những giọng điệu đầy tính soi mói, thổi phồng sự việc của trang BBC Tiếng Việt cùng các “zân chủ cuội: “Rất bình thường. nếu đi ăn tối mà ngồi đối diện thì phải chụp toàn cảnh bàn ăn. Nếu để cùng chụp ảnh gần gũi thì 1 trong 2 người phải sang phía bên kia bàn. Ông Dũng là người lớn tuổi, một du học sinh chưa đủ thân thiết để đứng sau ôm vai ông ấy như con, quỳ xuống chỉ để chụp gọn trong một bức ảnh là lễ phép với người lớn chứ không phải là quỳ gối trước một thế lực chính trị”.
Thứ ba, nhìn kỹ bức hình thì thấy toát lên một sự bình dị, gần gũi giữa hai nhân vật chính: Một nguyên thủ Quốc gia và sự bày tỏ lòng tôn kính của một thế hệ thanh thiếu niên trẻ có tri thức. Một bức hình hoàn toàn rất tự nhiên, không gượng gạo, mà hoàn toàn thả lỏng, thoải mái, đôi mắt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và du học sinh Nguyễn Ngọc Mỹ Anh đầy vẻ trìu mến, gần gũi. Facer Mi Lô thì bình luận rằng, “Thực ra cái này ko đáng bàn, nếu có nói thì đáng khen cho cô gái vì rất lễ phép và lịch sự, vì gì thì ông Dũng cũng là người hơn tuổi. Người Nhật người Hàn vẫn quỳ đấy có sao đâu”. 
Được biết, du học sinh Nguyễn Ngọc Mỹ Anh là một trong những thành viên rất tích cực trong phong trào du học sinh Việt Nam ở Mỹ nên việc được gặp gỡ, ăn tối thân mật với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là điều dễ giải thích.
Tóm lại, đối với các trang mạng lề trái như BBC Tiếng Việt, Việt Tân, VOA Tiếng Việt…cùng bè lũ các “anh hùng bàn phím” núp bóng danh xưng “dân chủ”, “nhân quyền” thì chỉ cần một sơ hở nhỏ cũng trở thành miếng mồi béo bở cho bọn chúng xuyên tạc, bịa đặt, thổi phồng thông tin hòng hạ thấp uy tín của các vị lãnh đạo cấp cao trong Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân VN. Một bức hình tưởng như đơn thuần là một du học sinh chụp hình cạnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – một người ông của mình đã bị những đối tượng xấu đem ra bàn tán, soi mói, thổi phồng các thông tin sai lệch, bịa đặt.
An Chiến

3 comments on “Về bức ảnh của TT Nguyễn Tấn Dũng và cái lũ thối mồm!

  1. Với khả năng suy diễn của mình thì có gì là bọn rân khốn nạn không thể phun ra được những câu chữ khó nghe. Dù cho cô sinh viên du học Nguyễn Ngọc Mỹ Anh này có đứng hay ngồi chụp ảnh cùng với ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì trong con mắt của bọn chúng tất cả đều là bức ảnh xấu hết.

  2. “Đây là bức hình phản cảm vì “bạn du học sinh quỳ bên cạnh ghế của ông Thủ tướng” – thật là buồn cười, bức ảnh này thì có gì là phản cảm. Chỉ có lối suy nghĩ của bầy đàn rận chủ là quá phản cảm mà thôi.

  3. Chẳng biết bức ảnh là thật hay giả, nhưng nếu là một bức ảnh thật thì đó là một việc hết sức bình thường. Ý nghĩa của việc quỳ xuống thì phải dựa vào hoàn cảnh thực tế thì mới biết được, không nên phán xét bừa. Quan trọng nhất là nhìn ánh mắt, thái độ gần gũi kính trọng của cô bé như một người cha, người bác ruột vậy.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s